Đường biên giới ngộ nghĩnh của các nước: Đường sơn chia đôi tòa nhà, ngồi uống cà phê bên này, “nhón chân” qua đã sang lãnh thổ nước khác
Hãy xem những bức ảnh sau bạn sẽ ngạc nhiên đấy.
Đường biên giới là nơi để phân chia lãnh thổ của 2 quốc gia. Bạn nghĩ thế nào về những đường biên giới đó? Là nơi đầy hàng rào kẽm gai hay là bức tường buồn tẻ? Thật ra thì không phải đường biên giới nào trên thế giới cũng như thế đâu và có rất nhiều quốc gia trên thế giới có những cách rất ngộ nghĩnh để xác định ranh giới giữa 2 quốc gia. Hãy xem những bức ảnh sau bạn sẽ ngạc nhiên đấy.
Bạn thấy con dốc phủ tuyết trắng xa tít tắp kia chứ? (Ảnh: Internet)
Đó chính là biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển đấy bạn ạ. (Ảnh: Internet)
Rời khỏi dãy núi tuyết, vạch trắng trên cây cầu này cũng là đường biên giới của Na Uy và Thụy Điển. (Ảnh: Internet)
Ngã ba sông này chính là nơi phân chia ranh giới của 3 nước Argentina, Paraguay và Brazil đấy bạn ạ. (Ảnh: Internet)
Con đường dài tít tắp kia là biên giới của Mỹ và Canada. (Ảnh: Internet)
Đây cũng là một phần của đường biên giới phân chia ranh giới của Canada và Mỹ. (Ảnh: Internet)
Đây là phòng đọc ở thư viện Haskell. (Ảnh: Internet)
Video đang HOT
Đường kẻ màu đen kia chính là biên giới giữa Mỹ và Canada. Bên phải là Canada còn bên trái là nước Mỹ. (Ảnh: Internet)
Tại Baarle-Nassau – một thị trấn ở miền nam Hà Lan, bạn có thể thấy đường biên giới của Hà Lan và Bỉ chỉ là hàng gạch được sơn dấu thập trắng như thế này. Bên trái là Hà Lan, bên phải là Bỉ. (Ảnh: Internet)
Đường biên giới này đi qua cả một ngôi nhà đấy bạn. Bên phải là Bỉ, bên trái là Hà Lan. (Ảnh: Internet)
Biên giới giữa Đức và Hà Lan được đánh dấu trên sàn của Trung tâm Kinh doanh Rurode bằng một đường kim loại. Mỗi bên đều có hòm thư và điều thú vị là thư gửi từ hòm thư ở nước Đức phải mất 1 tuần mới đến được nước Hà Lan. (Ảnh: Internet)
Biên giới giữa Anh và Scotland dài 96 dặm nằm giữa vịnh Marshall Meadows ở bờ biển phía đông và Solway Firth ở phía tây. Hàng rào trong ảnh là một trong những cách để đánh dấu biên giới giữa hai nước. (Ảnh: Internet)
Chiếc bàn trắng và 3 chiếc ghế kia chính là nơi đánh dấu biên giới của 3 nước Slovakia, Áo và Hungary. (Ảnh: Internet)
Lãnh thổ nước Haiti nằm bên trái còn khu vực cây cối xanh tươi, đẹp mắt ở phía bên phải là Cộng hòa Dominica. (Ảnh: Internet)
Đi zipline chính là cách để bạn đi từ Tây Ban Nha sang Bồ Đào Nha và ngược lại đấy. (Ảnh: Internet)
Biên giới của “tam giác vàng” Myanmar, Lào, Thái Lan. (Ảnh: Internet)
Biên giới giữa Đức và Phần Lan chỉ là con đường nhỏ này mà thôi. (Ảnh: Internet)
Biên giới giữa Phần Lan, Thụy Điển và Na Uy. (Ảnh: Internet)
Biên giới giữa Brazil và Uruguay. (Ảnh: Internet)
(Nguồn: boredpanda, oddstuffmagazine, thejournal)
Theo Helino
Đội tranh hạng ba World Cup có đường biên giới kỳ lạ nhất thế giới: xuyên qua một quán bar
Đường biên giới của Bỉ với Hà Lan là một trong những lằn ranh thực sự khiến người ta phải nhức đầu khi nghĩ đến.
Tưởng tượng của bạn về đường biên giới là như thế nào? Đa phần sẽ nghĩ đến một khu vực được canh phòng cẩn thận, với hàng rào và quân đội 2 nước xung quanh.
