Đường bộ hỏng không báo cáo sửa chữa sẽ bị xử lý nghiêm
Cục Quản lý đường bộ và các Sở GTVT tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và kịp thời khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường ô tô.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng về công tác kiểm tra, phát hiện và thông tin báo cáo tình trạng hư hỏng, mất an toàn giao thông trên hệ thống đường bộ, Tổng cục Đường bộ Việt Nam (TCĐB) yêu cầu các Cục Quản lý đường bộ và các Sở GTVT tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện và kịp thời khắc phục hư hỏng trên các tuyến đường ô tô.
Cụ thể, các doanh nghiệp bảo trì thực hiện nhiệm vụ quản lý, bảo dưỡng theo đúng quy định của hợp đồng giao nhận thầu và quy định hiện hành. Các chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình vốn Nhà nước, Nhà đầu tư/Doanh nghiệp dự án BOT, PPP và Nhà thầu thi công trên đường bộ đang khai thác sửa chữa, khắc phục các tồn tại trong phạm vi dự án.
Đường bộ hỏng phải được phát hiện và báo cáo kịp thời. (Ảnh: KT)
Các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT chỉ đạo quyết liệt doanh nghiệp thực hiện hợp đồng quản lý bảo dưỡng thường xuyên quốc lộ, các Doanh nghiệp BOT (đối với đường BOT đang khai thác) thực hiện nghiêm chế độ tuần đường hàng ngày trên các tuyến đường được giao.
Các doanh nghiệp thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng, khơi thông nước đọng, vệ sinh mặt đường, bạt lề, xẻ rãnh xương cá thoát nước, nắn chỉnh cọc tiêu, vệ sinh biển báo, cắt cỏ, phát quang tầm nhìn và thực hiện các nhiệm vụ khác đã quy định trong hợp đồng; bảo đảm đường và các công trình trên đường sạch sẽ, an toàn.
Video đang HOT
Cá nhân, đơn vị khi phát hiện các hư hỏng, xuống cấp nặng, các vị trí mất an toàn giao thông, các vị trí ngập nước do thiếu công trình thoát nước và các tồn tại khác cần báo cáo ngay đến Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT, Chi cục, Phòng, Ban có trách nhiệm báo cáo kịp thời bằng tin nhắn vào số điện thoại 0913228315 của Lãnh đạo TCĐB và số điện thoại 0903479808 của Vụ Quản lý bảo trì đường bộ. Ngay sau đó, các Cục, Sở có văn bản gửi Tổng cục. Ngoài ra, các Cục Quản lý đường bộ, Sở GTVT báo cáo khác theo quy định của Bộ GTVT.
Các Nhà đầu tư, Doanh nghiệp dự án BOT, BT và các hình thức PPP khác thực hiện sửa chữa kịp thời các hư hỏng phát sinh trên đường đang khai thác, đường đã nhận bàn giao để nâng cấp, cải tạo, mở rộng; tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý đường bộ.
Các hư hỏng công trình đường bộ, các bất cập ảnh hưởng đến an toàn giao thông phải được Cục trưởng các Cục Quản lý đường bộ, Giám đốc Sở GTVT quy định việc báo cáo trong đơn vị mình, bảo đảm hiệu quả thông tin nhanh chóng, kịp thời nhất.
Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm nhưng không kịp thời phát hiện, không báo cáo và không sửa chữa kịp thời (đối với công tác sửa chữa đã được chấp thuận) ảnh hưởng đến an toàn giao thông và gây bức xúc dư luận sẽ bị xử lý nghiêm.
Theo VOV
"Đuổi chỉ huy trưởng gói thầu số 1 QL1 qua Bình Thuận"
Tại công trường, lãnh đạo Ban QLDA 1 thông báo đã đuổi chỉ huy trưởng của một nhà thầu ra khỏi dự án.
Khoảng 15km dự án mở rộng QL1 qua Bình Thuận đã hoàn thành, thuận lợi cho phương tiện lưu thông.
Sáng 2/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án mở rộng QL1 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tại công trường, lãnh đạo Ban QLDA 1 báo cáo đã đuổi chỉ huy trưởng của một nhà thầu ra khỏi dự án.
Chỉ huy trưởng... ngồi ở nhà
Dự án mở rộng QL1 qua Bình Thuận gồm hai dự án thành phần sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) và BOT. Dự án TPCP có 10 gói thầu, đến nay đã đạt khối lượng hơn 61% tổng giá trị xây lắp.
