Dưới bóng cờ bay – Kỳ 3: “Đã thành đồng chí chung câu quân hành”…
Tôi nhớ, năm tôi chừng 6-7 tuổi, có lần bão to đổ bộ. Tiếng gió rít liên hồi, tiếng mái ngói rơi loảng xoảng. Mẹ vơ vội tay hai chị em tôi lánh tạm dưới chiếc bàn gỗ trong nhà.
Nước dâng lên rất nhanh, dập dềnh dưới chân bàn lạnh buốt. Điện mất và trời thì tối đen như mực. Đêm đó mẹ ôm chặt hai chị em tôi ngồi trú bão dưới cái bàn gỗ nhỏ ấy. Tiếng mẹ dỗ dành em tôi hòa vào trong tiếng sấm, hòa trong tiếng gió, tiếng mưa… Lúc bố về, bão đã tan… Bố tôi cũng là một người lính…
Những người con “ngang hông”
Căn nhà nhỏ của em Võ Thị Ngọc Huyền (học sinh lớp 5A, trường tiểu học 2 thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) buổi chiều ngày 4-11 trở nên rộn rã, tươi vui hơn khi có các chú bộ đội Đồn biên phòng Rạch Gốc (Bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau) đến thăm. Ban đầu khi thấy sự xuất hiện của những người khách lạ là các cô chú PV, Huyền có vẻ rụt rè. Nhưng nhận ra người quen là chú Bùi Tự Đắc của Đồn biên phòng Rạch Gốc, rất nhanh em lại trở về với dáng vẻ vui tươi, hồn nhiên của lứa tuổi học trò.
Huyền nhanh nhẹn mang tập vở ra khoe với chú Đắc. Trong lúc Đại úy Bùi Tự Đắc hướng dẫn học bài, tôi được nghe người cô của Huyền chia sẻ về hoàn cảnh của em. Mẹ mất khi Huyền còn rất nhỏ. Bố em cũng không may mắc bệnh hiểm nghèo nên phải thường xuyên xa nhà để chạy chữa. Thương cháu còn nhỏ đã mồ côi mẹ nên dẫu cảnh nhà cũng còn nhiều khó khăn, vất vả, thường xuyên thiếu trước hụt sau, gia đình cô Huyền vẫn xin đón em về nuôi dưỡng, chăm sóc.
Biết hoàn cảnh của Huyền, Đồn biên phòng Rạch Gốc đã thường xuyên giúp đỡ, động viên em cố gắng vượt qua hoàn cảnh, vươn lên trong học tập. Cán bộ, chiến sỹ của đồn đã chắt chiu dành một phần lương của mình, gom góp lại để đầu năm học có được số tiền 4,5 triệu đồng trao cho gia đình người cô của Huyền.
Có các chú bộ đội hỗ trợ, Huyền có thêm bộ sách giáo khoa, có thêm cây bút, cuốn vở, có bộ quần áo mới đến trường. Nhưng ấm áp hơn là em biết rằng, em luôn nhận được tình yêu thương, sẻ chia của cuộc đời, của các chú bộ đội. Để thêm yêu tin vào cuộc đời, để vững lòng, vững tin mà vững bước chân tới trường và vững bước trên con đường sau này.
Hiện nay cùng với trường hợp của cháu Huyền, Đồn biên Phòng Rạch Gốc cũng dành nhiều quan tâm giúp đỡ, động viên các trường hợp khó khăn khác. Năm 2019, triển khai chương trình “Nâng bước em tới trường”, cán bộ chiến sỹ của đồn đã tặng 4 suất học bổng cho các em học sinh nghèo, mỗi suất trị giá 4,5 triệu đồng.
Trong rất nhiều cuộc trò chuyện với Trung úy Phan Minh Vương (Đồn biên phòng Cái Cùng, tỉnh Bạc Liêu), dù có khi là trực tiếp đề cập đến, có khi là đặt trong sự kết nối với rất nhiều câu chuyện khác về người lính, thì hình ảnh những đứa trẻ nghèo ở khu vực đê ngoài rừng phòng hộ mương 2, ấp Vĩnh Mới, xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu vẫn cứ luôn xuất hiện trở đi trở lại như một nỗi niềm trăn trở.
Những cháu nhỏ ở đây, có nhiều cháu sinh ra không biết cha mình là ai. Gia đình không có đất đai canh tác, các cháu cùng với người lớn phải sống bám vào bì rừng, mò cua bắt ốc, làm thuê làm mướn đắp đổi kiếm cái ăn qua ngày. Không có giấy khai sinh nên nhiều cháu đến tuổi mà chưa được đi học. Đồn biên phòng Cái Cùng đã phối hợp với chính quyền địa phương thường xuyên thăm nom, động viên các cháu. Đặc biệt là hoàn thiện các thủ tục để làm giấy khai sinh cho các cháu đủ điều kiện đến trường.
