Dưới chân Khau Phạ: Những nàng mắt xanh dong trâu đi bừa
Đến hẹn lại lên, những ngày này dân “phượt” lại náo nức với kế hoạch cho những cung đường miền Tây Yên Bái. Thêm một mùa dù lượn trên tứ đại đỉnh đèo Tây Bắc – đèo Khau Phạ.
Những sóng lúa đủ gam màu như dệt thảm dưới cánh đồng Lìm Mông, uốn lượn hùng vĩ trên những ruộng bậc thang Chế Cu Nha, La Pán Tẩn… “Chiều mùa thu nắng vàng như mật”, Yên Bái dường như đang bung thắm sắc màu trong những vuông thổ cẩm Mường Lò; trong chếnh choáng hơi men của hội xoè ấm nóng bàn tay con gái Thái…
Khách “bay trên mùa vàng” tăng gấp 14 lần
Đã tròn 6 năm kể từ lần đầu tiên những anh chàng phi công dù lượn của Câu lạc bộ Dù lượn Vietwings Hà Nội tổ chức bay thử nghiệm trên đèo Khau Phạ. Một năm sau, Festival “Bay trên mùa vàng” được khai sinh với một trong những tiêu chí quan trọng là tôn vinh và quảng bá về Danh thắng quốc gia Ruộng bậc thang Mù Cang Chải. 700ha uốn lượn hùng vĩ quanh các sườn núi, suốt từ đèo Khau Phạ đến trung tâm huyện lỵ, kéo mãi đến xã Hồ Bốn giáp ranh với huyện Than Uyên của tỉnh Lai Châu…, tất cả, thực sự đã trở thành “đặc sản” không chỉ của Mù Cang Chải hay Yên Bái. Có lẽ vì thế mà sau 5 năm tổ chức, lượng du khách đến với sự kiện đã tăng từ hơn 1.000 người (năm 2013) lên hơn 14.000 (năm 2017). Tăng gấp 14 lần! Con số ấy không chỉ thể hiện giá trị của bộ môn dù lượn đối với du khách; nó còn là minh chứng cho việc Di sản quốc gia Ruộng bậc thang đã thực sự quyến mời.
Bay trên mùa vàng. Ảnh: Thanh Miền
Phải nói là các nghệ nhân đẽo ruộng, đẽo đá, rồi tổ chức dẫn nước đều khắp cho các cái “thang” của Di sản quốc gia ruộng bậc thang quá tài hoa. Nhất là khi mà mỗi “bậc” chỉ bé bằng hai đường bừa thế kia. Nước từ đỉnh núi, dẫn theo máng gỗ, máng tre thô đã chia đều khắp các “thang” ruộng, những thang ruộng ấy kéo dài và chia bậc cao tới hàng trăm mét. Nước ngập đều các chân lúa, “sóng” trong chân ruộng không nông, không sâu, không bị úng khi mưa, không bị hạn khi nắng lớn, cái khó là phải chia nước cho đều khắp cho từng gốc lúa ở cả một quả núi mênh mông; trong khi, từ “thang” ruộng đỉnh núi đến cái thang chỉ gồm hai hàng lúa ở chân núi là cả nghìn mét sâu! Đời này qua đời khác, nỗ lực, đúc rút, bà con đã đẽo tạc được cả một hệ thống kỳ quan ruộng bậc thang như ngày nay. Và, họ tin: Để cấy lúa nước trên đỉnh núi cao hơn 2.600m so với mực nước biển như thế, nhất định phải có sự giúp sức của các vị thần linh (Giàng)
Chiếm 92% dân số toàn huyện Mù Cang Chải, người Mông trắng, Mông đen, Mông đỏ, Mông hoa ở nơi này đã chung sức bao đời, kiên cường dựng nên Kỳ quan Di sản quốc gia Ruộng bậc thang. Không đơn giản là những bức gấm hoa bậc thang trong từng tầng nấc nước long lanh, trong lúa vàng, lúa xanh ảo diệu. Không đơn giản là những bức ảnh đẹp từng liên tiếp nhận các giải thưởng trong nước và quốc tế nhờ chụp ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Hơn thế, ruộng bậc thang còn là pho sử về phương thức canh tác, về tâm linh, văn hoá, lịch sử, tộc người. Là bí kíp tạo tác, sử dụng, bảo vệ, gieo hái trên ruộng bậc thang không chỉ của các nghệ nhân làm ruộng, mà là của cả cộng đồng, suốt nhiều thế hệ, mỗi nông phu là một nghệ sỹ. Ai đó bảo, để thấy được vẻ đẹp, khúc tráng ca của sức người biến núi cao đất dốc bạc màu thành hạt vàng hạt bạc, bạn nên ghé Mù Cang Chải vào cả cái mùa bà con đã gặt xong mà chưa đụng đậy cấy, chưa tháo nước non gì. Khi mà ruộng chỉ có trơ lơ đất, bạn sẽ có cái nhìn chân thật nhất về sự kiên cường, lãng mạn, phóng khoáng của người Mông.
