Dưới cái nhìn của khoa học giác quan thứ 6 là gì?
Giác quan thứ 6 hay còn gọi là trực giác, linh cảm,… dường như vẫn còn là điều bí ẩn trong cuộc sống của nhiều người.
Nhưng chính xác nó là gì, và cái gì kiểm soát nó?
Giác quan thứ sáu là gì?
Giác quan thứ sáu là một khái niệm gây tranh cãi rất nhiều trong cộng đồng khoa học. Một số người tin rằng đó là một hiện tượng tâm lý, hay quá trình xử lý và phân tích thông tin môi trường một cách hiệu quả của bộ não, trong khi những người khác tin rằng đó là một năng lực nhận thức đôi khi là siêu nhiên liên quan đến thế giới khách quan. Dù là quan điểm nào thì cũng đều có cơ sở nhất định và gây nhiều tranh cãi.
Trong tâm lý học, giác quan thứ sáu được gọi là “linh cảm” và là một quá trình đưa ra quyết định nhanh chóng dựa trên suy nghĩ cảm xúc vô thức. Thông qua trực giác, chúng ta có thể xử lý một lượng lớn thông tin một cách vô thức, đồng thời đưa ra những phán đoán và phản hồi chính xác trong thời gian ngắn. Khả năng này rất hữu ích trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là khi phải đối mặt với các sự kiện khủng hoảng và ra quyết định phức tạp.
Giác quan thứ 6 là những linh tính trực giác mách bảo hay còn được gọi là điềm báo chuyện gì sẽ diễn ra. Nó có thể xuất hiện trong giấc mơ, hay là những cảm xúc lo lắng, bồn chồn mà con người ta khó có thể diễn tả được.
Giác quan thứ 6 tưởng như là khả năng rất kỳ diệu nhưng thực chất nó bị tác động bởi rất nhiều yếu tố khách quan.
Hiệu ứng cảm xúc và trạng thái tinh thần
Một thí nghiệm do nhà tâm lý học người Mỹ John Bargh dẫn đầu đã chỉ ra rằng cảm xúc và trạng thái tinh thần có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của trực giác. Trong thí nghiệm, các nhà nghiên cứu yêu cầu một nhóm đối tượng dự đoán “thời tiết mùa hè” và “tuổi của một người”, sau đó yêu cầu những người này hoàn thành các bài kiểm tra tâm lý và cảm xúc khác nhau.
Kết quả cho thấy, đối với hai câu hỏi trước, có sự khác biệt đáng kể trong kết quả dự đoán của các đối tượng có trạng thái cảm xúc khác nhau. Ví dụ, những đối tượng có tâm trạng không tốt có nhiều khả năng bi quan hơn trong các dự đoán của họ.
Điều này cho thấy cảm xúc và trạng thái tinh thần của chúng ta có thể ảnh hưởng đến cách chúng ta suy nghĩ và dự đoán.
Tất cả chúng ta đều có ít nhất một lần được trực giác mách bảo. Lúc đó có thể chúng ta không tin cho đến khi sự việc đó xảy ra. Một nhà khoa học người Austalia đã chỉ ra rằng ” Những linh tính, trực giác mà chúng ta cảm nhận được có thể là một thủ thuật của bộ não”.
Phản ứng vật lý
Phản ứng vật lý cũng là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hiệu suất trực quan. Một số thí nghiệm đã chỉ ra rằng trong những tình huống khẩn cấp, nguy hiểm và căng thẳng cao độ, cơ thể chúng ta sẽ áp dụng phản ứng bỏ chạy hoặc “chiến đấu” một cách tự nhiên, và trực giác của con người hoạt động tốt hơn trong những tình huống như vậy.
Đồng thời, tập thể dục và duy trì thể trạng tốt có thể cải thiện chức năng hô hấp của tim, tăng cung cấp oxy và cải thiện chức năng của hệ thần kinh, có lợi cho việc cải thiện khả năng nhận thức của chúng ta.
Chúng ta vẫn nghe nhiều người nói về giác quan thứ 6 – khái niệm này chỉ khả năng tiếp nhận thông tin qua một qua siêu nhiên vượt trội hơn 5 giác quan còn lại. Như vậy con người có khả năng cảm nhận, linh tính một việc nào đó có thể sắp diễn ra. Tuy nhiên khả năng siêu nhiên này vẫn là một bí ẩn với nhân loại.
Thảo luận về thí nghiệm khoa học
Vào năm 2009, một nghiên cứu của Đại học Pennsylvania đã phát hiện ra rằng bộ não con người có thể nhận ra một số thông tin liên quan đến nhận thức trước trong một khoảng thời gian ngắn, đặc biệt là trong trường hợp xảy ra các sự kiện khủng hoảng.
