Đường băng số 2 Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh “ì ạch” do thiếu vốn
Theo UBND tỉnh Khánh Hòa, dự án đường cất hạ cánh số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh đã chậm tiến độ hơn 100 ngày do thiếu vốn. Trong khi dự án đường băng số 2 đang thiếu vốn thì việc khai thác hệ thống đường băng hiện tại quá tải, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn do đã xuống cấp…
Đường băng số 1 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn bay
Theo Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, trong vài năm gần đây, tốc độ tăng trưởng hàng không, tần suất khai thác các chuyến bay tăng nhanh. Theo đó, năm 2011 đạt hơn 1 triệu lượt khách; năm 2013 đạt hơn 1,5 triệu lượt khách; năm 2015 đạt 2,7 triệu lượt khách; năm 2016 đạt gần 4,9 triệu lượt khách (tăng hơn 80% so với năm 2015).
Được biết, hiện nay có 16 hãng hàng không đang khai thác các đường bay trong nước và quốc tế đi đến Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh. Cụ thể, các đường bay nội địa kết nối Cam Ranh với: Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng, TP HCM. Các đường bay quốc tế kết nối Cam Ranh với các địa danh: Hồng Kông, Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc, Campuchia.
Theo Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, mặc dù tốc độ tăng trưởng nhanh, tần suất khai thác nhiều nhưng sân bay này hiện chỉ có một đường cất hạ cánh duy nhất được xây dựng từ trước năm 1975. Do đó, hiện nay đường băng duy nhất này đã xuống cấp nghiêm trọng, bề mặt bê tông lão hóa, hư hỏng nền móng, gãy nứt trên diện rộng, tiềm ẩn yếu tố mất an toàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – ông Lê Đức Vinh cho biết, sau khi được Chính phủ đồng thuận về chủ trương, UBND tỉnh Khánh Hòa đã lập, trình thẩm định và phê duyệt đầu tư dự án Đường cất hạ cánh số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh, vào tháng 1/2015.
Đến tháng 3/2015, dự án Đường cất hạ cánh số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh được khởi công, với tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Đây là đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn Cảng hàng không cấp 4E, có quy mô và sức chịu tải đáp ứng khai thác an toàn, hiệu quả các loại máy bay chở khách cỡ lớn như: A320, A321, B737, B767-300, B787, A350-900…
Được biết đến nay, dự án Đường cất hạ cánh số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh mới được bố trí 400 tỷ đồng để thực hiện dự án. Chủ tịch tỉnh Khánh Hòa – ông Lê Đức Vinh, cho biết, trong điều kiện ngân sách địa phương hạn hẹp nên từ năm 2016 đến nay chưa có nguồn vốn để tiếp tục bố trí đầu tư cho dự án và đã chậm tiến độ hơn 100 ngày. Đến ngày 14/2 năm nay, nhà thầu Tổng Công ty Xây dựng Công trình Giao thông 4 đã có văn bản về việc tạm dừng thi công dự án đường băng số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh.
Khu vực hành khách Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh có những thời điểm quá tải vì lượng khách tăng đột biến
Video đang HOT
Trong buổi làm việc với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn công tác vào ngày 28/2, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa – ông Lê Đức Vinh đã đề nghị xem xét, bố trí vốn TƯ hỗ trợ cho dự án là 968 tỷ đồng (50% tổng mức đầu tư) và đề nghị Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước tiếp tục cho tỉnh Khánh Hòa vay vốn tồn ngân Kho bạc Nhà nước 500 tỷ đồng để thực hiện dự án theo cam kết đối phần vốn 50% mà địa phương đối ứng còn thiếu.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, TƯ giữ đúng cam kết hỗ trợ 50% cho dự án đường băng số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh. Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính, Bộ GTVT dùng nguồn dự phòng ngân sách TƯ để giải quyết vào thời điểm thích hợp; đồng ý cho tỉnh Khánh Hòa tạm ứng kho bạc để có vốn thực hiện dự án.
