Dưới lòng hồ Tây có những gì?
Rất nhiều người đặt ra câu hỏi, những loại cá ở tầng mặt, tầng lửng của Hồ Tây chết nhiều bất thường vậy ở tầng đáy thì sao, còn loại động, thực vật nào đang sinh sống?
Theo Soha News
Công viên nước Hồ Tây phủ nhận xả thải trực tiếp ra hồ
Đại diện Công viên nước Hồ Tây (Hà Nội) đã có những trả lời bác bỏ nghi vấn về việc xả trực tiếp nước thải xuống hồ lớn nhất trong nội thành Thủ đô.
Video đang HOT
Công viên nước Hồ Tây nhìn từ trên cao xuống. Ảnh: Zing.vn
Liên quan đến sự việc cá chết với số lượng lớn ở Hồ Tây trong vài ngày qua, trên một số trang mạng xã hội đang đặt ra nhiều nghi vấn, giả thiết, trong đó có thông tin cho rằng, nguyên nhân một phần do hệ thống xả thải của Công viên nước Hồ Tây đã đổ trực tiếp xuống đây (?).
Để làm rõ ràng, khách quan, thông tin chính thức vấn đề này, trong ngày 5/10, chúng tôi đã liên hệ với lãnh đạo Công viên nước Hồ Tây và được bà Nghiêm Thị Hồng Hạnh, Phó Tổng Giám đốc và một số lãnh đạo khác đề nghị trao đổi với đại diện phụ trách báo chí, truyền thông của đơn vị.
Trao đổi với chúng tôi về các nghi vấn được nêu ở trên, vị đại diện phụ trách báo chí của Công viên nước Hồ Tây cho biết, việc đưa ra thông tin thì phải có bằng chứng rõ ràng còn hiện nay, hệ thống xả thải của Công viên được cấp phép và thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật Nhà nước.
"Việc xả thải của chúng tôi đều qua hệ thống xử lý và thực hiện theo đúng quy định của pháp luât.
Hiện nay, chúng tôi xử lý thông qua trạm xử lý nước thải của Phú Điền (Trạm xử lý nước thải Hồ Tây của Công ty CP Đầu tư xây dựng và thương mại Phú Điền, tại P. Nhật Tân, Tây Hồ - PV) chứ không xả thải trực tiếp xuống Hồ Tây", vị đại diện này nhấn mạnh.
Vị đại diện này cũng nêu rõ, hiện nay, các cơ quan chức năng của Nhà nước, TP Hà Nội đã và đang vào cuộc tích cực để kiểm tra, làm rõ nguyên nhân của sự việc cá chết ở Hồ Tây nên khi nào kết luận chính thức thì Công viên sẽ có thông báo, trả lời báo chí.
Ảnh: Thành Đạt.
Trước đề nghị của phóng viên về việc có thể mời các cơ quan báo chí vào thăm trực tiếp hệ thống đường ống xả thải của Công viên hay không? vị đại diện này đã từ chối.
"Ở đây, nếu cần thì các cơ quan chức năng sẽ vào làm việc với Công viên để rõ ràng và khi có thông tin cụ thể, chúng tôi sẽ cung cấp cho các cơ quan báo chí", vị này nói thêm.
Hiện tượng cá chết hàng loạt ở hồ Tây xuất hiện từ ngày 1/10 và diễn ra trên diện rộng từ ngày 2/10. Hà Nội đã huy động 1.000 người thu gom cá chết, đưa tới khu xử lý rác thải Nam Sơn tiêu hủy.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào chiều 5/10, lượng cá chết ở Hồ Tây đã giảm hẳn. Tuy vậy mùi hôi tanh do xác cá phân hủy những ngày qua vẫn khiến các hàng quán kinh doanh ven hồ đóng cửa, cuộc sống của người dân bị ảnh hưởng.
Thời điểm cá chết trên diện rộng tại Hồ Tây, chỉ số oxy tầng nước mặt = 0, lượng Ammoniac tăng gấp 24 lần so với quy định.
Hiện thành phố vẫn đang áp dụng biện pháp tăng oxy cho hồ bằng hàng chục máy bơm sục khí, tạo oxy và các chế phẩm cải tạo môi trường nước.
Tại cuộc họp báo Chính phủ chiều 4/10, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin, thống kê ban đầu, cá chết trên diện tích hơn 500 ha, tại 24 cửa xả xuống Hồ Tây. Đến nay khoảng 200 tấn cá chết đã được thu gom, xử lý.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã giao Bộ Công an, Bộ Tài nguyên Môi trường, Bộ Khoa học công nghệ, Viện Hàn lâm khoa học công nghệ Việt Nam cùng phối hợp điều tra nguyên nhân cá chết.
Theo Soha News
Hơn 60 tấn cá chết ở Hồ Tây sẽ đi đâu? Toàn bộ số cá chết nổi trắng ở Hồ Tây sẽ được chuyển lên các xe chuyên dụng chở về bãi rác ở ngoại thành Hà Nội xử lý, đảm bảo môi trường. Cá chết trắng nổi ở Hồ Tây (Hà Nội) Sáng 4/10, công nhân môi trường, bộ đội, nhân viên y tế, nhân viên thoát nước...vẫn được huy động để rà,...