Đường cao tốc ‘mù’ quy chuẩn an toàn trong bảo trì
Dù đã có rất nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng, nhưng đến nay các quy định về quản lý khai thác và bảo trì loại hình này mới đang được Bộ GTVT xây dựng.
Ở đầu tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương có tấm bảng lớn quy định rõ làn tốc độ tối đa 100 km/giờ thì tốc độ tối thiểu là 60 km/giờ, làn tốc độ tối đa 80 km/giờ thì tốc độ tối thiểu là 50 km/giờ. Trong khi đó, xe bồn tưới cây chạy từ 15 -20 km/giờ trên làn 100 km/giờ khiến xe khách đâm vào làm 7 người tử vong Ảnh: Hoàng Phương
Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. Tuy nhiên, thông tư này mới chỉ đề cập chung chung đến trách nhiệm của từng bên như chủ đầu tư, ban quản lý trong bảo trì, bảo dưỡng đường bộ mà không đề cập cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong duy tu, bảo dưỡng trên đường cao tốc.
Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết cơ quan này đang gắn camera, bố trí lực lượng để giám sát xử phạt vi phạm giao thông trên các tuyến đường cao tốc: Cầu Giẽ – Ninh Bình, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Thái Nguyên, TP.HCM – Trung Lương và TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây.
Trên thực tế, Quy định khai thác, bảo trì với từng tuyến đường cao tốc hiện nay như TP.HCM – Trung Lương hay Cầu Giẽ – Ninh Bình cũng chỉ quy định người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc “có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông” mà không hề quy định tốc độ của các phương tiện, thiết bị này. Nghị định về quản lý khai thác và bảo trì đường cao tốc tới nay mới chỉ đang được Bộ GTVT xây dựng.
Doanh nghiệp tự quy định
Đại diện một doanh nghiệp (DN) quản lý đường cao tốc cũng cho biết các quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng với đường cao tốc đều chưa rõ về mặt kỹ thuật, chưa đưa ra các quy định chi tiết, ví dụ như xe bồn khi tưới cây trên đường phải đi với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn như thế nào? Bản thân DN của ông cũng phải tự xây dựng quy định riêng để áp cho người lao động trong bảo trì, bảo dưỡng đường. “Chúng tôi cũng rất lo vì ý thức người lao động chưa cao, máy móc thiết bị thì nghèo nàn, chỉ có một cái máy rửa đường, xe quét đường phải thuê…”, ông này cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo đại diện DN này, tại các nước đều có quy định cụ thể như xe quét hút, xe rửa đường trên đường cao tốc phải chạy trên 60 km/giờ trên đường cao tốc, không có tình trạng chạy ì như ở VN. Ngoài ra, có rất nhiều biện pháp áp dụng thay thế xe bồn tưới cây, như bơm nước qua hệ thống vòi tuyến dọc đường. “Nếu Bộ có quy định bắt buộc thực hiện trên đường cao tốc, các phương tiện bảo trì, bảo dưỡng phải đảm bảo tốc độ tối thiểu như thế nào để không gây cản trở giao thông, không gây tai nạn thì các DN bảo dưỡng đường mới được đầu tư các thiết bị tương ứng”, ông này nói.
Cho rằng đây là một vụ tai nạn kinh điển trên đường cao tốc, theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội, trong vụ tai nạn này trách nhiệm trước hết thuộc về người lái xe bồn và DN đã cho phép xe chạy với tốc độ chậm trên làn 100 km/giờ, bởi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường phải chạy đảm bảo tốc độ, không được di chuyển chậm. “Khi bảo trì, bảo dưỡng đường phải có biện pháp đóng đường để đảm bảo an toàn, nếu không đóng đường phải có hệ thống cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để xe khác phát hiện và thực hiện chuyển làn. Trên làn chạy nhanh thì xe sau không thể đoán được tốc độ xe trước là chạy chậm hay đứng yên”, PGS Toản phân tích. Chuyên gia này cũng lo ngại, nếu không có các quy định chặt chẽ hơn về bảo trì, bảo dưỡng trên đường cao tốc thì tai nạn trên đường cao tốc còn có thể xảy ra nhiều nữa và vụ tai nạn nào cũng sẽ thảm khốc do các xe lưu thông tốc độ cao.