Tuy vậy, giá trị sản lượng nhìn chung vẫn còn chậm 4,9% so với kế hoạch hoàn thành vào 31/5/2015. Trong đó, gói thầu số 2 do Tổng công ty 319 thực hiện chậm trên 14%. Gói thầu số 1 do Liên danh Công ty TNHH Thi Sơn và Thương mại số 9 thực hiện chậm 9,9%. Gói thầu số 5 do CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc chậm 4,7%. Các gói thầu khác tiến độ đang bám theo từng ngày.
Theo ông Hoàng Đình Phúc, Tổng giám đốc Ban QLDA 1, trong ba gói thầu trên, lo ngại nhất vẫn là gói thầu số 1. Nguyên nhân dẫn đến chậm trễ này là do sự yếu kém trong quá trình tổ chức thi công của nhà thầu.
Báo cáo Thứ trưởng Đông, ông Phúc cho biết, chỉ huy trưởng gói thầu này không hề có mặt ở công trường mà giao cho giám đốc điều hành chỉ huy. Nhưng giám đốc này cũng thiếu năng lực, không đúng chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn non kinh nghiệm, mới ra trường, công nhân thuê mướn thời vụ nên tiến độ không đẩy nhanh được.
"Ban QLDA 1 đã ra thông báo đuổi chỉ huy trưởng gói thầu này, yêu cầu đích thân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty Thương mại 9 phải ra công trường để điều hành, đồng thời tăng cường thêm thiết bị, máy móc, cán bộ kỹ thuật", ông Phúc nói.
60 ngày nước rút
Ông Nguyễn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn hai hộ tại thị trấn Lương Sơn và Phan Rí Thành cam kết bàn giao trước ngày 20/3 nhưng đến nay vẫn còn cản trở. "Sau 15/4 nếu còn cản trở, chúng tôi sẽ cử lực lượng đến bảo vệ nhà thầu thi công", ông Ngọc khẳng định.
Trên công trường, các đơn vị đã huy động lực lượng rất hùng hậu, bao gồm nhiều thiết bị, máy móc hiện đại để thi công. Đoạn qua dự án BOT, hiện gần 15km đã hoàn thiện, lắp dải phân cách, kẻ vạch sơn đường, đảm bảo lưu thông tốt. Ở các gói thầu số 4, 6A, 7, 8 cũng triển khai máy móc rầm rộ.
Ông Hoàng Đình Phúc cho biết, đến nay đã thảm xong 46/73km bê tông nhựa lớp C19. Với lớp nhựa C12.5 mới thảm được 3,34km. Dự án BOT cũng đã thảm được 25/44km lớp C19; 15km lớp C12.5. Đại diện tư vấn giám sát cho hay, tại mỗi trạm trộn đều bố trí cán bộ kỹ thuật để kiểm soát chất lượng nhựa ngay từ gốc. Quá trình thi công bê tông nhựa được giám sát chặt chẽ.
Phía nhà thầu Tuấn Lộc báo cáo đã hợp đồng với đối tác để bổ sung một dây chuyền thi công bê tông nhựa lớp C12.5 trước ngày 5/4. Do thời gian qua tập trung thi công phần nền, trong tháng 4 này sẽ tăng tốc thi công bê tông nhựa, sẽ kịp tiến độ đề ra.
Thị sát trực tiếp tại công trường, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu Ban QLDA 1, các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị để đảm bảo tiến độ như cam kết. "Các gói thầu chậm, phải có kế hoạch bổ sung ngay. Phải có phương án dự phòng để không bị động khi thiết bị hư hỏng. Các nhà thầu tập trung tăng tốc để kịp tiến độ, nhưng phải đảm bảo chất lượng, ATGT, vệ sinh môi trường", Thứ trưởng Đông nói.
Theo Giao Thông Vận Tải
VTV: Không dùng vốn ngân sách nhà nước xây tháp truyền hình Phó Tổng giám đốc VTV khẳng định, sau khi thành lập, công ty cổ phần (hình thành từ vốn của VTV, SCIC và Tập đoàn BRG) sẽ huy động nguồn vốn từ các tổ chức, cá nhân trong, ngoài nước và nguồn vốn tín dụng để thực hiện đầu tư dự án. VTV cho biết, Tháp THVN sẽ là công trình vĩnh cửu,...