Đường bay dân sự ra Trường Sa: Cần nhưng…
Việc mở đường bay dân sự ra đảo Trường Sa cần có sự thống nhất giữa Bộ GTVT và Bộ quốc phòng, sau đó trình lên Chính phủ.
Rất cần thiết
Chia sẻ với Đất Việt, ngày 13/2, trước thông tin, Bộ GTVT sẽ lập đề án, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa trong năm 2015, ông Lê Việt Trường – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội cho biết: “Chúng tôi chưa có thông tin về việc này, nhưng đây là việc của cơ quan hành pháp”.
Bên cạnh đó, theo ông Trường, việc mở đường hàng không dân sự ra Trường Sa là cần thiết.
Việc thực hiện, xin ý kiến các cơ quan quản lý, ông Trường cho rằng, trước đây đường băng dành riêng cho quân sự quản lý, còn bây giờ muốn đưa vào sử dụng mục đích dân sự thì thuộc thẩm quyền của chính phủ vì liên quan đến quan hệ đối ngoại.
Chính vì vậy, mở lúc nào, hướng đến mục đích gì thì phải do chính phủ cân nhắc.
Ông Trường chỉ rõ: “Nếu muốn mở sân bay chuyên dụng dân sự thì phải có ý kiến của Bộ quốc phòng, Bộ GTVT xin tham khảo ý kiến Bộ quốc phòng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng đồng ý, thì dựa trên thống nhất giữa hai Bộ, mới trình lên chính phủ phê duyệt, vì có liên quan đến yếu tố đảm bảo đối ngoại”.
Video đang HOT
Theo ông Trường, ngay cả chuyện mở đường bay dân dụng hay không thì cũng nằm trong phạm vi thẩm quyền của Chính phủ. Còn quyền sử dụng đất quốc phòng an ninh do Bộ quốc phòng quản lý.
Việt Nam có thể mở “đường bay dân sự” ra Trường Sa
Hiện nay, đường băng đang sử dụng cho quân sự, bên cạnh đó cũng đã công bố rộng rãi cho thế giới biết, VN dân sự hóa các hoạt động quản lý và khai thác các đảo, cũng như công tác bảo vệ chủ quyền, nhất là lực lượng hải quân, quân đội.
Hơn nữa, là chủ trương dân sự hóa, tăng cường đời sống dân sự ở các đảo, vì thế, mở đường hàng không dân sự ra đảo là phù hợp.
Thậm chí, ông Trường nhấn mạnh: “Việc mở đường bay, còn phải đẩy nhanh, vì đó là việc vô cùng quan trọng, theo công ước của LHQ thì quản lý của một quốc gia được rộng rãi thừa nhận nếu thực hiện quản lý hành chính nhà nước, một cách liên tục thực tế, cho nên phải tăng cường hoạt động dân sự”.
Khó thực hiện
Trong khi đó, cũng chia sẻ với Đất Việt, ông Trần Đình Nhã – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội bày tỏ quan điểm: “Nếu có đường bay dân sự ra Trường Sa chúng tôi hoàn toàn ủng hộ, vì đó là đảo của mình, chúng ta cũng đã tuyên bố chủ quyền, nên hoàn toàn có thể lập đường bay riêng”.
Tuy nhiên, theo ông Nhã, việc thiết lập đường bay dân sự mới có nhiều vấn đề cần giải quyết, thứ nhất, đã xây dựng được sân bay để máy bay, bay đi bay lại được hay chưa, sân bay đã có thể tiếp nhận máy bay chưa? Thứ hai, là đường bay qua biển cũng yêu cầu kỹ thuật lớn, đã đáp ứng được chưa?
Ông Nhã cho hay: “Đảo Trường Sa là chúng ta đã tuyên bố chủ quyền, có người dân sinh sống, có bộ đội thường trú, nếu làm được đường bay thì nó sẽ giống như có sự nối liền với đất liền, cứu nạn, cứu hộ tàu thuyền qua lại, nhất là về công tác cứu nạn, cứu hộ sẽ được đảm bảo”.
Nếu làm được sẽ cho máy bay dân sự qua lại, hoặc cho người ngoài ở đảo vào đất liền, người ở đất liền đi ra đảo, làm như vậy là rất tốt, nhưng vấn đề chúng ta có khả năng làm đường băng tiếp nhận máy bay thế nào. Để làm được cũng còn nhiều việc cần xử lý, chứ không đơn giản.
Theo Đất Việt
Chủ tịch huyện Hoàng Sa phản đối Trung Quốc diễn tập trên đảo Phú Lâm
"Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực".
Trước việc chính quyền tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) ngày 6/1 tuyên bố "thành lập 4 Ban vũ trang nhân dân ở Tam Sa" cũng như việc Trung Quốc tổ chức diễn tập ở đảo Phú Lâm - thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 8/1, ông Võ Công Chánh - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa (TP Đà Nẵng) cho biết: Quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Kể từ ngày 19/1/1974, Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, mọi hành động của Trung Quốc tại quần đảo này đều phi nghĩa, xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và đi ngược lại Luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước quốc tế về Luật Biển.
Ông Võ Công Chánh - Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa - phản đối Trung Quốc diễn tập trên đảo Phú Lâm.
Những hành động đơn phương của Trung Quốc trên quần đảo Hoàng Sa và trên Biển Đông thời gian qua đang đe dọa nghiêm trọng an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không trên Biển Đông và lợi ích trên biển của các quốc gia trên thế giới, đe dọa quan hệ hữu nghị, hòa bình, ổn định, phát triển trong khu vực.
"Chúng tôi phản đối và yêu cầu phía Trung Quốc dừng ngay các hoạt động phi pháp trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cũng như trên Biển Đông để duy trì quan hệ hòa bình, hữu nghị, hợp tác giữa hai nước và trong khu vực", ông Chánh nhấn mạnh.
Khánh Hồng
Theo Dantri
Trung Quốc lắp trái phép 9 bộ điện thoại vệ tinh trên Hoàng Sa Báo Trung Quốc ngày 14/7 đưa tin, nước này đã hoàn thành lắp đặt 9 bộ điện thoại vệ tinh hàng hải và các thiết bị thông tin khác trên các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Báo Hải Nam (hinews.cn) của Trung quốc ngày 14/7 đưa tin: Chính quyền của cái gọi là thành phố Tam Sa mà Trung...