Ngoài ra, để công tác cứu thương được đảm bảo, phải có kế hoạch thiết lập hệ thống xe cứu thương có thể đi vào đoạn tuyến nào (chỗ rẽ trên đường cao tốc) để đảm bảo nhanh và hiệu quả nhất.
Phản ứng trước sự cố trên đường cao tốc Các bang tại Mỹ luôn có những đơn vị tuần tra đường cao tốc, nhằm kịp thời hỗ trợ và xử lý những tình huống khẩn cấp trên những tuyến đường này. Chẳng hạn, bang Georgia đang triển khai chương trình Điều phối phản ứng khẩn cấp đường cao tốc (HERO) từ năm 1994 và chuẩn bị cung cấp dịch vụ toàn thời gian 24/7/365. Mục tiêu chính của HERO là tối thiểu hóa tình trạng kẹt xe bằng cách dọn dẹp hiện trường tai nạn và các xe hư hỏng, đồng thời điều phối giao thông tại những đoạn đường gặp sự cố. Còn theo quy định của bang về an toàn giao thông khi có sự cố trên đường cao tốc, như tại New Jersey, một khi nhận được thông báo khẩn cấp, bất kỳ trường hợp nào đơn vị cứu hỏa sẽ lập tức triển khai đến ngay hiện trường và xe cứu hỏa sẽ đóng vai trò che chắn, bảo vệ cho các nhân viên y tế trong lúc cấp cứu nạn nhân. Cùng lúc, xe cứu thương cũng phải đến ngay hiện trường giống như trường hợp của đội cứu hỏa. Đơn vị nào đến nơi đầu tiên sẽ đảm nhiệm vai trò chỉ huy, phân loại sự cố thành 3 loại (nhẹ, vừa, nghiêm trọng) và liên tục cập nhật diễn biến tại chỗ theo tần suất 15 – 30 phút/lần. Các đơn vị cùng phối hợp để thu hẹp phạm vi xảy ra sự cố để có khoảng trống duy trì giao thông.
Theo TNO
Xe siêu trọng 'chui lọt' hàng loạt trạm cân
Chiếc xe siêu trường, siêu trọng không đầy đủ giấy tờ cần thiết nhưng chở một máy biến áp được cho là nặng tới 140 tấn từ Hà Nội vào tới tận Bình Thuận mới bị giữ lại.
Hành trình chiếc xe siêu trọng không đủ giấy tờ cần thiết nhưng vẫn vượt qua hàng loạt trạm cân - Đồ họa: Thái Nguyên
Chiếc xe siêu trọng - Ảnh: CTV
Không những thế, trạm cân cũng "bó tay" trước trọng tải và kích cỡ xe này.
Trạm cân "bó tay" ?
Tôi không tin là xe này không thể vào trạm cân cân được, có thể áp dụng nguyên lý cân từng trục một rồi cộng vào, ngoài ra cũng có thể dùng cân xách tay, đặt vào vị trí một bánh cũng cân được
Ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN
Chiều tối 19.4, Thanh Niên nhận được thông tin chiếc xe "khủng" mang biển số 51C-178.99, kéo rơ moóc biển số 51R-057.97 chở một máy biến áp nặng tới... 140 tấn xuất phát từ một nhà máy sản xuất máy biến thế ở Hà Nội. Xe có hành trình vận chuyển vào đến TP.HCM. Rạng sáng 20.4, Trạm cân di động Bình Thuận đã đón lõng và bắt được chiếc xe tải "siêu trường siêu trọng" này.
Do hàng hóa là một máy biến áp liền khối, chứ không phải hàng rời, nên DN vận tải (Công ty TNHH đầu tư thương mại - dịch vụ xuất nhập khẩu A.Phương - Q.9, TP.HCM) phải "chế" lại hệ thống vỏ xe khiến chiếc xe dài tới 21 m, ngang 3,3 m và có tổng cộng tới 26 bánh xe (10 bánh xe chính và 16 bánh xe của rơ moóc). Khi chiếc xe này tiến qua trạm cân tại xã Hàm Kiệm (H.Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) đã bị lực lượng CSGT phát lệnh dừng xe, yêu cầu tài xế đưa xe vào cân.
Ông Nguyễn Thanh Long, Phó chánh thanh tra - Trạm trưởng trạm cân, cho biết tài xế Đặng Quang Vinh (ngụ Gia Lai) biện minh xe chỉ có tải trọng... 80 tấn, chứ không phải 140 tấn. Tuy nhiên, ông Long khẳng định: "Đích thân tôi kiểm tra, nó có giấy phép được vận chuyển hàng siêu trọng tới 41,7 tấn, hết hạn ngày 8.5.2014. Có điều lạ là khi đến Bình Thuận (từ Hà Nội vào qua rất nhiều trạm cân - PV) chiếc xe này vẫn còn nguyên giấy tờ, chưa từng bị xử phạt lần nào". Như vậy, dù chiếc xe có chở 80 tấn như thông tin tài xế Vinh cung cấp thì vẫn vượt quá mức cho phép, không xuất trình được hồ sơ hàng hóa. Thế nhưng, cách xử lý của lãnh đạo trạm cân, theo lời ông Long, là: "Chúng tôi chỉ giữ lại giấy kiểm định và giấy đăng ký xe. Còn giấy phép siêu trường siêu trọng, bằng lái phải để cho họ đi chứ. Tuy nhiên, tài xế không hề xuất trình được hồ sơ hàng hóa và chỉ nói là chở thuê".
