Dưới bàn tay của Tổng thống Putin, Nga sẽ vượt qua Trung Quốc
Vừa qua, trong bài viết của tác giả Michael Hersh đăng tải trên tờ Tạp chí của Mỹ “National” (National Magazine) cho biết: Nga vẫn là đối thủ địa – chính trị lớn nhất của Mỹ, họ vẫn có vai trò rất quan trọng trên thế giới, vượt qua cả Trung Quốc.
Ngay phần đầu bài viết, Hersh đã khẳng định: “Mitt Romney nói đúng: Nga vẫn là đối thủ địa – chính trị lớn nhất của chúng ta”. Ngày 07 vừa qua, Tổng thống Obama hội đàm với Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tại Nhà Trắng, cùng ngày Tổng thống Nga Putin cũng tiếp kiến ngoại trưởng Mỹ John Kerry ở điện Kremlin. Trong 2 sự kiện này, rõ ràng cuộc gặp gỡ ở Moscow có ý nghĩa quan trọng hơn.
Hersh chỉ ra, hoàn toàn có thể dự đoán, nội dung cuộc hội đàm của Tổng thống Nga với Ngoại trưởng Mỹ có liên quan đến lợi ích chung của Nga và Mỹ ở Syria và làm thế nào để ngăn chặn chủ nghĩa cực đoan lan rộng trên thế giới. Trong bài viết có đoạn: “Các bạn có thể thấy, về một số phương diện, cách tiếp cận của Kerry là rất hợp lý.
Quân đội Nga trong buổi lễ diễu binh mừng “Ngày chiến thắng Phát xít”
Dường như ông ấy muốn truyền đạt đến với người Nga những hệ lụy xấu có thể xảy ra sau cuộc khủng bố Boston. Trong thực tiễn trao đổi thông tin tình báo của 2 bên, Moscow và Washington đều rất quan tâm đến vấn đề Chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan và không nước nào hy vọng là Triều Tiên và Iran có thể sở hữu vũ khí hạt nhân”.
Video đang HOT
Trả lời câu hỏi vì sao Tổng thống Nga Putin luôn giữ lập trường cứng rắn, ông Michael Hersh cho biết: “Bởi vì, ở một mức độ nhất định, từ trước đến nay, người Mỹ chưa từng thừa nhận một sự thật quan trọng là dưới sự lãnh đạo của ông Putin, Nga đã trở thành một đối thủ lớn nhất của Mỹ. Hiện nay trên trường quốc tế, địa vị của Nga rất được coi trọng, thậm chí đã vượt qua Trung Quốc.
Hersh khẳng định: Lập trường cứng rắn của Moscow đối với Washington không chỉ đơn thuần là vấn đề thái độ, mà nó biểu hiện rõ ở chiến lược chính trị đối ngoại của Nga.
Tổng thống Nga Putin luôn bày tỏ lập trường cứng rắn đối với Mỹ
Bài viết có đoạn, sau cuộc hội đàm lần đầu tiên với Tổng thống Nga Putin ở Slovenia năm 2001, cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã nói: “Khi tôi nhìn vào mắt người đàn ông này (chỉ Putin), tôi thấy anh ấy rất trung thực và đáng tin cậy, tôi cảm thấy mình có thể hiểu được cả tâm hồn anh ấy”.
Chính giới Mỹ hiện nay đều nhìn nhận, ở thời điểm hiện nay, câu nói này của Cựu Tổng thống Mỹ có phần “ngây thơ”. Hersh cho biết, ngay từ ngày đó, Chính phủ Mỹ đã giải mã sai về mục đích thực sự của Putin. Trong thực tế, ngay từ khi đó, cả Chính phủ Nga và Putin đều cho rằng các hoạt động quân sự Mỹ tiến hành tại Iraq đã bắt đầu thất bại nhưng người Mỹ đã không hiểu được.
Đến nay, 12 năm đã trôi qua với 2 lần tái đắc cử Tổng thống và 1 nhiệm kỳ Thủ tướng, Putin đã vực Nga từ một đống đổ nát trở lại với vị thế một cường quốc. Dưới sự lãnh đạo của ông, Nga đang dần tìm lại ánh hào quang dưới thời Liên Xô khi họ một mình một cực đối chọi với Mỹ.
Mỹ luôn coi Nga mới là đối thủ địa – chính trị lớn nhất của mình
So với một Trung Quốc liên tiếp buông lời thách thức, Nga như một võ sĩ hạng nặng từ từ tiến đến ra một cú đòn quyết định knock out đối thủ. Hiên tại và trong tương lai Moscow mới là đối thủ địa – chính trị lớn nhất của Washington và cũng là đối thủ lớn nhất của họ trong chiến lược toàn cầu.
