Đượm buồn giây phút trước ngày chia tay Trạm trung chuyển Cầu Giấy
Sau gần 10 năm đi vào hoạt đông, Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy nơi lưu giữ rất nhiều kỷ niệm của sinh viên Thủ đô nay xắp sửa tháo dỡ, di dời sang địa điểm mới.
Ngày 15/10, Sở GTVT và Ban Quản lý Đường sắt đô thị (ĐSĐT) Hà Nội đã công bố kế hoạch di chuyển điểm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy và cầu đi bộ phục vụ xây dựng ga số 8 của dự án ĐSĐT Nhổn- Ga Hà Nội.
Cụ thể, trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy (Hướng từ Cầu Giấy đến Kim Mã) thay vì được đặt ở giữa đường như hiện nay sẽ được chuyển sang vỉa hè sát trường Đại học Giao thông vận tải. Hướng từ Kim Mã đến Cầu Giấy được chuyển sang vỉa hè sát công viên Thủ Lệ (Đường phía trên).
Nhà ga số 8 của tuyến ĐSĐT số 3 lộ trình Nhổn – ga Hà Nội sẽ thay thế cho vị trí của trạm trung chuyển Cầu Giấy hiện tại. Thời gian thực hiện di chuyển từ ngày 25-10 và kết thúc sau 20 ngày. Tại khu vực này, cơ quan chức năng sẽ tổ chức sơn kẻ vạch và tổ chức lại giao thông.
Sau gần 10 năm Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy đi vào hoạt động (kể từ năm 2005), địa điểm xe buýt quen thuộc với bao thế hệ học trò, sinh viên Thủ đô đã phải tháo dỡ di dời.
PV báo Người đưa tin ghi lại những khoảng khắc cuối tại Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy trước ngày tháo dỡ.
Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy được đưa vào hoạt động từ năm 2005, nơi đây được xem là địa điểm trung chuyển lớn nhất Thủ đô.
Trong gần 10 năm hoạt động, Trạm trung chuyển xe buýt Cầu Giấy đã là địa chỉ quen thuộc của biết bao thế hệ học sinh, sinh viên, người dân lao động…
Video đang HOT
Việc Trạm trung chuyển sắp sửa phải di dời khiến không ít bạn trẻ cảm thấy tiếc nuối. Địa điểm quen thuộc này sẽ bị tháo dỡ và di chuyển sang hai bên đường.
Với các bạn học sinh, sinh viên, việc chen chúc thậm chí là xô đẩy nhau để được lên xe vào những giờ cao điểm tại Trạm trung chuyển có lẽ là kỷ niệm khó mai mờ.
Nơi đây rồi sẽ không còn những hình ảnh “tiu ngỉu” vì lỡ chuyến xe buýt.
Hay việc các bạn đi dán vé tháng được “ưu đãi” cho các cô cậu học sinh, sinh viên.
Cây cầu đi bộ trước cổng Đại học Giao thông Vận tải nhiều khả năng cũng bị phá bỏ để nhường chỗ cho nhà ga trên cao.
Cầu vượt bộ hành này được đưa vào hoạt động tháng 10/2007, với giá trị là 4,4 tỷ đồng.
Cây cầu vượt này cũng gắn biết bao kỷ niệm với các bạn sinh viên.
Hình ảnh đôi bạn trẻ tay trong tay bước trên cây cầu vượt trước ngày tháo dỡ.
Giây phút các bạn trẻ đứng chờ những chuyến xe buýt cuối cùng tại Trạm trung chuyển Cầu Giấy.
Theo_Người Đưa Tin
Hà Nội phê bình Ban Quản lý Đường sắt đô thị
UBND thành phố Hà Nội vừa phê bình Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội đã chậm trễ trong việc đôn đốc nhà thầu thi công tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
Khởi công từ tháng 9/2010, nhiều gói thầu của tuyến đường sắt đô thị số 3, đoạn Nhổn - ga Hà Nội chậm tiến độ so với dự kiến. Trước việc vừa thi công, vừa "đắp chiếu" nhiều hạng mục của tuyến đường sắt đô thị số 3, những tháng gần đây UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị liên quan phải quyết liệt thực hiện tiến độ đề ra.
Khởi công từ năm 2010, đến nay đường sắt đô thị số 3 vẫn chưa ra hình hài
Đối với khu Đềpô, đường dẫn vào Đềpô, Hà Nội giao Ban chỉ đạo GPMB cùng UBND quận Bắc Từ Liêm rà soát cụ thể từng trường hợp để làm rõ nguồn gốc, quá trình sử dụng đất trên nguyên tắc công khai, minh bạch và công bằng.
Đối với tuyến thi công ngầm, Hà Nội yêu cầu Sở Quy hoạch kiến trúc, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội khẩn trương xác định ranh giới, chỉ giới ngoài thực địa và cắm mốc giới theo quy định. Các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành hồ sơ thủ tục thu hồi đất để GPMB theo tiến độ dự án.
Về tiến độ thi công (các nhà ga trên cao, tuyến trên cao), UBND thành phố Hà Nội trực tiếp phê bình Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã chậm trễ trong việc đôn đốc nhà thầu thi công theo tiến độ cam kết.
Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội nghiêm túc rút kinh nghiệm, khẩn trương đôn đốc các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị đẩy nhanh tiến độ thi công nhà ga trên cao, tuyến trên cao đảm bảo tiến độ dự án đã cam kết với thành phố và các nhà tài trợ.
Tuyến đường sắt này có chiều dài 12,5km, trong đó có 4 km đi ngầm, toàn tuyến có 12 ga (4 ga ngầm và 8 ga nổi). Các nhà ga toàn tuyến được xây dựng sẽ sử dụng hệ thống soát vé tự động theo công nghệ soát vé bằng thẻ thông minh.
Theo Dantri
Các khu vui chơi Hà Nội 'quá tải' trong ngày nghỉ lễ Do lượng người đi chơi quá đông nên tại các khu vui chơi, điểm tham quan ở Hà Nội xảy ra tình trạng quá tải trong sáng nay, 1/5. Vườn thú Thủ Lệ kín đặc người trong sáng nay Thời tiết mát mẻ, thuận lợi nên từ sáng sớm, tại hầu hết các điểm vui chơi ở Hà Nội đều đông nghịt người....