Ví dụ, khi chúng ta đối mặt với nguy hiểm, mắt chúng ta sẽ tự động tập trung vào các khía cạnh hoặc các phần nguy hiểm, bởi vì những nơi này có thể có các dấu hiệu cảnh báo. Đây là bản năng của sự nhạy cảm và khả năng thích ứng của bộ não con người, giúp chúng ta nhận thức và phản ứng nhanh để bảo vệ chính mình.
Giác quan thứ 6 còn có thể xảy ra ở động vật bậc thấp như “chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng bay vừa thì râm”. Đó là dấu hiệu khi chúng cảm nhận được trời sắp mưa hay nguy hiểm sắp ập tới. Điều này có thể lí giải như sau: Đó là sự liên kết giữa trường vật lý với trường sinh hoc mà động vật cũng có thể cảm nhận được.
Ngoài ra, một thí nghiệm được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học College London cho thấy trực giác của mọi người sẽ trở nên chính xác hơn khi các đối tượng tương tác với người khác.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra eye-tracking đối với những người tham gia thí nghiệm và phát hiện ra rằng khi một người cầm một đồ vật và tương tác với người khác, điểm tập trung của người quan sát sẽ rơi vào đồ vật này nhiều hơn và độ chính xác dự đoán của họ lúc này cũng cao hơn. Điều này càng minh họa ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với trực giác của con người.
Giác quan thứ sáu luôn là một chủ đề bí ẩn và gây tranh cãi. Mặc dù chúng ta không thể đạt được sức mạnh siêu nhiên, nhưng chúng ta có thể cải thiện nhận thức và khả năng dự đoán của mình bằng cách điều chỉnh cảm xúc và trạng thái, duy trì sức khỏe thể chất và hiểu được sự tương tác giữa các vật thể và môi trường để thích nghi tốt hơn với môi trường xung quanh và ứng phó với các cuộc khủng hoảng.
Ngoài ra, các thí nghiệm và nghiên cứu khoa học trong tương lai sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về trực giác và nhận thức của con người, khiến chúng ta nhận thức rõ hơn về hiện tượng bí ẩn và thú vị này.
Tóm lại, sự thật của giác quan thứ sáu vẫn còn là một bí ẩn, nhưng chúng ta có thể khám phá những bí ẩn và bí mật của nó sâu hơn thông qua các thí nghiệm khoa học, các trường hợp và nghiên cứu lý thuyết.
Nguồn: Grunge; Phys.org; USGS
Đức Khương
Phát hiện loài động vật ăn thịt có túi, mắt ngựa, răng kiếm
Nghiên cứu về loài Thylacosmiluss mô tả những phát hiện dựa trên phân tích hộp sọ của con vật, được công bố hôm 21.3 trên tạp chí Communications Biology.
Một loài động vật được coi là khác thường, có răng nanh tương tự răng nanh của mèo răng kiếm, và đôi mắt to của loài bò sống ở Nam Mỹ khoảng 5 triệu năm trước.
Theo một nghiên cứu mới, để săn thành công con mồi và sống sót, loài "răng kiếm có túi", được đặt tên là Thylacosmilus atrox, đã thích nghi để nhìn thế giới theo một cách độc đáo, bởi vì răng nanh của nó nhô ra khỏi miệng hết cỡ nên chân răng của chúng có rễ quấn trên đỉnh hộp sọ để tạo độ bám.
Mô phỏng loài Thylacosmiluss
Tác giả chính của nghiên cứu về Thylacosmiluss là Charlene Gaillard, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Viện Nivology, Glaciology và khoa học môi trường quốc gia ở Mendoza (Argentina) cho biết: "Chúng không chỉ lớn mà còn phát triển không ngừng đến mức chân răng còn khoan sâu đến tận đỉnh họp sọ".
Nghiên cứu về loài Thylacosmiluss mô tả những phát hiện dựa trên phân tích hộp sọ của con vật, được công bố hôm thứ ba trên tạp chí Communications Biology.
Các nhà nghiên cứu cho rằng Thylacosmilus là loài siêu ăn thịt - một loài động vật có chế độ ăn khoảng 75% là thịt, tương tự sư tử. Nhưng không giống như hầu hết các loài săn mồi có mắt hướng về phía trước và tầm nhìn 3 chiều trọn vẹn để giúp truy kích con mồi, sinh vật này có cặp mắt ở hai phía hộp sọ giống như mắt ngựa.
Vị trí của những chiếc răng nanh lớn của loài Thylacosmilus đồng nghĩa với việc không có chỗ cho con vật có mắt ở phía trước khuôn mặt của nó. Đôi mắt không còn trong hồ sơ hóa thạch, nhưng hốc mắt trong hộp sọ có thể giúp các nhà nghiên cứu xác định thêm về đặc tính thị giác của các sinh vật đã tuyệt chủng.
Nhận thức chiều sâu thị giác
Nhà nghiên cứu Gaillard đã sử dụng công nghệ tái tạo ảo 3D và quét CT để phân tích hộp sọ Thylacosmilus và so sánh với hộp sọ của các động vật có vú khác, đặc biệt là động vật ăn thịt.
