Dưới ảnh hưởng của đại dịch, tuần lễ thời trang nam và Haute Couture Paris tiếp tục được tổ chức trên nền tảng kỹ thuật số
Vừa qua, Liên Đoàn Haute Couture & Fashion (Fédération de la Haute Couture et de la Mode) chính thức xác nhận Tuần lễ Thời trang Nam và Tuần lễ Haute Couture Paris vẫn sẽ tiếp tục được tổ chức dưới nền tảng kỹ thuật số và không có khách mời tham dự.
Show Dior Men Thu 2021 được ra mắt trên nền tảng số
Trước tình hình dịch COVID-19 vẫn còn hoành hành ở Pháp, chính phủ ban hành lệnh giới nghiêm trên cả nước từ 8 giờ tối đến 6 giờ sáng hôm sau. Tuy vậy, các hoạt động thời trang ở đất nước được mệnh danh là kinh đô thời trang lớn nhất thế giới này vẫn hoạt động vô cùng sôi nổi. Mở đầu mùa mốt của năm 2021 là sự trở lại của Tuần lễ Thời trang Nam và Haute Couture Paris, sự kiện được giới mộ điệu bốn phương trông đợi. Khác với mọi năm, các nhà mốt sẽ lần lượt trình làng BST thời trang mới nhất của họ với sự hiện diện của các người mẫu bên trong một hội trường kín thay vì các sàn diễn vật lý như thường lệ.
BST Thu Đông 2020 của Louis Vuitton ra mắt hồi tháng 1/2020
Sự kiện Tuần lễ Thời trang Nam Paris dự kiến sẽ diễn ra từ 19 – 24/1 theo lịch trình tạm thời – chỉ bao gồm ngày và tháng mà không có format hoàn chỉnh. Các nhà mốt sẽ góp mặt trong sự kiện này gồm Louis Vuitton, Rick Owens, Issey Miyake, Dries Van Noten, Dior Men, Paul Smith, Wales Bonner, Hermes, Vetements, Jil Sander, Thom Browne và Celine, hứa hẹn mang đến nhiều bất ngờ cho giới mộ điệu.
Tiếp sau đó là Tuần lễ Thời trang Haute Couture Paris, diễn ra từ 25 – 27/1 theo lịch trình tạm thời. Schiaparelli, Iris Van Herpen, Christian Dior và Giambattista Valli mở đầu Tuần lễ Haute Couture với các BST được đầu tư vô cùng tỉ mỉ được ra mắt vào ngày thứ Hai 25/1.
Thứ Ba bắt đầu với show ra mắt BST Haute Couture của Chanel, Stéphane Rolland, Alexandre Vauthier, Giorgio Armani Privé và Valentino. Và ngày cuối cùng của Tuần lễ Haute Couture là màn ra mắt BST của Maison Margiela, Elie Saab, Viktor and Rolf, Zuhair Murad và Jean Paul Gaultier.
Toàn bộ chương trình ra mắt các BST thời trang nằm trong khuôn khổ Tuần lễ Thời trang Nam và Haute Couture Paris sẽ do Liên Đoàn Haute Couture & Fashion phát trực tiếp tại website: www.fhcm.paris.
Người giàu không ít, nhưng vì sao chỉ có khoảng 4000 phụ nữ được sở hữu đồ Haute Couture?
Haute Couture là thế giới xa hoa đầy ám ảnh mà tất cả các tín đồ thời trang đều muốn được chạm tay vào.
Ngay cả khi không có khả năng sở hữu chúng, Haute Couture vẫn xứng đáng để chúng ta tìm hiểu, để trầm trồ thán phục trước sự sáng tạo nghệ thuật của các nhà thiết kế và nuôi những giấc mơ về một thế giới tuyệt mỹ.
Video đang HOT
Rất nhiều BST Haute Couture "tự phong" đang được giới thiệu tràn lan với suy nghĩ đơn giản chỉ cần trang phục siêu sang trọng và đắt đỏ đã được gọi là Haute Couture. Hiện nay ở Pháp, cụm từ Haute Couture được luật pháp bảo vệ và được Phòng Thương mại và Công nghiệp - đặt trụ sở tại Paris - quản lý. Ngay cả những nhà mốt lớn, danh giá, doanh thu ngất ngưởng như Louis Vuitton hay Gucci cũng không được đặt chân vào thế giới Haute Couture.
Các tiêu chí tiêu chí bắt buộc để được công nhận bao gồm:
- Thiết kế may đo cho nhiều khách hàng riêng biệt.
- Có xưởng đặt tại Paris, xưởng thuê ít nhất 15 thợ may làm việc toàn thời gian và có ít nhất 20 nhân viên kỹ thuật.
- Mỗi năm phải giới thiệu hai bộ sưu tập trong tuần lễ thời trang Couture diễn ra ở Paris.
- Sản phẩm được làm thủ công với những chất liệu cao cấp và quý hiếm bậc nhất thế giới.