Được biết, dự án Đường băng số 2 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh dự kiến hoàn thành giai đoạn 1 vào tháng 4/2017, hoàn thành toàn bộ vào tháng 3/2018. Sau khi hoàn thành, sẽ nghiên cứu phương án nâng cấp Đường băng số 1 – Cảng Hàng không Quốc tế Cam Ranh.
Viết Hảo
Theo Dantri
Máy bay VNA hạ cánh hụt ở Cam Ranh: Nhiều điểm lạ
Nếu tổ bay có đủ điều kiện để hạ cánh ở sân bay Cam Ranh, nhưng cảng vụ lại không có, thì tại sao không liên hệ trực tiếp với nhau.
Những điểm lạ
Liên quan đến vụ chuyến bay VN1344 của Vietnam Airlines, đáp "hụt" nhiều lần xuống sân bay Cam Ranh (Khánh Hòa) vào sáng 13/12, đại diện Cảng vụ hàng không miền Trung, thông tin ngoài lý do thời tiết, lỗi một phần thuộc về tổ bay và đơn vị khai thác.
Theo đại diện Cảng vụ hàng không miền Trung - Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh, Cục Hàng không quy định trong thời tiết bình thường các máy bay hạ cánh xuống đầu phía bắc giáp biển (đầu 20). Trong thời tiết xấu, phức tạp các máy bay phải hạ cánh xuống phía nam giáp núi (đầu 02).
Tuy nhiên, để được hạ cánh trong thời tiết xấu, các hãng hàng không, phi công và tổ bay phải trải qua đợt kiểm tra trong điều kiện tương tự ở "phòng bay thử" và được Cục Hàng không Việt Nam chấp nhận, đưa vào danh sách "đã đạt".
Và tổ lái của chuyến bay VN1344, chưa qua huấn luyện và đơn vị khai thác chưa đăng ký tổ bay này với Cục Hàng không về việc hạ cánh trong thời tiết xấu.
Chuyến bay số hiệu VN 1344 đã hạ cánh an toàn lúc 10g40 tại sân bay Cam Ranh. Ảnh TTO
Nhưng đại diện hãng bay này lại khẳng định: "Chuyến bay VN1344 từ TP.HCM đi Cam Ranh ngày 13/12 và tổ bay hoàn toàn đủ tiêu chuẩn khai thác theo quy định của nhà chức trách.
Đây là những phi công có kinh nghiệm và đã được huấn luyện đúng quy trình với các bài bay phức tạp hay trong điều kiện thời tiết bất thường. VNA khẳng định nguyên nhân của sự cố là do thời tiết xấu.
Trước thông tin trên, trao đổi với Đất Việt, ngày 15/12, PGS.TS Nguyễn Thiện Tống - Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn kỹ thuật hàng không, Đại học Bách khoa TPHCM cho biết:
"Tổ quản lý điều hành bay tại Cảng hàng không là đơn vị nắm bắt rõ mọi thông tin về các tổ bay, khi biết không đủ tiêu chuẩn, mà thời tiết đang xấu như vậy, thì họ có quyền không cho đáp xuống sân bay, việc làm này là đúng vì mục đích an toàn cho hành khách.
Và tôi thấy việc VNA lên tiếng giải thích rằng tổ bay của mình đủ tiêu chuẩn để đáp xuống sân bay trong thời tiết xấu là khó hiểu. Bởi, nếu VNA có đủ bằng chứng chứng minh tổ bay đủ tiêu chuẩn thì nên gửi ngay cho Cảng vụ hàng không, bên điều hành không lưu, để thay đổi quyết định. Được biết, máy bay bị bay mấy vòng trên không, thời gian cũng đến 10-15 phút không hề ít, lại còn hạ cánh hụt 2 lần.
Nếu khẳng định đủ tiêu chuẩn thì bằng chứng đâu, có gửi đến tổ không lưu hay không, còn bên không lưu họ không có danh sách, có chứng cứ yên tâm tổ lái đủ điều kiện họ không cho đáp xuống là phải. Dù bao biện thế nào thì đó cũng là lỗi của VNA".