Du khách đến làng. Ảnh: Thanh Miền
Có lẽ vì thế mà từ năm 2017 huyện Mù Cang Chải đã tổ chức thêm sự kiện “Bay trên mùa nước đổ” vào vụ lúa tháng 5. Còn tháng 9 này, mùa thứ 6 Festival dù lượn “Bay trên mùa vàng 2018″ tiếp tục do Câu lạc bộ Dù lượn Vietwings Hà Nội phối hợp tổ chức cùng UBND huyện Mù Cang Chải. Ngày 21 – 23.9 tới đây, lễ hội “Bay trên mùa vàng 2018″ có sự góp mặt của 150 khách bay đôi cùng 200 phi công trong và ngoài nước. Chủ nhiệm Câu lạc bộ Dù lượn Vietwings Hà Nội cho biết, Festival dù lượn “Bay trên mua vang 2018″ se đươc tô chưc quy mô, mới mẻ và hiêu qua hơn, hương tơi môt lê hôi câp quôc gia đê đap ưng đươc nhu câu cua du khach va cac phi công trong và ngoai nươc. Khách đến tham dự sẽ được thỏa sức sáng tạo trang phục, phụ kiện và cùng tham gia vào lễ hội hóa trang với các phi công và người dân địa phương. Những thông điệp về di sản, bảo vệ di sản để phát triển văn hóa, du lịch bền vững đã thông qua những cánh dù để tiếp cận rộng rãi hơn tới người dân, tới cả du khách năm châu bốn biển.
Video đang HOT
Vẻ hoang sơ quyến rũ của homestay bản Thái
Trong khi nhiều địa phương miền xuôi còn đang phấn đấu đạt từng tiêu chí nông thôn mới, thì ở xã miền núi Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ, bà con đã cán đích nông thôn mới đầy ngoạn mục. Độc đáo hơn, kết quả ấy lại đến từ mô hình du lịch cộng đồng rất cuốn hút trong mắt du khách nước ngoài.
Sự thân thiện. Ảnh: Thanh Miền
Nghĩa Lợi nằm bên dòng Ngòi Thia, những nếp nhà sàn như điểm những nốt nâu trầm giữa xanh rì đồng ruộng, cỏ cây. Nếu nói văn hoá vùng Mường Lò là điểm nhấn sâu đậm của văn hoá Yên Bái, thì có lẽ Nghĩa Lợi là một trong những nơi neo lại gần như vẹn nguyên bản sắc văn hoá Mường Lò. 100% bà con người Thái nơi này vẫn giữ và duy trì những lễ hội truyền thống như Tết Xíp xí, Rằm tháng Giêng, hội Hạn Khuống… hay những điệu khắp, điệu múa dân gian; những trò chơi truyền thống như ném còn, tó mắc lẹ, leo cột mỡ, đua mảng…
Ông Lường Văn Hà, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Lợi hóm hỉnh bảo, xã nhà vừa thành công trong xây dựng nông thôn mới, vừa phát triển được du lịch là tại… cái sự liều. Bảy năm trước đăng ký xây dựng nông thôn mới, Nghĩa Lợi vẫn là xã nghèo, thuần nông, chỉ đạt 1/19 tiêu chí nông thôn mới. Bấy giờ Nghĩa Lợi đã quyết tâm chuyển hướng từ cây lúa, con trâu sang ngành công nghiệp không khói – du lịch. Từ 13 hộ ban đầu, bây giờ Nghĩa Lợi có 20 hộ làm du lịch cộng đồng. Hai mươi hộ ấy là hai mươi nếp nhà sàn rộng thênh thang giữa khu vườn rợp bóng, vườn cây, ao cá cũng đủ đầy. Những nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre đan, chế tác nhạc cụ dân tộc cũng vì thế mà hồi sinh.
