Đuối lý nhưng Trung Quốc vẫn lớn tiếng ăn vạ
Sau một thời gian dài chuẩn bị, cuối cùng thì những bước đi đầu tiên của phiên tòa xử vụ Philippines kiện Trung Quốc xâm chiếm lãnh thổ trên Biển Đông đã bắt đầu diễn ra tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) của Liên hợp quốc ở La Hay. Mặc dù đuối lý và không dám tham gia, nhưng Trung Quốc vẫn lớn tiếng ăn vạ, “ vừa ăn cướp vừa la làng” rằng họ là nạn nhân trong vụ việc này.
Bắt đầu từ ngày 7-7 đến nay, PCA đã tổ chức nghe điều trần của Philippines nhằm quyết định xem liệu tòa án này có đủ thẩm quyền xét xử vụ kiện hay không. Chưa biết PCA sẽ quyết định ra sao nhưng vụ kiện của Philippines cho thấy Trung Quốc đang rất lo lắng sẽ đánh mất uy tín và hình ảnh trên trường quốc tế sau vụ kiện. Mặc dù đã được Philippines mời tham gia vụ kiện và PCA cũng đã cho Bắc Kinh rất nhiều thời gian để quyết định xem họ có tham gia hay không, nhưng ngay từ đầu Trung Quốc đã thẳng thừng từ chối và khẳng định sẽ không tham gia vụ kiện này.
Theo lẽ thường, khi một nước lớn như Trung Quốc có quyền lợi và bị oan trong những vụ kiện như vậy, họ sẽ sẵn sàng tham gia quá trình phân xử để “rửa sạch” thanh danh của mình, đồng thời qua đó chứng minh cho cả thế giới thấy rằng họ đã hành động đúng theo luật pháp quốc tế. Thế nhưng Bắc Kinh đã không làm như vậy, mà thay vào đó họ lại thẳng thừng từ chối tham gia vụ kiện.
Chẳng lẽ Trung Quốc không muốn chứng minh rằng họ đúng để lấy lại uy tín? Không phải vậy, họ rất muốn chứng minh rằng mình đúng, nhưng họ không thể làm được và không dám ra tòa, và Trung Quốc cũng biết rất rõ rằng họ vi phạm luật pháp quốc tế, họ đuối lý khi phải ra tòa. Cũng bởi theo lẽ thường, một kẻ làm những điều vi phạm sẽ luôn luôn lảng tránh lẽ phải. Nếu có bằng chứng rõ ràng chứng minh rằng họ thực sự có chủ quyền đối với khoảng 80% diện tích Biển Đông như họ đã tự nhận thông qua cái gọi là “đường chín đoạn” bao trùm gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, hẳn là Trung Quốc sẽ sẵn sàng tham gia vụ kiện để chứng tỏ sự trong sạch của mình, thậm chí họ còn là bên khởi kiện đối phương xâm phạm quyền lợi của mình.
Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario (giữa) tại phiên điều trần ở PCA
Thủ tục xem xét vụ kiện của Philippines lên PCA có thể kéo dài từ 3 đến 4 năm trước khi có quyết định cuối cùng. Tuy nhiên, theo nhận xét của Giáo sư Carl Thayer, một chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Australia, dù Trung Quốc có tham gia hay không thì nếu như phán quyết của tòa có lợi cho Philippines, điều này sẽ có tác động lên cơ sở pháp lý về cái gọi là chủ quyền không tranh cãi của Trung Quốc trên hầu hết toàn bộ Biển Đông. Điều này sẽ có sức nặng quan trọng về mặt quy tắc và tinh thần trong cộng đồng quốc tế, cung cấp cơ sở pháp lý cho bất cứ hành động pháp lý nào mà Philippines có thể sẽ phải thực hiện sau này để bảo vệ chủ quyền của mình.
Trong khi đó, Giáo sư Renato Cruz de Castro thuộc trường ĐH De La Salle của Philippines cho rằng vụ kiện của Philippines đã đặt Trung Quốc vào một tình huống khó, bởi vì Trung Quốc muốn sử dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) để thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo Điếu Ngư/Senkaku ở biển Hoa Đông, nhưng lại không muốn áp dụng công ước này đối với Biển Đông. Theo ông Castro, vụ kiện này cũng khiến các nước đặt câu hỏi về hành động của Trung Quốc cũng như là về sự trỗi dậy mà nước này vẫn tự nhận là “hòa bình”.
Video đang HOT
Năm ngoái, Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã tuyên bố rằng hoạt động xây dựng và bồi đắp của Trung Quốc tại các đảo chìm và bãi đá ngầm thuộc khu vực tranh chấp ở Biển Đông đã vi phạm những điều đã nhất trí trong Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), dù DOC không mang tính ràng buộc pháp lý, theo đó các bên tránh không xây dựng các công trình trong khu vực có tranh chấp cho tới khi nào mâu thuẫn được giải quyết. Từ đó đến nay Philippines và nhiều chuyên gia quốc tế đã nhiều lần khẳng định lại về những vi phạm trắng trợn này của Trung Quốc.
