“Đường cao tốc” dài 800km thời Tần Thủy Hoàng khiến hậu thế phải sửng sốt: Làm bằng đất nhưng sau 2000 năm “không có lấy 1 ngọn cỏ”, rắn chắc như bê tông
Trải qua hơn 2.000 năm lịch sử, bí ẩn xoay quanh con đường cao tốc từ thời Tần Thủy Hoàng vẫn khiến nhiều người không khỏi tò mò.
Sau khi tiêu diệt sáu nước chư hầu, Tần Thủy Hoàng trở thành hoàng đế đầu tiên của Trung Hoa thống nhất và bắt đầu đưa ra những chính sách cải cách trên toàn bộ mọi mặt của đất nước, trong đó có xây dựng đường sá với mục đích thiết lập một mạng lưới đường bộ kết nối toàn quốc gia.
Đường Tần Chí là một trong những công trình lịch sử nổi bật thời đó được Tần Thủy Hoàng xây dựng và xem trọng. Tuyến đường trải dài từ tỉnh Thiểm Tây và Cam Túc đến khu tự trị Nội Mông ở Trung Quốc. Đây chính là tuyến giao thông huyết mạch, đồng thời là con đường cao tốc đầu tiên trong lịch sử của quốc gia này.
Tuyến đường cao tốc đầu tiên của Trung Quốc
Việc xây dựng “con đường cao tốc” này cũng có ý nghĩa to lớn với mục đích ngăn chặn sự xâm nhập của quân Hung Nô, phục vụ cho việc di chuyển của Tần Thủy Hoàng và thuận tiện cho việc hành quân. Theo phân tích của các chuyên gia, với tuyến đường này, chỉ trong vòng một tuần, quân Tần có thể điều động quân đội tới bất kỳ nơi đâu suốt dải trường thành phòng thủ mạn bắc chống giặc.
Xét từ góc độ thời đại, nó có lợi cho việc tăng cường kết nối giữa các tỉnh thành trong nước Tần, đồng thời cũng có lợi cho việc cai trị đất nước và kiểm soát khu vực của vua. Không chỉ mang lại lợi ích ở thời đại của Tần Thủy Hoàng, ở các triều đại sau, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân cũng thuận tiện hơn.
Theo Sohu, tuyến đường này rộng khoảng 20m, phần rộng nhất lên tới 60m. Tại thời điểm đó, để có thể xây dựng một tuyến đường lớn như vậy là điều không hề dễ dàng bởi nhiều nơi phải băng qua rừng núi. Có thể nói công trình này có độ khó vô cùng phức tạp, cần sự đầu tư về công sức lẫn trí tuệ của những người thợ làm đường ngày xưa.
Hiện nay, con đường đất này vẫn còn tồn tại. Tuy nhiên, có một điểm đặc biệt ở con đường này khiến người đời sau phải “đau đầu” đi tìm lời giải đó là, dù đã được xây dựng hơn 2000 năm nhưng nó không hề có cỏ mọc. Điều kỳ lạ này thôi thúc các nhà khảo cổ học vào cuộc để giải mã bí mật ở đằng sau. Họ đã lấy mẫu đất và các dữ liệu liên quan để tiến hành nghiên cứu và phân tích. Cuối cùng, lời giải đáp cũng đã vén màn bí mật ngàn năm.
Video đang HOT
Qua quá trình nghiên cứu, các chuyên gia cho biết, tuyến đường Tần Chí đi qua chủ yếu là những nơi cằn cỗi hoặc là các khu vực sa mạc có tương đối ít nước, vì vậy nhìn chung thực vật sẽ khó phát triển. Bên cạnh đó, ngoài các yếu tố con người và các phương tiện đi lại thì các chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân cho việc thực vật không thể sinh sôi phát triển ở tuyến đường này nằm ở loại đất được sử dụng để làm đường.
