Đuôi công loài cây phong thủy mang tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ
Ngoài tác dụng trồng làm cảnh, cây đuôi công còn được đánh giá là loại cây phong thủy tốt khi đặt trong nhà.
Cây đuôi công có tên khoa học là Calathea Medallion, thuộc vào họ thực vật Marantaceae. Cây còn có tên thường gọi khác là củ dong, có nguồn gốc từ Nam Mỹ và được trồng rất phổ biến tại Việt Nam.
Đây là loại cây thân thảo sống lâu năm có chiều cao khoảng 25-70cm tùy thuộc vào cách chăm sóc. Loại cây này thường sống thành bụi với tán lá thưa và thấp. Thân và rễ cây đều nằm sâu dưới mặt đất.
Lá cây hình bầu dục tròn, hai đầu hơi nhọn và không có răng cưa. Lá cứng, khỏe, cuống ngắn. Mặt trên của lá có những hoa văn và màu sắc được phối hợp với nhau rất đẹp mắt. Hoa đuôi công màu trắng mọc thành chùm, khi chưa nở thì chúm chím, sau thì xòe rộng như những cánh hoa hồng.
Đuôi công là loại cây thân thảo sống lâu năm, có chiều cao khoảng 25-70cm tùy thuộc vào cách chăm sóc.
Tác dụng của cây đuôi công
Chính sự độc đáo từ lá cây đuôi công mà loại cây này được khá nhiều người chọn làm cây cảnh trồng trong nhà, trong văn phòng, trồng trang trí sân vườn, tiệm cafe,… Cây đuôi công còn có tác dụng thanh lọc không khí và ngăn ngừa dị ứng rất tốt. Đặt cây trong phòng sẽ giữ cho không khí luôn trong lành, mát mẻ, làm giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi sau những giờ làm việc mệt nhọc. Vì vậy, đuôi công là món quà rất được ưa chuộng gửi tặng người thân, bạn bè trong những dịp tân gia, khai trương.
Ngoài tác dụng trồng làm cảnh, cây đuôi công còn được đánh giá là một cây phong thủy tốt khi đặt trong nhà.
Đuôi công mang lại sự may mắn, tiền tài, thịnh vượng cho gia chủ.
Video đang HOT
Trong phong thủy, tùy theo từng loại cây, hình dáng cũng như màu sắc của cây mà cây đó có thể hợp để làm cây phong thủy hay không. Những cây có cành lá vươn lên là cây mang thuộc tính dương rất phù hợp làm cây phong thủy. Những cây có dáng ủ rũ là cây mang thuộc tính âm ít được chọn làm cây phong thủy hơn nhưng vẫn có thể sử dụng trong nhiều trường hợp. Những cây có lá tròn trịa thể hiện sự viên mãn, những cây có màu đỏ mang lại sự may mắn, những cây được tạo thế riêng cũng mang ý nghĩa riêng.
Theo chuyên gia phong thủy Tuấn Thịnh, cây phong thủy đuôi công trồng trong nhà có ý nghĩa mang lại sự may mắn, tiền tài, thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ. Đồng thời cây có tác dụng tỏa ra năng lượng tích cực, hút tài vận và xua đuổi tà ma.
Màu sắc của cây cũng mang lại những ý nghĩa khác nhau như đuôi công đỏ mang lại sự may mắn, đuôi công tím mang lại sức sống, sự thỏa mãn; đuôi công xanh mang lại sự tươi mới cho ngôi nhà.
Cây đuôi công hợp mệnh gì?
Do đặc tính về màu lá có nhiều màu sắc khác nhau, vì thế mà cây đuôi công không chỉ hợp với một mệnh mà hợp rất nhiều mệnh. Ví dụ, đối với mệnh Thủy và mệnh Mộc rất hợp với cây đuôi công xanh. Còn mệnh Hỏa hay mệnh Kim lại rất hợp với cây đuôi công tím. Nếu các mệnh này mà đặt cây đuôi công ở hướng Đông, Đông Nam nơi có cung Tài Lộc ngự trị sẽ chiêu tài, hút lộc lớn về cho gia chủ.
Cây đuôi công không chỉ hợp với một mệnh mà hợp rất nhiều mệnh.
Về tuổi, cây đuôi công là đại diện cho người mang tuổi Dậu và tuổi Thìn, có tác dụng mang lại một cuộc sống tràn đầy năng lượng cũng như may mắn, thành công trong công việc, cuộc sống của hai tuổi này.
Cách trồng cây đuôi công
Cây đuôi công với đặc tính ưa bóng râm, ưa nước và có tốc độ sinh trưởng cực nhanh và rất thích hợp để trồng trong nhà. Gia chủ cần chú ý đến một số yếu tố như chế độ nước, ánh sáng, nhiệt độ và dinh dưỡng.
