“Đuổi chỉ huy trưởng gói thầu số 1 QL1 qua Bình Thuận”
Tại công trường, lãnh đạo Ban QLDA 1 thông báo đã đuổi chỉ huy trưởng của một nhà thầu ra khỏi dự án.
Khoảng 15km dự án mở rộng QL1 qua Bình Thuận đã hoàn thành, thuận lợi cho phương tiện lưu thông.
Sáng 2/4, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông đã trực tiếp kiểm tra tiến độ dự án mở rộng QL1 qua địa bàn tỉnh Bình Thuận. Tại công trường, lãnh đạo Ban QLDA 1 báo cáo đã đuổi chỉ huy trưởng của một nhà thầu ra khỏi dự án.
Chỉ huy trưởng… ngồi ở nhà
Dự án mở rộng QL1 qua Bình Thuận gồm hai dự án thành phần sử dụng nguồn trái phiếu Chính phủ (TPCP) và BOT. Dự án TPCP có 10 gói thầu, đến nay đã đạt khối lượng hơn 61% tổng giá trị xây lắp.
Tuy vậy, giá trị sản lượng nhìn chung vẫn còn chậm 4,9% so với kế hoạch hoàn thành vào 31/5/2015. Trong đó, gói thầu số 2 do Tổng công ty 319 thực hiện chậm trên 14%. Gói thầu số 1 do Liên danh Công ty TNHH Thi Sơn và Thương mại số 9 thực hiện chậm 9,9%. Gói thầu số 5 do CTCP Đầu tư xây dựng Tuấn Lộc chậm 4,7%. Các gói thầu khác tiến độ đang bám theo từng ngày.
Theo ông Hoàng Đình Phúc, Tổng giám đốc Ban QLDA 1, trong ba gói thầu trên, lo ngại nhất vẫn là gói thầu số 1. Nguyên nhân dẫn đến chậm trễ này là do sự yếu kém trong quá trình tổ chức thi công của nhà thầu.
Báo cáo Thứ trưởng Đông, ông Phúc cho biết, chỉ huy trưởng gói thầu này không hề có mặt ở công trường mà giao cho giám đốc điều hành chỉ huy. Nhưng giám đốc này cũng thiếu năng lực, không đúng chuyên ngành. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật còn non kinh nghiệm, mới ra trường, công nhân thuê mướn thời vụ nên tiến độ không đẩy nhanh được.
“Ban QLDA 1 đã ra thông báo đuổi chỉ huy trưởng gói thầu này, yêu cầu đích thân Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc công ty Thương mại 9 phải ra công trường để điều hành, đồng thời tăng cường thêm thiết bị, máy móc, cán bộ kỹ thuật”, ông Phúc nói.
Video đang HOT
60 ngày nước rút
Ông Nguyễn Ngọc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận cho biết, hiện công tác GPMB đã cơ bản hoàn thành, chỉ còn hai hộ tại thị trấn Lương Sơn và Phan Rí Thành cam kết bàn giao trước ngày 20/3 nhưng đến nay vẫn còn cản trở. “Sau 15/4 nếu còn cản trở, chúng tôi sẽ cử lực lượng đến bảo vệ nhà thầu thi công”, ông Ngọc khẳng định.
Trên công trường, các đơn vị đã huy động lực lượng rất hùng hậu, bao gồm nhiều thiết bị, máy móc hiện đại để thi công. Đoạn qua dự án BOT, hiện gần 15km đã hoàn thiện, lắp dải phân cách, kẻ vạch sơn đường, đảm bảo lưu thông tốt. Ở các gói thầu số 4, 6A, 7, 8 cũng triển khai máy móc rầm rộ.
Ông Hoàng Đình Phúc cho biết, đến nay đã thảm xong 46/73km bê tông nhựa lớp C19. Với lớp nhựa C12.5 mới thảm được 3,34km. Dự án BOT cũng đã thảm được 25/44km lớp C19; 15km lớp C12.5. Đại diện tư vấn giám sát cho hay, tại mỗi trạm trộn đều bố trí cán bộ kỹ thuật để kiểm soát chất lượng nhựa ngay từ gốc. Quá trình thi công bê tông nhựa được giám sát chặt chẽ.
Phía nhà thầu Tuấn Lộc báo cáo đã hợp đồng với đối tác để bổ sung một dây chuyền thi công bê tông nhựa lớp C12.5 trước ngày 5/4. Do thời gian qua tập trung thi công phần nền, trong tháng 4 này sẽ tăng tốc thi công bê tông nhựa, sẽ kịp tiến độ đề ra.