Theo truyền thuyết, Tần Thủy Hoàng có yêu cầu rất cao đối với con đường này. Ngoài rộng và bằng phẳng, nó cũng phải đạt tiêu chuẩn không được mềm, nhão hay trở nên lầy lội vào những ngày mưa. Điều này có lẽ liên quan đến hy vọng nhà Tần sẽ được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác và sẽ tồn tại mãi mãi của Tần Thủy Hoàng.
Thời điểm đó chưa có bê tông, đây chắc chắn là một thử thách lớn đối với tay nghề của người thợ. Các chuyên gia cho rằng vào thời cổ đại, những người thợ đã sử dụng một kỹ thuật đặc biệt để thi công phần nền đường. Họ dùng đất được nung qua lửa trước khi đem trộn cùng muối và kiềm, để tạo nên hỗn hợp đặc biệt, cứng và bền như bê tông hiện nay.
Việc nung đất này đã khiến các chất dinh dưỡng hữu cơ bị đốt cháy và mất đi, không còn là môi trường thích hợp cho các thực vật tồn tại và sinh trưởng. Ngoài ra, lớp nền đất của con đường này có độ dày đạt từ 20 đến 30 cm và được nén rất chặt, có thể cách ly độ ẩm và oxy ở mức độ lớn.
Do đó nếu có hạt mầm rơi xuống đường thì cũng khó có thể bén rễ và nảy mầm được. Kết cấu này tương tự như việc làm đường hiện nay, sau khi xây xong đường sẽ có xe lu lăn qua giúp làm phẳng và nén chặt đất, vật liệu. Các cuộc khai quật khảo cổ học hiện đại cũng đã xác nhận điều này.
Thời nhà Tần cách nay hơn 2000 năm, vào thời điểm đó, mọi thứ vẫn còn rất lạc hậu. Trong hoàn cảnh chỉ dựa vào sức người và công cụ thô sơ, những người thợ ở thời đại này đã tạo nên những công trình vĩ đại khiến cả thế giới ngưỡng mộ như đường Tần Chí, Vạn lý trường thành…cho đến nay vẫn bền vững sau hàng nghìn năm. Những công trình này cũng chính là những nhân chứng cho sự tiến bộ không ngừng của nền văn minh Trung Hoa.
5 khám phá khảo cổ đặc biệt gây chấn động toàn cầu năm 2022
2022 là năm mà giới khảo cổ có nhiều phát hiện quan trọng. Những khám phá khảo cổ này giúp các chuyên gia giải mã được nhiều bí mật về cuộc sống của người xưa.
Vào tháng 4/2022, các nhà khảo cổ đã khai quật được tàn tích của một ngôi đền cổ đại thờ thần Zeus tại Tell el-Farma - một khu vực khảo cổ ở phía tây bắc bán đảo Sinai, Ai Cập. Nhờ khám phá khảo cổ này, các chuyên gia phát hiện một trận động đất cổ đại cực mạnh đã phá hủy cổng đền.
Những khối đá granit màu hồng khổng lồ được tìm thấy xung quanh khu đền, cho thấy rằng những người thợ sau này đã sử dụng lại các khối đá của ngôi đền cho các dự án khác, chẳng hạn như các nhà thờ gần đó. Các dòng chữ được tìm thấy trên một số khối đá granit cho thấy rằng Hoàng đế La Mã Hadrian (trị vì năm 117-138 sau Công nguyên) đã cải tạo lại ngôi đền này.
Cũng trong tháng 4/2022, các nhà khảo cổ Thổ Nhĩ Kỳ phát hiện một thành phố khổng lồ dưới lòng đất và tin rằng đây có thể là thành phố ngầm lớn nhất thế giới sau khi khai quật đầy đủ. Thành phố ngầm này được sử dụng liên tục suốt 1.900 năm và có sức chứa khoảng 60.000 - 70.000 người.