Ánh sáng: Đuôi công là cây trồng trong nhà nên có thể thích nghi trong môi trường bán bóng râm hoặc sống hoàn toàn trong bóng râm. Tuy nhiên, để giữ cho lá cây cứng và bóng đẹp thì 1 tuần nên đưa cây ra ánh sáng nhẹ vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối 1 lần. Mỗi lần 2-3 giờ là được.
Nhiệt độ: Cây phát triển tốt trong nhiệt độ từ 18 – 27oC và có thể đặt trong môi trường điều hòa. Nhưng cây đuôi công chịu lạnh kém, khi nhiệt độ xuống dưới 10oC thì cây có thể bị chết.
Nước tưới: Cây đuôi công rất ưa nước nên cần tưới 2-3 lần/tuần với một lượng nước vừa đủ. Khi thời tiết nắng nóng thì cần tưới 3-4 lần/tuần để cây không gặp tình trạng khô đất, héo lá.
Dinh dưỡng: Nên bổ sung chất dinh dưỡng khoảng 2 tháng/lần. Mỗi năm nên thay đất cho cây hoặc bổ sung mùn, xơ dừa, phân hữu cơ, phân vi sinh để tạo độ thông thoáng và các chất dinh dưỡng cần thiết để cây đuôi công sinh trưởng và phát triển tốt nhất.
Ý nghĩa phong thủy của cây tùng
Cây tùng được nhiều người chọn trồng làm cảnh, trang trí sân vườn bởi vẻ đẹp và ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Cây tùng thuộc họ Cupressaceae và chi Pinus. Cây tùng là nhóm cây rất phổ biến và quan trọng trong ngành lâm nghiệp, trang trí.
Cây tùng có thân thẳng đứng và cành phân nhánh dày đặc. Chiều cao của cây tùng có thể từ vài mét cho đến hàng chục mét, tùy vào loại cây và điều kiện sinh trưởng. Lá cây tùng thường có hình kim nhọn và dài, được sắp xếp thành các cụm dày đặc trên cành. Quả của cây tùng là các cụm nang gỗ nhỏ, chứa các hạt.
Ngày nay, cây tùng cũng được trồng làm cây cảnh, cây trang trí trong vườn, công viên. Cây tùng có nhiều loại như tùng bách tán, tùng cối, tùng thơm, tùng la hán, tùng tháp, thủy tùng...
Có nhiều loại tùng như tùng thơm, tùng bách tán, tùng la hán... (Ảnh minh họa)
Cây tùng có ý nghĩa phong thủy đặc biệt. Nó tượng trưng cho sự trường thọ, vĩnh cữu, may mắn vì cây có khả năng sống lâu và giữ được màu xanh tươi mát quanh năm.
Bên cạnh đó, cây tùng còn được cho là mang đến sự bình yên, an nhàn. Nó là biểu tượng của sự cân bằng và hài hòa trong không gian sống. Tùng cũng được tượng trưng cho khí chất đấng trượng phu.
Ngoài ra, một số quan niệm phong thủy cho rằng, cây tùng còn mang ý nghĩa bảo vệ và ngăn cản những điều không may mắn đến với chủ nhân. Nó có thể tạo ra một "rào cản" trước những năng lượng tiêu cực và bảo vệ sự yên bình cho gia đình.
Cây tùng la hán. (Ảnh minh họa: Trọng Tùng)
Cây tùng cũng là loài cây đại diện cho đức tính kiên nhẫn. Loài cây này phát triển chậm, vững vàng thể hiện sự chắc chắn, nhẫn nại trong cuộc sống. Nó nhắc nhở chủ nhân quy tắc "kiên nhẫn chờ đợi", đề cao tính ổn định.
Cây tùng trong phong thủy được cho là phù hợp với hầu hết các tuổi và tất cả các mệnh. Loại cây này hợp nhất với người mệnh Kim vì nó là loại cây lá kim (kim trong kim loại). Ngoài ra, mệnh Thủy và Thổ cũng rất hợp trồng loại cây này. Còn xét về tuổi thì tuổi Thân là thích hợp nhất để trồng cây tùng.
Bạn có thể trồng cây tùng cảnh trong chậu hoặc cây tùng tự nhiên ở sân vườn, hoặc đặt một chậu cây tùng la hán, cây tùng bách trước cửa nhà. Tùy vào diện tích và phong cách của ngôi nhà mà bạn có thể lựa chọn loại cây phù hợp.
*Thông tin mang tính tham khảo
Người xưa coi trọng 3 cây cảnh "báu vật", làm cảnh, chữa bệnh, ăn ngon còn xua tà khí, hút vận may Một số cây cảnh rất được người xưa coi trọng trồng ở vườn nhà, ngoài làm cảnh, cho bóng mát, còn có thể ăn được hoặc dùng chữa bệnh, cải thiện phong thủy. Cây cảnh lá siêu to khổng lồ, bình oxy lớn trong nhà, còn hút lộc, chiêu tài cực vượng Một số loài hoa, cây cảnh là "báu vật" trong mắt...