Nhà nữ nghiên cứu này xác định rằng hốc mắt của Thylacosmilus được định hướng theo chiều dọc hơn các động vật tương tự khác để đạt được cảm nhận về chiều sâu.
"Thylacosmilus có tầm nhìn rộng kiểu toàn cảnh. Một cách để bạn dễ hình dung là nó giống với cách khi bạn chụp một bức ảnh toàn cảnh bằng điện thoại di động của mình. Hình ảnh thu được là một góc nhìn rộng của phong cảnh và chấp nhận các yếu tố riêng lẻ của phong cảnh lại khó biệt lập, khó tập trung hơn".
Đồng tác giả nghiên cứu Analia M. Forasiep, nhà nghiên cứu tại Hội đồng Nghiên cứu khoa học và kỹ thuật quốc gia - CONICET (cơ quan nghiên cứu khoa học Argentina) cho biết khoảng 70% trường thị giác (từ 2 mắt) của Thylacosmilus có thể chồng lên nhau, đủ để giúp nó thành một kẻ săn mồi thành công.
Đồng tác giả nghiên cứu Ross D.E. MacPhee, người phụ trách cao cấp về động vật có vú tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Mỹ ở TP.New York cho biết thêm: "Việc phân tích bộ xương của Thylacosmilus, kết hợp với hiểu biết của các nhà nghiên cứu về tầm nhìn của nó, cho thấy loài vật này không có khả năng đuổi theo con mồi với tốc độ cao. Họ hàng của thú có túi cổ đại giống như những con mèo lớn săn mồi và nặng khoảng 100kg. Tuy nhiên, nhiều khả năng Thylacosmilus là loài động vật "nằm phục kích, ẩn mình nơi kín đáo và chờ đợi một con mồi có khả năng xuất hiện".
Với một con mồi trong tầm mắt và khoảng cách đủ gần, Thylacosmilus sẽ có thể giáng một đòn chí mạng bằng cách lao vào mục tiêu và cắm chiếc răng nanh khổng lồ của nó vào con mồi.
Hộp sọ tiến hóa kỳ lạ
Ngoài sự thích nghi bất thường để phù hợp với những chiếc răng khểnh, hộp sọ của Thylacosmilus còn có cấu trúc xương giúp đóng hốc mắt của nó từ một bên để tránh biến dạng và phồng lên quá mức khi ăn, vì nhãn cầu của nó rất gần với cơ nhai.
Các nhà nghiên cứu tin rằng Thylacosmilus đã tuyệt chủng do những thay đổi môi trường làm thay đổi cảnh quan Nam Mỹ 3 triệu năm trước, khiến con mồi của nó trở nên khan hiếm. Và một khi Thylacosmilus biến mất, những con mèo răng kiếm từ Bắc Mỹ di chuyển về phía nam để chiếm lấy vị trí của chúng như những kẻ săn mồi. Những con mèo răng kiếm này, chẳng hạn như Smilodon, sống trên khắp Bắc Mỹ mới chỉ tuyệt chủng 11.000 năm trước.
Nghiên cứu về loài Thylacosmilus đã tạo ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời, chẳng hạn như tại sao nó là loài động vật duy nhất có răng với kích thước lớn đến mức đòi hỏi sự thích nghi của hộp sọ.
Gaillard nói: "Nó có thể khiến việc săn mồi trở nên dễ dàng hơn theo một cách nào đó. Răng nanh của Thylacosmilus không bị mòn, giống như răng cửa của loài gặm nhấm. Thay vào đó, chúng dường như tiếp tục phát triển ở phía gốc, cuối cùng kéo dài gần như ra phía sau hộp sọ".
Các nhà nghiên cứu cũng muốn khám phá xem con vật có thể đã sử dụng các giác quan khác như thế nào để giúp nó săn mồi.
Forasiepi nói: "Có một điều rõ ràng: Thylacosmilus không phải là một loài quái dị về bản chất... vào thời điểm và môi trường sống của nó. Thật đáng kinh ngạc khi với bộ dạng như vậy mà nó đã xoay xở để sống sót như một kẻ săn mồi phục kích. Chúng ta giờ đây có thể coi đó là một điều bất thường bởi vì nó không phù hợp với các phạm trù định sẵn của chúng ta về hình dạng của một động vật có vú săn mồi thành công, nhưng sự tiến hóa tạo ra các quy tắc của riêng nó".
Camera dưới đáy Nam Cực phát hiện bất ngờ tại nghĩa địa cá voi Theo nhóm nghiên cứu, đứng đầu là giáo sư sinh thái học Kathrin Bolstad tại ĐH Công nghệ Auckland (New Zealand), việc bắt gặp nghĩa địa cá voi là hoàn toàn tình cờ trong một chuyến thám hiểm vào năm 2017. Nhận thấy đây là phát hiện hiếm gặp, nên nhóm nghiên cứu đã dùng camera ghi lại thước phim có độ phân...