Theo ANTD
Gian nan giữ lời hứa
Ông B.Obama đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 trước Chánh án Tòa án tối cao J.Robert. Không khí của rượu champagne và những lời chúc tụng vẫn không xóa đi được những nỗi lo với ông.
Ông Obama tuyên thệ nhậm chức tổng thống lần thứ 2
Trái với tâm trạng phấn khích khi làm nên "hiện tượng lạ" B.Obama trong cuộc bầu cử tổng thống hồi năm 2008, ông chủ Nhà Trắng đang phải đối mặt với không ít thách thức. Công bằng mà nói, trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông B.Obama cũng đã làm được nhiều việc. Dù chưa hoàn toàn thoát khỏi cơn suy thoái nhưng nền kinh tế Mỹ cũng đã có dấu hiệu phục hồi. Hình ảnh một nước Mỹ biệt lập, tách biệt với thế giới bởi chủ nghĩa đơn phương cũng mờ dần trong con mắt của thế giới.
Thế nhưng, nền kinh tế Mỹ vẫn chưa thật sự khởi sắc. Chiến dịch bầu cử tổng thống vừa qua cho thấy cử tri Mỹ còn bất an đối với nền kinh tế phục hồi khá mong manh sau cuộc "đại khủng hoảng" từ năm 2008. Bằng chứng là con số thất nghiệp lên tới 12 triệu người. Giá cổ phiếu của Mỹ tiếp tục "trượt dốc" khi các công ty công bố doanh số và lợi nhuận giảm sút, dẫn đến phải cắt giảm một lượng lớn nhân công.
2012 cũng là năm thứ 4 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách bị thâm hụt trên 1.000 tỷ USD, làm gia tăng khoản nợ quốc gia dự kiến sẽ chạm trần 16.394 tỷ USD vào giữa tháng 2-2013, chiếm khoảng 105% GDP, đồng nghĩa với việc trung bình mỗi người Mỹ nợ xấp xỉ 52.000 USD. Với mức thâm hụt 292 tỷ USD trong hai tháng đầu tiên của tài khóa 2013, năm 2013 được dự báo sẽ là năm thứ 5 liên tiếp cán cân thu chi ngân sách của Mỹ bị thâm hụt hơn 1.000 tỷ USD.
Trên bình diện quốc tế, việc Washington quyết định kết thúc hai cuộc chiến tại Afghanistan và Iraq, cùng chiến tích tiêu diệt thành công trùm khủng bố B.Laden vào tháng 5-2011 sau 10 năm săn đuổi đã nâng cao uy tín của ông B.Obama và nước Mỹ. Tuy nhiên, ngoài định hướng chuyển dịch trọng tâm chiến lược sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã định rõ, vai trò của Mỹ trong rất nhiều vấn đề quốc tế như ở Trung Đông, châu Phi, trong các cuộc tranh chấp... còn khá hạn chế.
Hơn ai hết ông B.Obama hiểu rõ những thách thức đó. Nhưng để những cam kết tranh cử trở thành hiện thực không phải là việc một sớm một chiều, nhất là với một Quốc hội vẫn do Đảng Cộng hòa kiểm soát.
Qua một số đề cử nội các cho nhiệm kỳ hai của ông B.Obama có thể thấy rõ lộ trình giải quyết các vấn đề nóng như: tăng trần nợ, kiểm soát súng đạn, cải cách hệ thống phúc lợi xã hội, vấn đề nhập cư... Liệu những tham vọng lớn của ông B.Obama có vượt qua nổi cửa ải luôn bị bế tắc do các vụ đấu đá quyền lực như trong nhiệm kỳ đầu 2008-2012 hay không?
"Tôi, Barack Hussein Obama, xin thề rằng tôi sẽ tận tụy thực hiện nhiệm vụ của Tổng thống Hợp chủng quốc Hoa Kỳ và tôi sẽ làm hết khả năng của mình giữ gìn, bảo vệ và tuân thủ Hiến pháp Mỹ" - ông Obama tuyên thệ chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ.
Theo ANTD
Mỹ quyết không để Trung Quốc hất cẳng khỏi châu Phi Ngày 19/11 vừa qua, trang mạng " Geopolitical Monitor" (quan sát địa chính trị) của Canada đã đăng tải một bài viết của bình luận viên quốc tế Chris Mansur với tiêu đề " Oil, Guns, and Military Bases: The US in Africa" (tạm dịch: Dầu, vũ khí và căn cứ quân sự ở châu Phi đều là của Mỹ). Trong bài viết,...