Nhưng sự thực thì không phải đường biên giới nào cũng như vậy. Như Bỉ chẳng hạn, quốc gia chuẩn bị tranh giải 3 - 4 tại World Cup 2018 có đường biên giáp với Hà Lan hết sức kỳ lạ. Cụ thể, nó đi xuyên qua một hàng cafe, xuyên qua sân vườn nhà dân, và xuyên qua cả một quán bar. Để rồi khu vực này trở thành một trong những nơi có nếp sống thú vị đến mức chẳng thấy được ở một nơi nào khác.
Baarle - những thị trấn phức tạp nhất thế giới
Hình ảnh dưới đây được chụp từ Google Earth, về một thị trấn nhỏ mang tên Baarle-Nassau của Hà Lan. Một thị trấn tưởng như hết sức bình thường, với khoảng 7000 cư dân sinh sống.
Nhưng không! Nếu phóng to tấm hình, bạn sẽ thấy những đường kẻ màu vàng. Và phần bên trong đường kẻ ấy thực chất lại là địa phận của nước Bỉ, với cái tên Baarle-Hertog.
Cộng đồng này nhỏ thôi, chỉ có 2.300 cư dân sinh sống, nhưng lại khiến cho đường biên của 2 đất nước trở nên cực kỳ phức tạp.
Thị trấn của Bỉ vốn được tạo thành từ 24 lô đất không liền kề nhau. 21 trong số đó được bao quanh bởi đất của người Hà Lan, 3 lô còn lại thì nằm tràn cả lên đường biên giữa 2 nước. Vậy nên mới có chuyện một khu vực mà có đến 2 quy định của 2 nước khác nhau là như vậy.
Nhưng chưa hết đâu! Baarle-Hertog là thị trấn của Bỉ nằm trong đất của người Hà Lan, nhưng bên trong Baarle-Hertog lại có thêm một số vùng đất của Hà Lan nữa. Tất cả đã khiến cho đường biên giới giữa hai đất nước này trở nên phức tạp hơn bao giờ hết.
Câu chuyện chồng chéo này là do một số hiệp ước, thỏa thuận phức tạp thời Trung cổ giữa các công tước xứ Brabant và chủ đất Breda. Nội dung của các thỏa thuận này sau đó được đưa vào hiệp ước quy định biên giới Maastricht năm 1843.
Vùng màu đỏ là của Baarle-Hertog, nhưng bên trong lại có thêm một số vùng vẫn của Hà Lan (màu xanh)
Cùng một quán cafe: ngồi ghế này là Bỉ, ngồi ghế kia là Hà Lan
Quán cafe nằm trên đường biên giới giữa Hà Lan và Bỉ
Do có đường biên phức tạp và chồng chéo, những người sinh sống tại Baarle-Nassau và Baarle-Hertog đã phải làm quen với các quy định và quyền hạn pháp lý khác nhau được phân theo... từng con đường. Tùy vào việc đứng ở đâu mà bạn có thể làm những việc được cho là bất hợp pháp tại Bỉ, nhưng được cho phép ở Hà Lan.
Nhưng điểm thú vị nhất là đường biên giới phức tạp này cũng chạy xuyên qua rất nhiều ngôi nhà. Đôi khi là một góc vườn, có thể là phòng khách, thậm chí xuyên thẳng qua quán cafe và một vài quán bar nữa. Ngồi nhâm nhi ly cafe ở Bỉ, nhưng đổi chỗ một cái là thành một buổi chiều lãng mạn tại Hà Lan là điều có thực tại Baarle-Hertog.
Hiếm khi có đường biên giới nào xiên vẹo như của Bỉ với Hà Lan
Chưa hết đâu! Hai quốc gia có quy định về thời gian hoạt động các nơi công cộng, trong đó Hà Lan yêu cầu đóng cửa sớm hơn. Thế là khách hàng trong các quán bar nằm trên đường biên giới, họ chỉ cần nhấc bàn, đặt qua phía Bỉ là có thể "quẩy tiếp" một cách thoải mái.
Tham khảo: Citylab
Theo Helino
Chàng trai bất ngờ xuất hiện trong lễ tang của chính mình Nam thanh niên khiến người thân phải rụng rời khi bất ngờ xuất hiện trong lễ tang của chính mình. Penayo trở về nhà khi mọi người đang tổ chức lễ tang cho cậu. Sự việc hi hữu xảy ra tại ngôi làng Santa Teresa ở thành phố Amambay, Paraguay. Chàng trai Juan Ramon Alfonso Penayo, 20 tuổi, đã mất tích nhiều ngày...