Thị sát trực tiếp tại công trường, Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông yêu cầu Ban QLDA 1, các nhà thầu tập trung nhân lực, thiết bị để đảm bảo tiến độ như cam kết. “Các gói thầu chậm, phải có kế hoạch bổ sung ngay. Phải có phương án dự phòng để không bị động khi thiết bị hư hỏng. Các nhà thầu tập trung tăng tốc để kịp tiến độ, nhưng phải đảm bảo chất lượng, ATGT, vệ sinh môi trường”, Thứ trưởng Đông nói.
Theo Giao Thông Vận Tải
Họ muốn gì khi lấp sông Đồng Nai?
Hiện dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về dự án lấp sông Đồng Nai nhưng việc lấn, lấp một phần sông Đồng Nai với diện tích lên đến 8,4ha để làm gì?
Tuyến kè được "đẩy" ra xa bờ.
Cách nay hơn 10 năm, Đồng Nai đã thai nghén dự án chống sạt lở, ổn định hai bên bờ sông Đồng Nai qua khu vực thành phố Biên Hòa. Do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của Biên Hòa, đặc biệt việc quy hoạch lại trung tâm thành phố đã đặt ra yêu cầu "phải đưa tuyến kè ra xa bờ".
Ban đầu, mục tiêu của dự án chỉ là nghiên cứu xây dựng một tuyến công trình xa bờ đảm bảo điều kiện ổn định tổng thể công trình, không làm thay đổi đáng kể thủy lực, tránh gây xói lở xấu diễn ra các khu vực lân cận. Ngoài ra, cũng sẽ đưa ra giải pháp công trình khả thi, có mỹ quan phù hợp với khu vực trung tâm thành phố Biên Hòa.
Đây cũng là tiền đề làm "phát sinh" thêm nhiều mục tiêu khác, trong đó có việc hình thành các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao dự kiến sẽ nằm chễm chệ ở phần diện tích lấn sông Đồng Nai lên đến 8,4ha.
Chúng tôi xin giới thiệu đến bạn đọc một số hình ảnh về dự án kè lấn sông mà trước đây chúng tôi thu thập được để có thể hình dung được sau khi lấp xong, phần đất ấy sẽ được làm gì. Chủ nhiệm đề án này là kiến trúc sư Huỳnh Phú Kiệt nay là Chủ tịch HĐQT, Giám đốc Công ty Toàn Thịnh Phát cũng chính là chủ đầu tư dự án.
Thông tin khái quát về Đồng Nai cùng dự án lấn sông.
Toàn cảnh hiện trạng khu dự án lấn sông Đồng Nai.
Không gian kiến trúc cảnh quan chung của dự án.
Theo bản vẽ quy hoạch này dễ dàng xác định các cụm nhà phố thương mại, khách sạn cao tầng năm sao sẽ được mọc lên ở dự án lấn sông Đồng Nai.
Và đây, bản vẽ phối cảnh nhìn từ trên cao xuống cho thấy sự hoành tráng khi dự án được hoàn thành.
Qua so sánh cảnh quan hiện tại (ảnh trên) và sau khi hoàn thành dự án dễ nhận thấy được các cụm nhà phố, nhà cao tầng mọc lên từ dự án lấn sông.
Ông Đinh Quốc Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nêu với Pháp Luật TP.HCM rằng cơ sở thực hiện dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai là từ dự án đánh giá tác động dòng chảy sông Đồng Nai từ cầu Hóa An đến cầu Ghềnh.
Có điều nhiều người vẫn chưa thỏa mãn vì đây là dự án thực hiện trên sông Đồng Nai, thuộc lưu vực sông Đồng Nai có ảnh hưởng đến 11 tỉnh, thành nên việc tác động đến con sông không chỉ đơn giản là đánh giá tác động dòng chảy mà còn phải xem xét đến các yếu tố môi trường, đến nhu cầu sử dụng nước của các địa phương hạ lưu như Bình Dương, TP.HCM.
Ngoài ra, đơn vị lập đánh giá tác động dòng chảy là Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam là đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A bị dư luận lật tẩy vì "xào nấu" từ các dự án và dư luận cùng tỉnh Đồng Nai đã ứng mạnh, phải dừng.
Như vậy, xung quanh dự án lấn sông Đồng Nai này còn rất nhiều vấn đề cần được UBND tỉnh và chủ đầu tư trả lời.
Theo Pháp Luật Việt Nam
TP.HCM: Điều chỉnh cục bộ quy hoạch Khu dân cư phường Linh Tây, quận Thủ Đức UBND TP.HCM vừa duyệt điều chỉnh cục bộ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị tỷ lệ 1/2000 (quy hoạch phân khu) Khu dân cư liên phường Linh Trung - Linh Tây, quận Thủ Đức. Vị trí Khu dân cư liên phường Linh Trung - Linh Tây trong tổng thể các khu dân cư của quận Thủ Đức. Quy mô...