Không chỉ thế, người Thái Mường Lò còn có nền văn hoá ẩm thực vô cùng đặc sắc và phong phú. Nào là pa pỉnh tộp, thịt trâu sấy, xôi ngũ sắc, lươn đồng sấy, thịt lợn chua rang, gỏi thịt lợn, cơm lam, các món thịt nướng, rêu đá, nộm hoa ban… Dù là những mâm cơm thờ cúng hay những bữa ăn hằng ngày, bà con đều chú trọng. Các món ăn chế biến một cách cẩn thận, cầu kỳ theo nhiều phương thức với những loại nguyên liệu riêng. Các loại gia vị cũng cầu kỳ, độc đáo. Riêng gia vị của món lạp cá thôi đã đủ thấy cầu kỳ: Thính gạo, gừng tươi băm nhỏ, mùi tàu, húng hạt tiêu giã nhuyễn cùng ớt tươi nướng…
Homestay – ba cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với bà con) trong những tour du lịch cộng đồng ở Nghĩa Lợi được du khách nước ngoài ưa chuộng bao nhiêu thì ẩm thực nhà sàn của bà con lại khiến họ thích thú bấy nhiêu. Chị Lường Thị Chung ở bản Chao Hạ bảo, khách nước ngoài thường tròn xoe mắt rồi ồ lên ngạc nhiên khi nghe chị giới thiệu nguyên liệu từng món, rồi cách chế biến, và đặc biệt là những câu chuyện văn hoá trong từng món ăn.
Mấy năm nay, ngoài du lịch cộng đồng, miền Tây Yên Bái còn được nhiều người biết đến với du lịch trải nghiệm nông nghiệp. Đặc biệt là dệt thổ cẩm và theo trâu đi cày. Hơn 1.000 hộ dân của TX. Nghĩa Lộ đã hình thành nên những làng nghề dệt truyền thống rất thu hút khách du lịch: Thôn Đêu ở xã Nghĩa An; bản Pá Khết, bản Lè ở phường Trung Tâm; bản Chao Hạ ở xã Nghĩa Lợi… Mỗi khách du lịch đến làng đều cố nán lại bên khung cửi để xem những người phụ nữ nơi này đã “biến hoá” ra sao để có được những vuông thổ cẩm mà họ mang về trời Tây làm kỷ niệm. Hàng nghìn khung dệt hoạt động quanh năm đã điểm thêm nhiều sắc màu rực rỡ cho văn hoá nơi này.
Trên Mù Cang Chải, có khi gần hai chục nam thanh nữ tú mắt xanh mũi lõ cùng quần đùi áo cộc, mỗi người cầm một cái cuốc băm bổ xuống nền ruộng vũng vĩnh đất bùn. Có khi là một cô em tóc hung bì bõm cầm dây thừng dắt mũi… trâu, cô phía sau cầm bừa đi theo con trâu quanh khắp khoanh ruộng bậc thang trên lưng chừng núi. Những hình ảnh xúc động về cung cách làm du lịch đồng rừng.
Sắc màu dân tộc.
Yên Bái bây giờ không chỉ có “Bay trên mùa vàng”, ruộng bậc thang Mù Cang Chải, thổ cẩm hay múa xoè. Vài năm gần đây, loại hình du lịch trải nghiệm – làm ruộng, trồng rau, hái táo mèo đã làm tăng thêm sản phẩm du lịch của mảnh đất này. Yên Bái cũng không chỉ có hai mùa lúa, hoa tam giác mạch, hoa cải cũng đã được gieo trồng thêm để làm sao suốt bốn mùa Yên Bái là bốn sắc màu hoà cùng vẻ đẹp trời phút của thiên nhiên bát ngát. Bà con và mênh mông đồng đất rừng già cùng mở lòng đón du khách muôn phương. Du lịch Yên Bái đã từng bước trở thành ngành mũi nhọn, thành “con gà đẻ trứng vàng” như thế.