Sau khi PCA tổ chức điều trần, Trung Quốc đã nhắc lại lập trường của nước này là sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ một quyết định nào của một bên thứ ba trên vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã có vẻ xuống nước khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh lên tiếng yêu cầu Manila quay trở lại đàm phán song phương để giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Dù vậy, Hoa Xuân Oánh vẫn lớn tiếng “ăn vạ” rằng chính Trung Quốc mới là “nạn nhân” của tranh chấp Biển Đông. Trung Quốc có thực sự là nạn nhân hay không, bản thân họ biết rất rõ điều này. Chỉ có điều, trong vụ kiện của Philippines, Trung Quốc đã né tránh mà không đủ can đảm để đương đầu tại diễn đàn pháp lý. Điều đó càng chứng tỏ một chân lý rằng, kẻ làm sai thường hay run sợ trước công lý và lẽ phải!
Theo An ninh Thủ đô
Tòa quốc tế bắt đầu nghe Philippines thưa kiện Trung Quốc về Biển Đông
Các chính phủ châu Á và Washington đang theo dõi sát sao vụ Philippines kiện Trung Quốc tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay.
Tại một phiên điều trần kín vào hôm 7/7, Philippines lập luận rằng một tòa án quốc tế cần phải can thiệp vào cuộc tranh chấp giữa nước này và Trung Quốc về vấn đề khai thác tài nguyên thiên nhiên và thủy sản ở Biển Đông.
Dân Philippines biểu tình phản đối sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông (ảnh: AP)
Mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia, vụ kiện tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Hay đang được các chính phủ châu Á và Washington theo dõi sát sao trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực gia tăng liên quan đến việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân.
Một ban gồm 5 thẩm phán sẽ lắng nghe các lập luận của Philippines trong tuần này và quyết định liệu tòa án trên có quyền tài phán hay không.
Manila đệ đơn kiện lên Tòa PCA nói trên vào năm 2013, nhằm thực hiện quyền khai thác vùng biển trong vùng "đặc quyền kinh tế" của mình chiểu theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển.
Philippines lập luận rằng tòa trọng tài là nơi thích hợp để giải quyết các tranh chấp thuộc diện điều chỉnh của Công ước nói trên, mà cả hai nước đều tham gia ký kết.
Luật sư Paul Reichler, đại diện cho Philipppines, nói: "Philippines tin tưởng tòa án này có thẩm quyền đối với tất cả tuyên bố mà mình đưa ra".
Ông Reichler bày tỏ niềm tin Tòa Trọng tài Quốc tế rốt cuộc sẽ đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines.
Trong khi đó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh cho biết Trung Quốc không chấp nhận quyền tài phán của Tòa Trọng tài Thường trực (của Liên Hợp Quốc) và Trung Quốc sẽ không tham gia vào phiên tòa này.
Trong một cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 7/7, bà Doanh nói: "Trung Quốc phản đối bất kỳ quá trình trọng tài nào do Philippines đề xuất và thúc đẩy".
Phía Trung Quốc cho rằng tranh chấp trên không nằm trong diện điều chỉnh của Công ước vì đó rốt cuộc là vấn đề chủ quyền chứ không phải là vấn đề về quyền khai thác.
Mặc dù các phiên điều trần không mở rộng cho công chúng nhưng tòa PCA ra thông cáo cho biết một số phái đoàn được phép tham dự, đó là phái đoàn của các nước Việt Nam, Malaysia, Nhật Bản, Indonesia và Thái Lan đến quan sát trình tự thủ tục phiên tòa.
Manila cho biết Trung Quốc đã không đúng khi ngăn Philippines tiếp cận các rạn san hô và bãi cạn đang bị Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.
Luật sư Reichler của Philippines cho biết vụ kiện sẽ tiếp tục ngay cả khi Trung Quốc từ chối tham gia. Phán quyết của tòa có tính ràng buộc, mặc dù tòa án này không có quyền thực thi các phán quyết và thực tế trong quá khứ nhiều nước đã phớt lờ các phán quyết của tòa này.
Reichler cho biết ông dự kiến quyết định về việc tòa án có quyền tài phán trong vụ này hay không sẽ được đưa ra trong vòng 90 ngày./.
Trung Hiếu Theo Reuters
Theo_VOV
Luật sư chống 'đường chín đoạn' Từ 1984, chín năm sau khi tốt nghiệp Trường Luật Harvard, luật sư Paul S. Reichler đã bắt đầu nổi tiếng. Ông nổi danh là "người tiêu diệt khổng lồ". Tháng 6-1986, luật sư Paul S. Reichler mới 38 tuổi đã chiến thắng nước Mỹ chính là quê hương của mình trong vụ kiện lịch sử Nicaragua kiện Mỹ. Đây là một vụ...