Video đang HOT
Vương thường gọi vui những cháu nhỏ con nuôi của Đồn biên phòng là “những đứa con ngang hông”. Và lần nào nhắc đến những đứa trẻ nghèo ấy, giọng em cũng đong đầy sự quan tâm, lo lắng, chan chứa thương yêu…
Trung úy Tô Ngọc Quý (thứ 7 từ trái sang) cùng các chiến sỹ Đồn biên phòng Khánh Hội phối hợp xã Đoàn Khánh Hội và Đoàn thanh niên tình nguyện trường ĐH Y dược Cần Thơ thực hiện Chiến dịch Hãy làm sạch biển năm 2019. Ảnh: Thanh Hải
“Lớp cha trước, lớp con sau…”
Với Trung úy Tô Ngọc Quý – Đội trưởng vũ trang, Đồn biên phòng Khánh Hội (bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau), hành trình khoác lên mình màu xanh áo lính của em luôn có điểm tựa vững chắc. Đó là tình yêu thương và niềm tin tưởng của người cha – cũng là một người lính – Thượng tá Tô Thanh Ngoan, Chính trị viên Đồn biên phòng Khánh Tiến (bộ đội biên phòng tỉnh Cà Mau).
Trong ký ức của Quý, những ngày vui nhất là những ngày được theo mẹ lên đồn thăm cha. “Sau những giờ huấn luyện, đêm đến hai cha con mới được gần gũi, chuyện trò nhiều. Và em nhớ cha hay dạy em đọc mấy câu thơ của Bác Hồ: “Non xanh nước biếc trùng trùng/ Giữ gìn Tổ quốc ta không ngại ngùng gian lao”. Những câu thơ ấy, Quý nhớ và thuộc rất nhanh. Nhưng để cảm được, hiểu được, em đã phải nhìn vào cuộc đời người lính của cha mình, cuộc đời những người đồng đội của ông và có lẽ là cả cuộc đời là người lính của em về sau này nữa.
“Hồi nhỏ, em vẫn luôn có ý trách cha. Vì lúc nào em cũng phải chờ rất lâu mới thấy cha về thăm nhà. Vì là việc lớn, việc nhỏ trong nhà, cha đều không thể ở bên mấy mẹ con. Như mỗi lần bão về, cha cùng các bác, các chú phải hướng dẫn bà con ngư dân neo đậu tàu thuyền vào nơi trú ẩn an toàn. Bão tan, cha lại cùng người dân lo khắc phục hậu quả thiên tai. Lo xong việc của nhân dân rồi mới lo đến việc nhà mình. Mà lúc lo đến việc nhà mình có khi là việc nhà đã xong rồi”, giọng Quý chậm rãi kể. Tôi cũng bần thần hồi lâu.
Có rất nhiều khi, cuộc chuyện trò của em và tôi rơi vào những khoảng lặng im như thế. Trong những giây phút lặng yên đấy, em sống với ký ức về thời thơ ấu đã qua. Còn tôi, tôi như thấy lại hình ảnh của mình trong những câu chuyện em kể và miên man trong hoài niệm của riêng mình. Trong hoài niệm ấy, có tiếng xe Hon đa quen thuộc của bố tôi. Đó là thanh âm tôi nhớ và cũng khao khát được nghe vô cùng. Mỗi lần nghe thấy tiếng xe gần xa ngoài ngõ, biết là bố về, tôi chạy vụt ra, lắm khi không kịp cả xỏ dép. Hoài niệm ấy như vừa mới đây thôi…
Hờn dỗi cha, nhưng hình ảnh về người cha, người lính cũng đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng Quý. Khao khát được trở thành một người lính, được sống có ích, được cống hiến giống như người cha của mình cứ thế ngày một được nhen nhóm dần. Quý đã rất cố gắng, nỗ lực cho ước mơ ấy. Ước mơ gần hơn khi em thi đỗ vào Học viện Biên phòng.
“Con hãy luôn cố gắng phấn đấu, học tập và rèn luyện. Chặng đường sắp tới sẽ luôn nhiều vất vả, khó khăn nhưng hãy vững tin vì gia đình sẽ luôn ở bên, ủng hộ con”. Hành trang của Quý khi bước chân vào Học viên Biên phòng luôn có lời nhắn nhủ, dặn dò của người cha. Em tốt nghiệp Học viên Biên phòng loại giỏi. Khi được phân công về công tác tại Đồn biên phòng Khánh Hội, Quý lại một lần nữa được nghe lời dặn dò của cha. “Bây giờ con đã là người lính. Hãy sống và làm việc vì nhân dân, hãy đặt đạo đức lên hàng đầu”. Lời dặn ấy là lời dặn của người cha, cũng là lời dặn, lời răn của người đồng chí, của thế hệ cha anh đi trước. Nghiêm khắc hơn và cũng chứa đứng nhiều tin tưởng, trông mong hơn.