Thành phố dưới lòng đất này được gọi là Matiate (nghĩa là "thành phố hang động"), nằm ở thị trấn Midyat, tỉnh Mardin. Các chuyên gia ước tính mới khai quật được 3% tổng diện tích Matiate. Hàng ngày, họ phát hiện thêm những căn phòng, đường hầm, lối đi ẩn cùng nhiều hiện vật quý giá.
Vào ngày 30/5/2022, 250 quan tài bằng gỗ chứa xác ướp, 150 bức tượng đồng và vô số bảo vật như mặt nạ bằng vàng, "Cuốn sách của Người chết" được được trưng bày trong triển lãm Djoser tổ chức tại kim tự tháp Djoser, Ai Cập. Những xác ướp, cổ vật này được khai quật tại Saqqara trong thời gian ngắn trước đó.
Khám phá khảo cổ mới nhất tại Saqqara trong những tháng đầu năm 2022 đánh dấu lần đầu tiên các bức tượng đồng từ thời Hậu Nguyên Ai Cập, có niên đại từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, được phát hiện tại nghĩa địa rộng lớn của kinh đô Memphi. Saqqara là nơi có hơn 10 kim tự tháp, khu chôn cất động vật và các tu viện Chính thống giáo Copt cổ đại. Địa điểm này đã được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào năm 1979.
Vào tháng 6/2022, các chuyên gia phát hiện tàn tích một thành phố cổ 3.400 năm tuổi lộ diện giữa đáy hồ chứa nước Mosul ở Iraq sau khi xảy ra hạn hán nghiêm trọng khiến hồ cạn trơ đáy. Các chuyên gia tin rằng thành phố cổ đó có thể là Zkhiku - một trung tâm lớn của đế chế Mittani phồn thịnh nằm trên bờ sông Tigris giữa năm 1550 trước Công nguyên - 1350 trước Công nguyên. Thành phố Zkhiku từng được nghiên cứu lần đầu vào năm 2018 khi hồ chứa Mosul cạn trơ đáy. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ có khoảng thời gian ít ỏi để khám phá bí mật về thành phố này trước khi mực nước hồ dâng lên.
Trong lần thứ hai thành phố cổ lộ thiên, các chuyên gia đã tìm thấy một pháo đài lớn với những bức tường và ngọn tháp, một khu phức hợp sản xuất cùng một nhà kho nhiều tầng, hơn 100 viên đất sét chưa nung. Họ hy vọng việc nghiên cứu những viên đất sét này sẽ cung cấp một vài manh mối về cuộc sống của những người dân thời Mittani, hay những gì xảy ra vào thời điểm thành phố này suy tàn.
Tháng 8/2022, các nhà khảo cổ thông báo đã phát hiện một quần thể hơn 500 tảng đá đứng tại vùng đất La Torre-La Janera rộng khoảng 600ha ở Huelva, tỉnh cực nam tại biên giới Tây Ban Nha giáp với Bồ Đào Nha, gần sông Guadiana. Đây có thể là một trong những quần thể đá lớn nhất tại châu Âu.
Theo các chuyên gia, nhiều khả năng những tảng đá đứng mới phát hiện đã được dựng lên trong nửa sau của thiên niên kỷ thứ 6 hoặc thứ 5 trước Công nguyên. Do nhiều tảng đá được chôn sâu trong đất và chúng cần được khai quật cẩn thận nên cuộc khai quật có thể phải đến năm 2026 mới hoàn thành.
Sự cố hi hữu biến đường cao tốc thành 'dòng sông sốt cà chua' Sau khi xe tải bị lật làm đổ 150.000 quả cà chua khiến đường cao tốc như biến thành dòng sông sốt cà chua. Vụ tai nạn xe tải không chỉ dẫn đến việc đường cao tốc biến thành dòng sông nước sốt cà chua mà còn khiến 7 phương tiện bị tai nạn vì xe trượt qua quả cà chua. Sự cố...