Mới đây, dân phượt còn sốt xình xịch với điểm check in “mới toe” ở Trạm Tấu: Đỉnh Tà Xùa, Tà Chì Nhù, và đặc biệt là suối nước nóng. Cách trung tâm thị trấn chỉ khoảng 2km, suối nước nóng khoảng 600m2 lúc nào cũng bảng lảng khói sương. Màu trong xanh của nước hoà với màu xanh, vàng của những thửa ruộng bậc thang, xung quanh là núi non trùng điệp thắt những vành khăn voan mây trắng; đôi ba nếp nhà sàn, đơn sơ thôi mà lành lẽ, mộng mơ hơn bất cứ khu nghỉ dưỡng cao cấp nào
Theo laodong.vn
Lên lịch ghé mùa vàng Mù Cang Chải và trải nghiệm Festival dù lượn 2018
Chỉ còn vài ngày nữa sẽ diễn ra Festival dù lượn 'Bay trên mùa vàng 2018' tại Mù Cang Chải (Yên Bái).
Theo thông tin từ Ban tổ chức, năm nay Festival dù lượn 'Bay trên mùa vàng 2018' sẽ bắt đầu diễn ra từ ngày 21-23/9 tại Yên Bái. Đây là sự kiện hàng năm được tổ chức bởi UBND huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) phối hợp với Câu lạc bộ Vietwings Hà Nội thực hiện.
Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động Lễ hội khám phá danh thắng quốc gia ruộng bậc thang huyện Mù Cang Chải năm 2018, nhằm tôn vinh vẻ đẹp của danh thắng quốc gia và các giá trị văn hóa truyền thống.
Bay trên mùa vàng Mù Căng Chải lần đầu tiên được tổ chức vào năm 2013. Cho đến nay, số lượng du khách đến tham quan nghỉ dưỡng và tham gia hoạt động nhảy dù đã tăng gấp 14 lần.
Ngoài việc hòa mình trong không khí của sự kiện dù lượn, du khách cũng đừng quên bỏ túi những địa điểm du lịch nổi tiếng nên đến tại Mù Cang Chải trong tháng 9 này.
Đèo Khau Phạ
Được coi là một trong những điểm đến lý tưởng nhất tại Mù Cang Chải vào mùa lúa chín, đèo Khau Phạ được đánh giá là cung đường quanh co, uốn lượn và dốc thẳng đứng bậc nhất tại Việt Nam. Từ đèo Khau Phạ du khách có thể chiêm ngưỡng những triền ruộng bậc thang lúa chín vàng của người H'Mông giữa bốn bề núi non hùng vĩ.
Xã Tú Lệ
Xã Tú Lệ hay còn được gọi là thung lũng Tú Lệ (thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái). Đây là điểm dừng chân lý tưởng dành cho các du khách khi đến với Mù Căng Chải. Ghé thăm Tú Lệ vào mùa lúa chín, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng thơm nồng, hay lặng ngắm khung cảnh hùng vĩ của miền sơn cước trong nắng sớm.
Bản Lìm Mông
Thuộc xã Cao Pạ, huyện Mù Cang Chải, bản Lìm Mông luôn hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà sàn chênh vênh trên triền đồi, bởi những ruộng bậc thang lúa chín vàng ươm hay còn là hình ảnh những em bé vùng cao má đỏ hây hây theo mẹ đi chợ phiên vào sáng sớm.
Xã La Pán Tẩn
Nhắc đến những địa điểm ngắm mùa vàng Mù Căng Chải đẹp nhất mà quên đi La Pán Tẩu thì quả là một thiếu sót lớn. Được Bộ VH,TT&DL xếp hạng Di tích danh thắng cấp Quốc gia từ năm 2007, La Pán Tẩn luôn hấp dẫn du khách bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và những sắc vàng rực rỡ trên các triền đồi...
Theo dulichpetrotimes.vn
Quên lối về giữa miền sơn cước Mù Căng Chải rực màu nắng Mù Căng Chải, Yên Bái phơi hết vẻ đẹp rực rỡ và say lòng người vào giữa tháng 9 đầu tháng 10. Đây là khoảng thời gian đẹp nhất nếu ai muốn đặt chân đến vùng quê Tây Bắc này du lịch, cũng là mùa lúa chín, mùa của màu vàng trải khắp mọi nơi. Mù Căng Chải là một huyện vùng cao...