Giờ đây khi đã được khoác trên mình màu xanh áo lính, đã được cùng cha “chung câu quân hành”, người lính trẻ tuổi ấy (Quý SN 1995) mỗi ngày lại càng hiểu thêm sự vất vả, hy sinh của cha mình cũng như của bao nhiều người lính khác. Em hiểu và cảm thông hơn, trân trọng và tự hào nhiều hơn. Cũng vì đó mà đã nỗ lực, cố gắng nhiều hơn.
Và tôi, được gần gũi, chuyện trò với những người lính biên phòng nơi đây- tôi có dịp nhìn lại để hiểu thêm về cuộc đời người lính của bố tôi năm xưa, để không còn cảm giác “hờn dỗi” bố ngày tôi còn nhỏ mỗi khi bố bận công tác không về được. Để cũng như Quý, khi đã hiểu, tôi càng thêm trân trọng, tự hào khi mình được là con của lính, trân trọng nghề báo đã cho tôi cơ hội được tiếp xúc, được viết về những người lính.
(Còn nữa)
Theo phapluatxahoi
Khổ nhất đêm Countdown đích thị là tụi học trò ôn thi: Mang cả sách giáo khoa đi "quẩy", đi về mất luôn cả bảng tuần hoàn Hóa học
Tết Dương lịch đúng đợt cao điểm ôn thi nên dù học trò có ăn chơi nhưng vẫn không dám quên nhiệm vụ học bài.
Đêm Tết Dương lịch không thể thiếu vắng những chương trình lễ hội sôi động đếm ngược thời khắc giao thừa ở khắp mọi nơi trên đất nước. Tuy nhiên vì Tết năm nay chỉ được nghỉ duy nhất 1 ngày, lại đúng đợt cao điểm ôn thi nên nhiều học trò đành phải tạm dừng việc đi chơi, chuyên tâm ngồi nhà học bài.
Tuy nhiên, nhiều người cũng không chịu bỏ cuộc mà đã nghĩ ra vô vàn cách "quẩy" năm mới vô cùng sáng tạo. Như trường hợp của nam sinh dưới dưới đây là ví dụ điển hình. Trong thời gian chờ countdown, cậu bạn liền mang theo sách vở đi học. Và khi mọi người cùng hòa chung vào lễ hội, nam sinh liền lấy luôn quyển sách giáo khoa tiếng Anh làm đạo cụ "quẩy". Hình ảnh sau đó đã được chủ nhân giải thích bằng dòng trạng thái hài hước: " Đang đi countdown 2020 thì chợt nhớ có bài tập về nhà".
Khi bạn đang đi countdown thì chợt nhớ có bài tập về nhà. (Ảnh: Minh Đạt)
Ngay sau khi bài viết được đăng tải đã thu về rất nhiều bình luận đồng cảm của cộng đồng mạng. Ai cũng công nhận thời gian nghỉ Tết năm nay quá ngắn nhưng ở nhà ngồi học thì chẳng ai nỡ nên việc mang theo sách vở đi ôn đúng là ý tưởng quá hợp lý. Thực tế không chỉ cậu bạn này mà chúng ta có thể bắt gặp không ít học sinh đi sự kiện nhưng vẫn không quên mang theo sách vở đi "quẩy".
" Ăn chơi trong lo sợ. Nhưng vẫn không hiểu sao học hành chăm chỉ mà điểm vẫn thấp", bạn X.Q bình luận.
" Tối đi chơi, chiều vẫn không quên mang theo tờ đề đi làm nốt. Trách ai bây giờ? Trách cô giáo cho nhiều bài tập thôi", bạn C.V chia sẻ.
" Có ai thấy bảng tuần hoàn hóa của em không? Countdown xong bị bạn nào giật mất. Bao nhiêu kiến thức của người ta!", bạn X.H hài hước bình luận.
Con nhà người ta đây rồi! (Ảnh: Lương Thiện)
Không có đèn đành phải dùng tạm đèn pin điện thoại học vậy. (Ảnh: Ngọc Anh)
Đôi bạn cùng tiến đang quẩy thì chợt nhớ mai thi. (Ảnh: Đỗ Tiến Đạt)
Theo Helino
Thức đêm thức khuya học bài, sinh viên bức xúc khi thấy cảnh hầu hết phòng thi ngang nhiên sử dụng tài liệu Đáng chú ý, nhiều sinh viên lại cho rằng đi thi sử dụng tài liệu là chuyện rất bình thường, có gì mà phải làm ầm ĩ. Thậm chí, rất nhiều tài khoản dùng lời lẽ khó nghe, nói bạn sinh viên kia nên bỏ suy nghĩ chuyện trung thực trong phòng thi. Mới đây, mạng xã hội tiếp tục xôn xao vụ...