Đường cao tốc nghìn tỉ “hà tiện” đèn chiếu sáng
Sau nhiều vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc, có ý kiến cho rằng nguyên nhân là do hệ thống đèn chiếu sáng hay thiết kế dải phân cách chưa đảm bảo…
Tối 7/12, một vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng đã xảy ra trên tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ, làm 2 phụ lái xe khách tử vong tại chỗ, 17 người trên xe khách bị thương. Theo tìm hiểu của PV, nguyên nhân của vụ tai nạn thảm khốc trên một phần là do lái xe chạy ẩu, không làm chủ tốc độ. Tuy nhiên, nhiều lái xe lại cho rằng đoạn đường cao tốc này thiếu hệ thống cao áp chiếu sáng, cộng với thời tiết bất thường hay có mưa lớn, ban đêm hay bị sương mù che khuất nên dễ xảy ra tai nạn.
Một trong nhiều đoạn cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ không có đèn chiếu sáng
Lái xe Trần Văn Tiền (chạy từ Hà Nội – Kon Tum) chia sẻ với PV: “Chạy xe đêm nguy hiểm hơn ban ngày vì tầm nhìn bị thu hẹp, nhất là khi đường thiếu đèn cao áp, rất dễ để xảy ra tai nạn…”. Lái xe Nguyễn Tiến Mạnh (chạy tuyến Hà Tĩnh – Hà Nội) cho biết: “Nhiều đoạn rên tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ không có đèn cao áp, mùa này lại có sương mù nên che khuất tầm nhìn. Do vậy, nhiều thời điểm chúng tôi không thể quan sát hết được mọi thứ xảy ra xung quanh…”.
Trao đổi với PV, Trung tá Trần Minh Thu, Đội trưởng đội Tuần tra kiểm soát giao thông số 7 (phòng 10, cục CSGT – C67 bộ Công an) cho biết: “Từ 6/10 (thời điểm bắt đầu thu phí cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ) đến nay, vụ tai nạn trên địa phận gần cầu Vạn Điểm (Km 200) tối 7/12 gây hậu quả nghiêm trọng nhất. Xe khách vượt phải, đâm vào sau xe tải đỗ bên đường. Mặc dù lực lượng CSGT đã xử phạt hàng trăm lỗi vi phạm dừng đỗ nhưng hiện tượng này vẫn xảy ra. Thêm nữa, vào ban đêm, lượng xe cũng không nhiều nên các lái xe thường chủ quan chạy với tốc độ nhanh…”.
Trái với quan điểm trên, trao đổi với PV, ông Nguyễn Trọng Thảo (Phó Tổng giám đốc kỹ thuật, công ty cổ phần BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ) lý giải: “Hệ thống đèn được công ty thực hiện đúng thiết kế giữ nguyên hiện trạng của đường cũ dọc theo 30km đường được bố trí hơn 230 cột tại các điểm đông dân cư, cho dù công ty có đề nghị tăng số lượng đèn cao áp cũng không được duyệt kinh phí.
Video đang HOT
Từ hệ thống dải phân cách đã được hoàn thiện và bộ GTVT nghiệm thu cho đến hệ thống biển báo cũng được công ty thiết kế, cắm theo đúng quy định, tiêu chuẩn của đường cao tốc (?).
Hệ thống đèn chiếu sáng không ảnh hưởng đến an toàn giao thông, xảy ra tai nạn là do lái xe không chấp hành bởi hệ thống đèn xe thiết kế đi đủ an toàn, ban đêm ánh đèn xe sáng, nếu lái xe chấp hành đúng tốc độ khoảng cách thì tai nạn sẽ giảm đi rất nhiều…”.
Đức Kế
Theo_Người Đưa Tin
Từ mai, thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
; Từ 0h ngày mai, phương tiện lưu thông qua đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ phải đóng phí theo mức quy định của Bộ Tài chính. Mức phí sẽ từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong tháng 9
Thông tin trên đã được ông Nguyễn Trọng Thảo - Giám đốc Công ty BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ xác nhận sau nhiều lần trì hoãn.
Từ 0h ngày 6/10 sẽ chính thức thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ (Ảnh: VOV).
Ông Thảo cho biết, đến nay việc vận hành hệ thống thu phí đã được thực hiện đúng quy trình, đúng yêu cầu theo quy định; hệ thống thiết bị đã được kiểm nghiệm và vận hành tốt, an toàn, không gây ùn tắc hay làm ảnh hưởng đến các phương tiện tham gia giao thông; thao tác thu phí của đội ngũ thu phí đã thuần thục đảm bảo việc thu phí chuẩn, chính xác.
"Bộ GTVT tổ chức nghiệm thu và có quyết định cho phép nhà đầu tư tiến hành công tác thu phí từ 6/10," ông Nguyễn Trọng Thảo khẳng định.
Cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có thời gian thu phí hơn 17 năm, với đơn giá 1.500 đồng/km (tính cho loại xe tiêu chuẩn, dưới 12 chỗ ngồi).
Mức phí sẽ từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ có tổng chiều dài 29km sẽ bố trí hệ thống các trạm thu phí gồm một trạm trên đường cao tốc tại Km188 300; 2 trạm nằm trên đường nhánh tại các nút giao Thường Tín, Vạn Điểm; một trạm nằm trên đường nhánh đi Quốc lộ 1 cũ và trạm dùng chung với Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) tại Km212 200 trên tuyến cao tốc Cầu Giẽ-Ninh Bình.
Đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ áp dụng hình thức thu phí kín, các phương tiện đi vào đường cao tốc phải lấy thẻ (hoặc vé) tại trạm thu phí để xác nhận vị trí bắt đầu sử dụng đường cao tốc. Căn cứ các thẻ (hoặc vé) này tại vị trí trạm thu phí khi ra khỏi đường cao tốc, chủ phương tiện sẽ phải nộp thẻ đầu vào và phí sử dụng đường cao tốc. Số tiền phải nộp tùy thuộc vào từng loại phương tiện, quãng đường thực tế xe chạy qua (km) và đơn giá tương ứng với từng loại phương tiện.
Dự án có tổng mức đầu tư là 6.731 tỷ đồng và được chia thành hai giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 được khởi công từ ngày 29/9/2014 và hoàn thành vào 30/6/2015. Tổng mức đầu tư là 1.974 tỷ đồng, bao gồm cải tạo, nâng cấp yếu tố bình đồ và mặt cắt dọc, kết cấu mặt đường chính tuyến đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe cơ giới, tận dụng đường hiện tại với bề rộng nền đường 25,0m.
Giai đoạn 2, mức đầu tư là 4.757 tỷ đồng, mở rộng thêm 2 làn, xây dựng mở rộng hoàn chỉnh đường cao tốc thành 6 làn xe cơ giới, bề rộng nền đường 33,5m, xây dựng đường gom song hành hai bên với quy mô đường cấp 4 đồng bằng.
Dự kiến, việc giải phóng mặt bằng giai đoạn 2 sẽ thực hiện trong năm 2015-2016 và tổ chức thi công công trình hoàn thành cuối năm 2017 để đến đầu năm 2018 đưa vào khai thác.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
Thu phí cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ trong tháng 9 Trong tháng 9 này người đi qua cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ sẽ phải nộp phí đường bộ theo quy định của Bộ Tài chính. Theo đó, mức phí sẽ từ 10.000-180.000 đồng/vé/lượt, tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện. Ông Nguyễn Trọng Thảo, Phó TGĐ kỹ thuật Công ty cổ phần BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ cho...