Đường ai nấy đi
Không đầy 3 ngày sau khi được nhất trí, kế hoạch 17 điểm của Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker về vấn đề người tị nạn đã có nguy cơ phá sản trước khi được triển khai.
Người tị nạn trong một khu trại ở biên giới Hy Lạp – Macedonia – Ảnh: AFP
Kế hoạch trên được đưa ra trong hội nghị giữa một số thành viên EU với 3 nước ngoài khối là Albania, Serbia và Macedonia nhằm đối phó dòng người tị nạn đổ vào EU qua ngả các nước phía tây bán đảo Balkan.
Giờ đây Áo tuyên bố sẽ dựng hàng rào tại biên giới với Slovenia và nước này phản ứng bằng đe dọa rằng cũng sẽ lập hàng rào tương tự để ngăn người tị nạn. Trong câu chữ thể hiện, mục đích của Áo tương đồng với kế hoạch 17 điểm nói trên là bảo đảm an toàn trật tự, kiểm soát và làm chậm lại dòng người tị nạn đổ về EU. Nhưng thực chất thì phía Vienna theo đuổi những mục tiêu ấy theo cách riêng chứ không theo cơ chế và quy trình vừa được thỏa thuận. Trong khi đó, Slovenia phản ứng mạnh vì lo ngại nguy cơ một mình chịu trận cho cả EU.
Video đang HOT
Ngay từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng về người tị nạn và nhập cư thì trong EU đã thấy hiện tượng mạnh ai nấy làm và đường ai nấy đi. Hungary là thành viên đầu tiên dựng hàng rào biên giới và đẩy vấn đề đặt ra đối với mình về phía các thành viên khác. Có nước kiên quyết không tiếp nhận người tị nạn nào, có nước chỉ tiếp nhận người theo Thiên Chúa giáo. Hiện tượng lẻ mẻ đang trở thành xu thế trong EU và cho thấy một thực trạng chẳng hay ho. EU không chỉ bị động đối phó, bế tắc giải pháp mà ngay đến cả không ít thành viên chẳng còn tin liên minh đủ khả năng vượt qua thách thức.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Cặp đôi quyền lực mới
Người ta đang chứng kiến sự hình thành và quyền biến của cặp đôi quyền lực mới trong EU là ông Juncker và bà Merkel. Hai người này phân vai kẻ tung người hứng và phối hợp hành động.
Cặp đôi quyền lực mới trong EU: Bà Merkel và ông Juncker - Ảnh: AFP
Tại hội nghị cấp cao vừa qua, 8 thành viên EU và 3 nước ở phía tây bán đảo Balkan chưa phải là thành viên của khối nhưng là nơi dòng người tị nạn quá cảnh đổ về phía EU đã nhất trí với kế hoạch ứng phó 17 điểm được Chủ tịch Ủy ban EU Jean-Claude Juncker đưa ra.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đóng vai trò quyết định trong việc thuyết phục các thành viên tham gia hội nghị chấp thuận.
Tị nạn và di cư hiện là thách thức lớn nhất, là vấn đề thời sự và nan giải mà EU càng tìm cách giải quyết thì lại tỏ ra càng bị động, bối rối và bế tắc. Vậy mà lần này thiếu vắng sự tham gia của những thành viên lớn khác của EU như Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Ý...
Tất cả những thành viên này đều đứng ngoài chứng kiến sự hình thành và quyền biến của cặp đôi quyền lực mới trong EU là ông Juncker và bà Merkel. Hai người này phân vai kẻ tung người hứng và phối hợp hành động. Thảm trạng hiện tại của EU buộc họ phải thế.
Bà Merkel được bên ngoài tung hô về quyết định mở cửa biên giới nước Đức cho người nhập cư, nhưng vấp phải sự chống đối ngày càng quyết liệt trong nội bộ đảng và dư luận ở nước Đức.
Theo kết quả thăm dò mới nhất thì đảng của bà Merkel hiện mất 20% số cử tri đã bỏ phiếu ủng hộ năm 2013. Nếu không giải quyết ổn thỏa vấn đề tị nạn thì rất có thể bà Merkel bị chính đảng của mình phế quyền trước khi bị cử tri truất quyền.
Ông Juncker không bị đe dọa quyền lực đến như thế nhưng nếu không nhanh chóng làm cho EU tai qua nạn khỏi thì còn chỉ bảo và dẫn dắt được ai nữa trong EU. Vì thế hai người này giờ phải đóng chung thuyền, lập chung hội.
La Phù
Theo Thanhnien
Trẻ em tị nạn phải bán thân làm lộ phí đến châu Âu Nhiều trẻ em tị nạn buộc phải quan hệ tình dục với những kẻ buôn người thay cho khoản phí giúp gia đình di cư sang châu Âu. Một bé gái Syria gào khóc khi bị những người di cư và tị nạn khác chèn ép tại biên giới của Hy Lạp và Macedonia hồi tháng trước. Ảnh: Reuters Theo Cao ủy Người...