Bên cạnh đó, theo ông Tống, về mặt hành chính thì tổ không lưu đúng, nhưng về mặt chuyên môn thì lại không có lý. Bởi vì, phi công lên lái bất kỳ máy bay nào thì cũng phải đủ các điều kiện, kể cả thời tiết xấu cũng phải đáp xuống được, còn chưa có chứng chỉ của Cục hàng không đó là lỗi của VNA.
Phi công sau khi tốt nghiệp họ đã phải đủ điều kiện đối phó với tất cả các hiện tượng thời tiết xấu, nói về mặt chuyên môn phi công nào cũng có. Đặc biệt, với các chuyến bay ra các vùng thường xuyên có thời tiết xấu như Cam Ranh mà VNA vẫn cho lái thì quá quan ngại.
"Chính vì thế, tôi cũng băn khoăn trình độ lái cũng như kinh nghiệm tổ bay của VNA lại kém như vậy, trong khi ở đầu 02 theo tôi được biết được hỗ trợ kỹ thuật tốt hơn, có phải quá lạ lùng hay không, thậm chí chưa có sự nhanh nhạy trong giải quyết tình huống.
Ở đây, tổ điều hành không lưu cũng xử lý tình huống kém, tại sao không liên lạc ngay với VNA để can thiệp, bây giờ có nhiều phương tiện kết nối rất nhanh. Nói gì thì nói việc quay lại rồi đáp chuyến bay khác vô cùng tốn kém, từ nhiên liệu, cho đến thời gian của hành khách", ông Tống cho hay.
Hành khách hoảng hốt
Từ sự việc này, ông Tống đặt ra câu hỏi: "Liệu tổ lái trong chuyến bay đầu tiên có thực sự đủ điều kiện đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất trong điều kiện thời tiết xấu hay không. Nếu thực sự đủ điều kiện như VNA nói, theo đúng quản lý của hàng không dân dụng VN, có giấy chứng nhận đủ điều kiện đáp xuống sân bay Cam Ranh trong thời tiết xấu.
Khi có chứng chỉ mà thông tin không đến trong danh sách của Cam Ranh thì phải xem xét lại. Nghĩa là ở đây vấn đề lớn nhất là thông tin liên lạc, nếu lúc đó không có thì gửi thông tin tức thời để xử lý.
Còn nếu không có thì bản thân VNA phải xem lại vấn đề chất lượng cán bộ, nhân viên của mình, đừng đổ lỗi do thời tiết xấu, vì chặng đường bay đến Cam Ranh tôi biết yêu cầu cũng không phải thấp".
VNA cần xem lại chất lượng
Nhìn nhận vấn đề ở góc độ khác, theo vị chuyên gia trên, đây không phải lần đầu tiên VNA gặp phải các sự cố uy hiếp an toàn như vậy.
Trước đó VNA từng xảy ra nhiều sự cố, như ngày 5/2, chuyến bay VN227 từ Hà Nội - TP HCM, sau 40 phút cất cánh, chiếc máy bay A350 chở 137 hành khách đã gặp sự cố giảm áp ở khoang bay, bung mặt nạ dưỡng khí, phải quay lại sân bay Nội Bài hạ cánh, một tiếp viên bị thương nhẹ.
Ngày 10/1, chuyến bay VN182 có hành trình từ Đà Nẵng ra Hà Nội, chở 131 khách của VNA cũng đã phải đối mặt với tình trạng hỏng thủy lực phanh và phải hạ cánh ưu tiên bằng phanh phụ.
Ngày 8/1, chuyến bay mang số hiệu VN162 của VNA cũng có hành trình từ Đà Nẵng đi Hà Nội đã phải hạ cánh trong tình trạng bất thường, lốp bên trái thuộc hệ thống càng của tàu bay bị "xịt" do có vết thủng.
(Theo Đất Việt)
Không hạ cánh được ở Cam Ranh, máy bay quay về Tân Sơn Nhất Vietnam Airlines khẳng định máy bay không hạ cánh tại sân bay Cam Ranh được do thời tiết xấu, không phải điều hành không lưu không cho hạ cánh vì phi công không đủ tiêu chuẩn. Sân bay Cam Ranh Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa có thông tin báo chí giải thích về việc chuyến bay VN1344 sáng...