Do chiếc xe quá dài, và có tới 4 trục bánh xe, lại chở cực nặng, trạm cân đã liên hệ với nhà cung cấp thiết bị cân di động để hỏi ý kiến và được khuyên không nên đưa chiếc xe này vào hệ thống cân di động vì có thể sẽ gây hư hỏng thiết bị ngay lập tức. Cuối cùng, trạm chỉ áp dụng xử phạt lỗi chở hàng hóa vượt trên 50% tải trọng, phạt tài xế 6 triệu đồng và chủ xe 6 triệu đồng. Trả lời câu hỏi vì sao không hạ tải chiếc xe trước khi cho đi tiếp, ông Long cho biết do chiếc xe quá to nếu giữ lại sẽ chiếm diện tích bãi dừng của trạm cân. "Thời điểm này, nhiều xe quá tải đã "bắt tay" nhau gây ra tình trạng kẹt xe cục bộ trên QL1 khiến chúng tôi phải giải phóng ngay để đưa xe vào trạm cân. Hơn nữa hàng hóa chỉ là "một cục", nếu hạ tải thì lấy đâu ra cần cẩu siêu nặng hàng trăm tấn để cẩu hàng xuống", ông Long nói.
Theo đại tá Trần Văn Nghĩa - Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Bình Thuận, về nguyên tắc chiếc xe này phải có giấy phép chở hàng hóa siêu trường siêu trọng. Về việc chiếc xe này có thể vượt nhiều trạm cân từ bắc vào nam, đại tá Nghĩa nói: "Có thể do các trạm cân không để ý nên chiếc xe này vượt qua một cách dễ dàng". Chiều 20.4, chiếc xe này đã vào đến địa phận TX.Long Khánh, tỉnh Đồng Nai mà không hề bị lực lượng nào kiểm tra.
"Không xe nào không cân được"
Xe xếp hàng "nằm vạ" Theo quan sát của PV Thanh Niên, kể từ ngày trạm cân di động Bình Thuận đi vào hoạt động (15.4) đến nay, trên QL1 đi qua H.Hàm Thuận Nam (nơi có trạm cân) liên tục có tình trạng xe quá tải né trạm bằng cách "nằm vạ" ven đường gây ra tình trạng kẹt xe cục bộ. Vào ban đêm, khi tình trạng ùn ứ giao thông đến mức nghiêm trọng thì trạm cân lập tức phải ngưng hoạt động để giải phóng QL1. Vì vậy, trong mấy ngày qua, QL1 đoạn này hết sức bát nháo nhưng các cơ quan chức năng của địa phương chưa có giải pháp nào khắc phục.
Trong khi đó, trả lời Thanh Niên, Giám đốc Công ty CP tự động hóa và cơ khí Hanel (công ty thành viên của Công ty TNHH MTV Hanel) Đặng Hữu Đạt khẳng định, trạm cân có khả năng cân được số trục không giới hạn (mỗi trục tải trọng dưới 30 tấn) miễn là kích thước xe trong phạm vi bàn cân. Ông Nguyễn Đức Thắng, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ VN cũng tỏ ra rất ngạc nhiên khi trạm cân không cân được tải trọng xe như trên. "Tôi không tin là xe này không thể vào trạm cân cân được, có thể áp dụng nguyên lý cân từng trục một rồi cộng vào, ngoài ra cũng có thể dùng cân xách tay, đặt vào vị trí một bánh cũng cân được", ông Thắng nói. Lãnh đạo Tổng cục Đường bộ cũng cho rằng, theo thiết kế, trạm cân phải cân được tất cả mọi loại xe lưu thông trên đường, không thể nói xe siêu trường, siêu trọng không cân được.
Ngoài ra, với loại xe siêu trường, siêu trọng vận chuyển hàng nguyên khối không cắt rời được, Tổng cục Đường bộ yêu cầu chủ xe vận tải phải gia cố để tăng cường tải trọng trục xe, có thể tăng trục hoặc tăng số lượng bánh. Xe sau khi gia cố đảm bảo quy định sẽ được cấp giấy phép riêng, mỗi giấy phép chỉ cấp cho một lần vận chuyển hàng. Theo ông Thắng, nếu có giấy phép này thì xe không phải vào trạm cân. Nhưng nếu đúng như phản ánh thì trường hợp xe trên đã sai.
"Khó có chuyện ngẫu nhiên nếu xe vi phạm như thế mà đi từ Hà Nội vào Bình Thuận mới bị phát hiện ra. Dù chưa khẳng định, nhưng không loại trừ khả năng tiêu cực trong xử lý tại các trạm khác trên dọc tuyến. Tình trạng buông lỏng cần phải xử lý. Siết tải trọng xe là cuộc đấu tranh giữa lợi ích nhóm và lợi ích toàn xã hội", ông Thắng nói.
Theo TNO
Sao dám đưa xe tưới cây vào đường cao tốc? Một sĩ quan CSGT có trách nhiệm thường xuyên làm nhiệm vụ trên tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương đã đặt vấn đề như vậy. Khi sửa chữa, đơn vị thi công cứ đổ bừa vật liệu trên đường mà không đặt biển cảnh báo - Ảnh: H.PH Chiều 18.2, vừa nghe chúng tôi hỏi ý kiến về việc xe bồn tưới...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cháy bãi rác, khói đen bao trùm khắp nơi