Chỉ có khoảng 10 nhà mốt là thành viên chính thức Haute Couture ở Paris, trong đó có những cái tên quen thuộc như: Christian Dior, Chanel, Jean-Paul Gaultier,... Ngoài ra, còn có các thành viên quốc tế như: Valentino, Elie Saab, Versace, Giorgio Armani,... Có khoảng 20 thương hiệu được tham gia trình diễn trong tuần lễ thời trang Haute Couture.
Christian Dior Haute Couture 1949
Hội kín khách hàng của Haute Couture
Trên thế giới chỉ có khoảng 4000 người phụ nữ sở hữu đồ Haute Couture và trong đó chỉ có 100 người là khách hàng quen thuộc. Những người phụ nữ có khả năng mua đồ Haute Couture thường xuyên sẽ lập thành "hội kín" và không ai biết danh tính về họ ngoại trừ các nhà thiết kế. NTK Karl Lagerfeld từng nói: "Đừng hỏi tôi họ là ai, tôi giống như một bác sĩ, nó cũng như một bí mật ngành y".
Trên thế giới chỉ có khoảng 4000 người phụ nữ sở hữu đồ Haute Couture.
Sau khi đặt hàng, khách hàng phải chờ đợi ít nhất 3 - 4 tháng mới được nhìn thấy sản phẩm bởi tất cả trang phục Haute Couture đều được làm thủ công
Chỉ những người kiên nhẫn mới có thể "chơi" với Haute Couture. Sau khi đặt hàng, khách hàng phải chờ đợi ít nhất 3 - 4 tháng mới được nhìn thấy sản phẩm bởi tất cả trang phục Haute Couture đều được làm thủ công: Một mẫu thêu có thể tiêu tốn 600 giờ lao động, một bộ tailleur cần đến 200 giờ chỉ để thực hiện các đường khâu tỉ mẩn, một chiếc váy cocktail cần 150 giờ hoàn thiện, còn một bộ váy cưới có thể cần đến hàng chục người thợ làm tỉ mẩn trong suốt 800 giờ.
Haute couture được shopping theo một cách riêng
Để sở hữu một chiếc đầm Haute Couture đầu tiên, bạn cần đánh tiếng đến nhà mốt, họ sẽ xem xét các yếu tố như mối quan hệ, địa vị xã hội, phong cách thời trang để quyết định bạn có đủ đẳng cấp mua sản phẩm của họ không.
Sau khi lấy số đo, nhà may sẽ ráp khung sườn sản phẩm.
Sau đó bạn sẽ đặt ngày hẹn chính xác với nhà may ở Pháp để họ chuẩn bị sẵn mẫu vải và các nguyên liệu. Sau khi bay đến Paris lần thứ nhất, nhà thiết kế sẽ tư vấn cho bạn các mẫu thiết kế có sẵn hoặc thiết kế theo ý của bạn. Đối với các mẫu thiết kế có sẵn, nhãn hàng sẽ thay đổi các chi tiết cho phù hợp với vóc dáng và tính cách của chủ nhân. Với một số mẫu mà nhà thiết kế cảm thấy hoàn toàn không phù hợp với bạn, họ sẽ cương quyết không bán dù có trả bao nhiêu tiền đi chăng nữa.
Bạn sẽ phải bay đến Paris vài ba lần để lấy số đo và thử đồ, sau đó nhà thiết kế sẽ xem xét, chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành may chi tiết.
Sau khi lấy số đo, nhà may sẽ ráp khung sườn sản phẩm và bạn sẽ phải bay đến Paris lần hai để nhà thiết kế xem xét, chỉnh sửa lần cuối trước khi tiến hành may chi tiết. Trước khi mang váy về nhà, bạn sẽ phải ký cam kết không tự ý sửa chữa hay để người khác thay đổi thiết kế bộ váy.
Bí mật phòng thử đồ Haute Couture
Đồ Haute Couture không được trưng bày ở cửa hàng, bạn chỉ có thể thấy tận mắt, sờ tận tay chúng ở một nơi gọi là phòng thử đồ.
Đồ Haute Couture không được trưng bày ở cửa hàng, bạn chỉ có thể thấy tận mắt, sờ tận tay chúng ở một nơi gọi là phòng thử đồ.
Ở đây, chỉ những người đã hẹn trước mới được vào và mỗi một vị khách hàng sẽ được phục vụ bởi hàng chục cô nhân viên luôn niềm nở chào đón. Thông thường, các phòng thử đồ có gam màu trung tính để làm nổi bật thêm các thiết kế được trưng bày. Loại đèn được ưa chuộng là đèn màu kem và đèn vàng để tạo nên bầu không khí sang trọng nhưng vẫn ấm cúng. Đặc biệt, những căn phòng này được thiết kế với rất nhiều gương lớn bố trí phản chiếu nhau giúp khách hàng dễ dàng cảm nhận bộ trang phục dưới nhiều góc độ.
Khi đến các phòng thay đồ, mỗi khách hàng sẽ được một vendeuse chăm sóc. Đây là chuyên viên bán hàng nữ, chịu trách nhiệm cho mọi liên lạc và yêu cầu của khách hàng. Vendeuse đòi hỏi phải là người có kiến thức thời trang và gu thẩm mỹ tốt để nắm bắt bộ trang phục nào sