Đường băng hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa chiến đấu cơ J-11 ra Biển Đông?

Theo dõi VGT trên

Giới phân tích nhận định khả năng Trung Quốc sẽ điều động lực lượng chiến đấu cơ J-11 ra Biển Đông ngay khi Bắc Kinh hoàn thành xây dựng trái phép các đường băng trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Theo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), việc triển khai các chiến đấu cơ J-11 sẽ giúp Trung Quốc mở rộng phạm vi hoạt động quân sự bên ngoài căn cứ ở thành phố cực nam Tam Á trên đảo Hải Nam. Tuy nhiên, giới chuyên gia quân sự cho rằng khả năng phòng thủ của J-11 sẽ bị hạn chế nhiều mặt bởi chiến đấu cơ này đã lỗi thời so với lực lượng máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ.

Trung Quốc đã bắt đầu sản xuất các chiến đấu cơ J-11 dựa theo mẫu máy bay Su-27 của Liên Xô cũ. Cho tới nay, J-11 vẫn là vũ khí chủ lực của Không quân Trung Quốc với số lượng lên tới hàng trăm chiếc đang hoạt động.

Đường băng hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa chiến đấu cơ J-11 ra Biển Đông? - Hình 1

Chiến đấu cơ J-11 của Không quân Trung Quốc.

Vào ngày 30/6/1990, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã thông qua đề xuất mua 24 chiến đấu cơ Su-27 hiện đại nhất lúc bấy giờ của Liên Xô cũ. Theo chuyên gia quân sự ở Macau, ông Antony Wong Dong, quyết định mua Su-27 được Trung Quốc đưa ra sau 3 sự kiện.

Đầu tiên, Mỹ áp đặt lệnh cấm bán vũ khí Trung Quốc. Thứ hai, tại khu vực Trung Đông, Bắc Kinh đã ghi nhận chiến thắng thần tốc của quân đội Mỹ trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất mà chủ yếu dựa vào sức mạnh không quân vượt trội. Thứ ba, Washington đã đồng ý bán cho Đài Loan 150 chiếc máy bay chiến đấu thế hệ mới nhất F-15, trang bị công nghệ tối tân hơn cả các chiến đấu cơ J-18 II của Trung Quốc.

Thỏa thuận mua bán Su-27 giữa Liên Xô cũ và Trung Quốc còn bao gồm bản hợp đồng trị giá 2,5 tỷ USD cung cấp dây chuyền sản xuất để Bắc Kinh cho ra đời các biến thể của Su-27. Tuy nhiên, thỏa thuận này tưởng chừng tan vỡ khi Liên Xô cũ sụp đổ. Song Tổng thống Liên bang Nga lúc bấy giờ là Boris Yeltsin đã cam kết thực thi thỏa thuận. Quá trình chuyển giao các chiến đấu cơ và dây chuyền sản xuất cho Trung Quốc được bắt đầu từ tháng 2/1991 và kết thúc vào tháng 9/2009.

Theo chuyên gia Wong, sự xuất hiện của S-27 đã giúp lực lượng Không quân Trung Quốc rút ngắn khoảng cách công nghệ với Không lực Đài Loan cũng như giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga thoát cảnh từng gần như phá sản.

Từ những chiến đấu cơ Su-27 mua của Nga, Trung Quốc đã cho ra đời các biến thể J-11 và J-11B do Tập đoàn máy bay Shenyang sản xuất. Được trang bị các loại máy bay trên, Không quân Trung Quốc tỏ ra ngày càng hung hăng.

Điển hình, hồi tháng 8/2014, một chiếc J-11 của Trung Quốc đã tiến sát đầy nguy hiểm và chỉ cách máy bay săn ngầm P-8A Poseidon của Mỹ khoảng 10 m trên không phận cách đảo Hải Nam 220 km về phía đông. Chiếc J-11 còn bay lên phía trước mũi máy bay P-8 và thực hiện màn nhào lộn khoe dàn vũ khí mang theo.

Còn hồi tuần trước, Bắc Kinh đã ngang nhiên tuyên bố chương trình xây dựng trái phép tại 7 khu vực trên Biển Đông “sắp hoàn thành”. Những công trình Trung Quốc đang xây dựng gồm 2 đường băng trong đó có một đường phù hợp với mục đích quân sự. Theo đó, đường băng này được Trung Quốc xây dựng trái phép trên bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, trải dài 3 km và đủ rộng để J-11 hạ cánh.

Video đang HOT

Đường băng hoàn thành, Trung Quốc sẽ đưa chiến đấu cơ J-11 ra Biển Đông? - Hình 2

J-11 của Trung Quốc không đủ sức chống chọi trước các cuộc tấn công từ F-35 của Không quân Mỹ.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn khăng khăng biện minh các cơ sở đang xây dựng trên Biển Đông chủ yếu phục vụ mục đích dân sự và cho phép các nước láng giềng cùng sử dụng. Song, các nước và khu vực có cùng tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông như Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Đài Loan, ngoài ra cả Mỹ đều nhận thức rõ rằng mục đích thực sự của Trung Quốc là xây các căn cứ quân sự mới ngay trên một trong những tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.

Theo SCMP, các thế hệ chiến đấu cơ J-11 có phạm vi hoạt động là 1.500 km và xa hơn khi bình nhiên liệu được tăng kích cỡ. Việc triển khai các J-11 trên bãi Đá Chữ Thập sẽ giúp Không quân Trung Quốc mở rộng hoạt động sang phía nam thêm 1.000 km và đủ điều kiện hoạt động trên tàu sân bay Liêu Ninh. Nói cách khác, J-11 là trợ thủ đắc lực để Trung Quốc hoàn thành mục tiêu phòng thủ từ khu vực bờ biển cho tới các vùng biển mở.

Chuyên gia quân sự David Tsui tại Đại học Sun Yat-sen cho rằng J-11 đủ khả năng giúp Trung Quốc phòng thủ tại 7 hòn đảo mà Bắc Kinh đang xây dựng trái phép trên Biển Đông, song không đủ sức để chống đỡ trước một cuộc tấn công tối tân.

“Đối thủ lớn nhất của Trung Quốc là Mỹ. Washington đã bày tỏ quan điểm ngay lập tức can thiệp vào các tranh chấp chủ quyền trong khu vực nếu quân đội Trung Quốc đưa ra các biện pháp ép buộc hoặc dùng vũ lực để giải quyết vấn đề”, ông Tsui nói.

Chuyên gia Tsui nói thêm: “Các chiến đấu cơ hoạt động trên tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc là J-15 đủ hiện đại để thách thức các máy bay F-18 của Mỹ. Nhưng lực lượng chủ yếu của Không quân Trung Quốc là J -11 và các biến thể lại không đủ sức chống chọi trước F-22 và F-35 của Mỹ”.

Theo Infonet

“Canh bạc Biển Đông” nguy hiểm của Trung Quốc

Giữa lúc Châu Á lo ngại về căng thẳng Trung-Việt liên quan đến giàn khoan 981, Trung Quốc đã có sẵn trong tay một kế hoạch lớn thâu tóm Biển Đông.

Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã kiểm soát trên thực tế bãi cạn Scarborough, vây hãm thủy quân lục chiến Philippines ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas Reef) và gần đây nhất, hạ đặt giàn khoan dầu khổng lồ 981 cách bờ biển Việt Nam có 120 hải lý.

Canh bạc Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc - Hình 1

Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan dầu 981 cách bờ biển Việt Nam có 120 hải lý.

Theo tạp chí The National Interest của Mỹ, trong khi việc triển khai các giàn khoan dầu chắc chắn là động thái gây tranh cãi nhất cho đến nay, diễn biến đáng chú ý nhất lại là việc Trung Quốc khơi luồng lạch, đắp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa trên Biển Đông.

Phân tích hình ảnh vệ tinh, IHS Jane và IHS Maritime của Anh đã phát hiện ra hoạt động nạo vét đắp đảo có hệ thống của Trung Quốc trên khắp quần đảo Trường Sa.

Canh bạc Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc - Hình 2

Hoạt động nạo vét đắp đảo qui mô lớn nhất của Trung Quốc là ở đá Gạc Ma, một bãi đá ngầm mà Trung Quốc đ.ánh chiếm của Việt Nam năm 1988.

Hoạt động nạo vét này không chỉ nhằm khơi luồng lạch cho tàu bè đi qua các rạn san hô, mà còn nhằm đắp đảo nhân tạo để từ đó khuếch trương sức mạnh ở phía nam Biển Đông.

Cho đến nay, hoạt động nạo vét đắp đảo qui mô lớn nhất của Trung Quốc là ở đá Gạc Ma (Johnson South Reef), một bãi đá ngầm mà Trung Quốc đ.ánh chiếm của Việt Nam sau một trận hải chiến đẫm m.áu năm 1988, khiến hơn 70 binh sĩ Việt Nam tử trận. Sau trận chiến đẫm m.áu này, Trung Quốc đã xây dựng một công trình kiên cố ở đá Gạc Ma, thiết lập một cơ sở đồn trú và thông tin liên lạc.

Trên thực tế, Trung Quốc đang thiếu một cái gì đó mà tất cả các bên tranh chấp khác trong quần đảo Trường Sa đều có và đó là một hòn đảo có đường băng cho máy bay hạ, cất cánh. Đài Loan có đảo Ba Bình, Việt Nam có đảo Trường Sa thân, Malaysia có Sparrow Reef và Philippines có đảo Thị Tứ.

Nếu tin vào hình ảnh máy tính của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC), hòn đảo mới ở đá Gạc Ma sẽ có một đường băng sân bay, các nhà chứa máy bay phản lực, một cảng biển có cầu cảng, máy phát điện bằng sức gió và nhiều nhà kính để trồng trọt.

Canh bạc Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc - Hình 3

Hình ảnh máy tính "đảo" Gạc Ma của Viện nghiên cứu & Thiết kế số 9 trực thuộc Tổng công ty đóng tàu nhà nước Trung Quốc (CSSC).

Điều này khiến người ta liên tưởng đến đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm của Việt Nam hồi giữa những năm 1950. Trung Quốc đã phát triển đảo này thành một căn cứ không quân-hải quân và chính từ đó, Trung Quốc có thể triển khai sức mạnh tiến vào Biển Đông. Đảo này có một đường băng dài 2.700 mét (khai trương vào năm 1990) và có 4 nhà chứa máy bay dành cho chiến đấu cơ phản lực cùng với một kho lưu trữ nhiên liệu. Quân đội Trung Quốc cũng đã xây dựng 3 quân cảng ở quần đảo Hoàng Sa.

Canh bạc Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc - Hình 4

Trung Quốc xây dựng sân bay, quân cảng ở đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa) mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam hồi giữa những năm 1950.

"Đảo nhân tạo" đá Gạc Ma cũng có chức năng tương tự. Căn cứ vào lực lượng của Không quân và Hải quân Trung Quốc, sân bay trên đá Gạc Ma có thể chứa các loại chiến đấu cơ J-11 (có nguồn gốc từ Su-27) và J-16 (có nguồn gốc từ Su-30MKK2). Cả hai loại chiến đấu cơ này đều có bán kính hoạt động ít nhất 1.600 km.

Sân bay trên "đảo nhân tạo" Gạc Ma dự kiến cũng sẽ chứa được máy bay tuần tra biển được cải tiến từ máy bay vận tải Thiểm Tây Y-8. Một phát triển đáng chú ý nữa là loại thủy phi cơ JL-600. Sau khi trải qua các đợt thử nghiệm trong 2 năm 2013 và 2014, thủy phi cơ JL-600 sẽ giúp cho quân đội Trung Quốc linh hoạt hơn trong các hoạt động ở Biển Đông.

Trong khi đó, Đài Loan đã xây dựng một đường băng trên đảo Ba Bình từ năm 2006 và hiện đang nâng cấp các cơ sở hải quân ở đảo này. Về phần mình, Philippines cũng công bố kế hoạch nâng cấp đường băng và bến cảng trên đảo Thị Tứ, mặc dù nguồn lực vẫn là một vấn đề lớn đối với Manila. Chỉ có điều, không bên nào thay đổi hiện trạng "biến không thành có" như Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa.

Canh bạc Biển Đông nguy hiểm của Trung Quốc - Hình 5

Chiến đấu cơ J-11 có bán kính hoạt động ít nhất 1.600 km.

Trung Quốc khẳng định Biển Đông là "lợi ích cốt lõi" và lẳng lặng tiến hành thay đổi nguyên trạng ở bên trong cái gọi là "đường chín đoạn" phi lý này. Trung Quốc luôn đổ lỗi cho các bên tranh chấp khác có hành động khiêu khích và buộc Bắc Kinh phải phản ứng. Trong khi đó, tầm quan trọng chiến lược của các tuyến hàng hải trên Biển Đông (trên 80% nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc đi qua Biển Đông) chính là mệnh lệnh chính trị khiến Trung Quốc ráo riết thâu tóm vùng biển này.

Trong tháng 7/2014, Tiến sĩ Alessio Patalano của King College, London, nhận định rằng Trung Quốc đang thực thi "quyền lực lục địa" đối với Biển Đông và tập trung vào kiểm soát không gian. Điều này trái ngược hẳn với các quốc gia hàng hải khác như Mỹ và Vương quốc Anh, các nước muốn thiết lập các tiêu chuẩn quốc tế cho mục đích sử dụng các vùng biển mà họ đã chiếm ưu thế trong thế kỷ qua.

Tiến sĩ Patalano cho rằng đối với Trung Quốc, "biển là một khu vực cần phải được đặt dưới sự kiểm soát của nhà nước", trong khi các cường quốc biển khác lại cho rằng "không gian hàng hải là của chung" và các quốc gia chỉ có thể "kiểm soát một cách hạn chế ".

Tại Biển Đông, sự khác biệt về nhận thức đó có thể buộc Mỹ phải rời bỏ chủ trương "không can thiệp" vào các tranh chấp chủ quyền mà Washington đã theo đuổi nhiều năm qua.

MINH ĐỨC

Theo_Đời Sống Pháp Luật

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tiêu điểm

    Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
    14:38:18 01/07/2024
    Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
    20:20:26 02/07/2024
    Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
    19:41:08 02/07/2024
    Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
    16:32:38 02/07/2024
    Gần 2.000 hộ gia đình sơ tán do nước sông dâng cao tại miền Bắc Myanmar
    05:57:06 02/07/2024
    Bầu cử Quốc hội Pháp: Đảng Tập hợp Quốc gia giành ưu thế lớn tại vòng 1
    15:04:17 01/07/2024
    Lực lượng Nga tấn công hai thành phố lớn nhất Ukraine
    16:50:55 01/07/2024
    Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa
    16:56:16 02/07/2024

    Tin đang nóng

    Đệ nhất mỹ nhân là "ngoại lệ" của showbiz xuống sắc đáng tiếc sau 20 năm, U60 sống cô độc với 25.000 tỷ
    07:00:06 03/07/2024
    Diễn viên đình đám tranh chấp gần 6 tỷ với chồng cũ, còn bị xúc phạm "cô đi mà sinh con với người khác"
    06:55:47 03/07/2024
    Trạm cứu hộ trái tim - Tập 50: An Nhiên hôn mê vì cứu bé Kitty, mọi hận thù hóa giải
    07:16:44 03/07/2024
    Nàng thơ Đông Cung chỉ đóng cameo vẫn gây sốt MXH, tất cả là nhờ tạo hình độc lạ nhất sự nghiệp
    06:19:07 03/07/2024
    Độc quyền: Tóm gọn sao nam Vbiz gây chấn động vì đấu tố với đồng nghiệp, thần sắc hậu ồn ào ra sao?
    07:03:08 03/07/2024
    Hình ảnh nhạy cảm bị phát tán tràn lan, nữ TikToker bức xúc cầu cứu
    06:18:21 03/07/2024
    "Chồng quốc dân" Hàn Quốc lột xác ngỡ ngàng ở phim mới, phản diện đẹp trai nhất 2024 là đây?
    06:33:18 03/07/2024
    Trạm Cứu Hộ Trái Tim tập 50: An Nhiên gặp "quả báo" nhưng phản ứng của khán giả mới bất ngờ
    06:32:45 03/07/2024