Cháy, đổ sập hàng trăm mét vuông nhà máy xay xát lúa gạo tại Long An

Khắc phục hậu quả vụ lật xe khách trên đèo Bảo Lộc khiến 4 người thương vong

Cháy bãi rác Gung Ré nguy cơ lan qua rừng thông xung quanh

Vụ chìm tàu cá Nghệ An: 1 thi thể được tìm thấy ở bờ biển Hà Tĩnh

CSGT TP.HCM làm rõ vụ xe máy chạy ngược chiều, chặn đầu ô tô

TP.HCM: Phát hiện nhân viên quán nhậu tử vong trên đường về nhà

Cứu giúp người bị tai nạn, có thể được thưởng 3 triệu đồng

Tài xế ô tô con dừng giữa đường nghi để thách thức xe tải ở Đắk Lắk

Đội cứu hộ Bộ Công an mang flycam, radar sang Myanmar tìm nạn nhân động đất

Bộ Công an Việt Nam đưa người sang hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả động đất

Tài xế ô tô 16 chỗ đánh nhau với người đi đường tại TPHCM
Có thể bạn quan tâm

Chiêm ngưỡng những hình ảnh về nhật thực đầu tiên của năm 2025
Lạ vui
10:42:43 31/03/2025
Sôi động du lịch dịp lễ 30/4-1/5
Du lịch
10:41:42 31/03/2025
Mỹ nhân đang viral khắp Trung Quốc vì U60 mà cứ như mới 20 tuổi
Hậu trường phim
10:38:54 31/03/2025
Chào hè với phong cách thời trang chuẩn xu hướng
Thời trang
10:38:33 31/03/2025
Bài tập tiếng Việt vỏn vẹn 4 từ khiến hàng ngàn người thổn thức
Netizen
10:37:30 31/03/2025
Louis Phạm ngầm xác nhận chia tay bạn trai Việt kiều: "Tình yêu không quan trọng bằng công việc, mọi thứ của mình bây giờ"
Sao thể thao
10:32:18 31/03/2025
Người dân cần chủ động phòng ngừa lừa đảo trên không gian mạng
Pháp luật
09:47:46 31/03/2025
Loài côn trùng bé bằng hạt gạo có độc tính mạnh gấp 12 - 15 lần nọc rắn hổ
Sức khỏe
09:22:21 31/03/2025
Jun Phạm điển trai cùng fan gom gần 200 triệu đồng giúp các em nhỏ mổ tim
Sao việt
09:09:28 31/03/2025
Mỹ nữ phản diện đang hot nhất màn ảnh tố cáo bị dàn dựng tin nhắn hạ bệ, 1 nàng thơ cũng là nạn nhân
Sao châu á
08:58:54 31/03/2025