    Tin mới nhất

    Ukraine chế tạo vũ khí để kiểm soát Biển Đen như thế nào?

    07:00:42 03/07/2024
    Những gì Ukraine đã làm là tìm ra những loại vũ khí nhỏ rẻ t.iền, dễ sản xuất và hiệu quả, theo một cách nào đó, có thể làm giảm lợi thế đó của Nga, lợi thế về quy mô nhờ chi phí rẻ, nhanh, linh hoạt, dễ sử dụng và hiệu quả.

    Nga sẽ đình chỉ tham gia Hội đồng Nghị viện OSCE

    06:58:50 03/07/2024
    Nga cho rằng không có ý nghĩa gì khi nước này làm việc trong một tổ chức không còn là nền tảng để cân bằng và hài hòa giữa các bên.

    Chuyên gia Nga đ.ánh giá về phán quyết quyền miễn trừ với ông Trump

    06:57:08 03/07/2024
    Dưới đây là những nhận định về ý nghĩa với ông Trump từ quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ liên quan đến quyền miễn trừ với tổng thống.

    250.000 người tại Gaza chịu tác động do lệnh sơ tán mới của Israel

    06:42:46 03/07/2024
    Cùng ngày, sau lệnh sơ tán nói trên, lực lượng Israel đã tiến hành các cuộc không kích tại phía Nam Gaza và giao tran với các tay s.úng của nhóm Hồi giáo vũ trang Jihad.

    Israel từ chối đề nghị hỗ trợ của Ukraine trong ứng phó với UAV

    06:41:02 03/07/2024
    Ukraine đã lên kế hoạch mời các chuyên gia Israel nghiên cứu UAV và thử nghiệm hệ thống chống UAV để đổi lấy các công nghệ tiên tiến mà Israel dường như không muốn cung cấp.

    Nga cảnh báo Israel về việc chuyển tên lửa Patriot cho Ukraine

    06:37:49 03/07/2024
    Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng việc đưa vũ khí nước ngoài tới Ukraine sẽ không ngăn cản Moskva đạt được các mục tiêu quân sự của mình mà chỉ kéo dài cuộc giao tranh và làm tăng nguy cơ đối đầu trực tiếp giữa Nga và NATO.

    Lo bài học Ukraine, Estonia tăng cường năng lực quân sự

    05:42:48 03/07/2024
    Quốc gia vùng Baltic thành viên EU đang tăng cường khả năng quân sự của mình, trong khi NATO cũng tăng cường hiện diện ở khu vực này.

    Điện thoại di động bắt đầu hết thời vì cuộc cách mạng AI?

    05:41:25 03/07/2024
    Thời đại mà con người thường xuyên cúi mặt xuống chiếc điện thoại, thời hai ngón tay cái di chuyển với tốc độ ánh sáng trên màn hình smartphone đang dần kết thúc.

    Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

    21:31:32 02/07/2024
    Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

    Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

    21:07:23 02/07/2024
    Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

    Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

    21:00:55 02/07/2024
    Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

    Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

    20:26:14 02/07/2024
    Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

    Có thể bạn quan tâm

    Cây cảnh phú quý, phát lộc, lá đẹp hơn hoa, quanh năm tươi tốt, trồng trong nhà thịnh vượng quanh năm

    Trắc nghiệm

    08:16:26 03/07/2024
    Những cây cảnh thường xanh này tuy là anh chị em cùng một nhà nhưng mỗi cây mỗi vẻ, tươi đẹp, sặc sỡ, có ý nghĩa cực thịnh trong phong thủy.

    Có nên cưới cô gái có khi kiếm 100 triệu đồng/tháng nhưng việc không ổn định?

    Góc tâm tình

    08:15:21 03/07/2024
    Bạn gái tôi thu nhập cao, có lúc tới 100 triệu đồng/tháng nhưng công việc không ổn định, lại làm ngày cày đêm, khiến tôi lo nếu cưới thì con cái sẽ khổ.

    Mình yêu nhau, bình yên thôi - Tập 87: Đức Anh - Hân rút đơn ly hôn sau đêm mặn nồng

    Phim việt

    08:13:03 03/07/2024
    Sau một đêm mặn nồng, Hân (Việt Hoa) thức dậy đầy hốt hoảng vì thấy mình với Đức Anh (Thanh Sơn) đã qua đêm cùng nhau.

    Anh Tú gây bàn tán khi mặc corset

    Phong cách sao

    08:04:32 03/07/2024
    Lần đầu diện corset phối ren tôn đường cong hình thể, nam chính Gặp lại chị bầu được nhận xét nữ tính, song cũng phá cách và cân bằng được vẻ nam tính khi tạo dáng khoe cơ bắp.

    Chùm ảnh: Thủ môn cứu thua không tưởng, Thổ Nhĩ Kỳ vào tứ kết EURO 2024

    Sao thể thao

    07:53:10 03/07/2024
    Merih Demiral lập cú đúp, còn thủ thành Mert Gunok cứu thua khó tin, góp phần giúp Thổ Nhĩ Kỳ thắng Áo 2-1 ở trận cuối vòng 1/8 EURO 2024.

    Lộ diện video gameplay 4K đầu tiên của Black Myth: Wukong

    Mọt game

    07:49:57 03/07/2024
    Tuy nhiên, những điểm trừ nho nhỏ này không làm giảm đi sự hấp dẫn của Black Myth: Wukong. Với những gì đã thể hiện, tựa game hứa hẹn sẽ là một siêu phẩm ARPG đáng mong chờ trong năm 2024.

    Bệnh tim mạch cần sử dụng trà như thế nào?

    Sức khỏe

    07:18:41 03/07/2024
    Bên cạnh đó, trà cũng có thể giúp giảm cân, giảm nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Đồng thời, trà cung cấp Flavonoid chính trong chế độ ăn uống hằng ngày.

    Tùng Dương nói về những phát ngôn gây tranh cãi: "Bây giờ, tôi chắc chắn không phát ngôn như thế"

    Sao việt

    06:51:44 03/07/2024
    Bây giờ nhìn lại, tôi thấy mình cũng có những phát ngôn hơi quá. Đến bây giờ, chắc chắn tôi sẽ không bao giờ phát ngôn như thế - Tùng Dương nói.

    Lộ diện trang phục dạ hội chính thức của Lydie Vũ tại bán kết Miss Supranational 2024

    Thời trang

    06:25:01 03/07/2024
    Trong đêm bán kết Miss Supranational 2024, Lydie Vũ sẽ diện thiết kế Butterfly gown (áo choàng bướm) của NTK Nguyễn Minh Tuấn. Chiếc váy được lấy cảm hứng từ chính hành trình thoát kén , vượt khỏi vùng an toàn của Lydie để đến với hành ...

    Lần thứ 3 ghi nhận trăn cầu vồng Brazil sinh sản đơn tính

    Lạ vui

    06:21:31 03/07/2024
    Con trăn cầu vồng Brazil có tên là Ronaldo, sống trong một vườn thú thuộc đại học City of Portsmouth, Anh, gây bất ngờ cho các nhân viên chăm sóc khi cho ra đời 14 con trăn con.

    Tuyệt chiêu làm bánh chuối vàng ươm, vỏ giòn rụm bên trong mềm ngọt nhìn mà ứa nước miếng

    Ẩm thực

    06:21:15 03/07/2024
    Để có được những chiếc bánh chuối rán siêu dài, giòn ngon, vàng ươm đẹp mắt như ngoài hàng cũng cần có bí quyết.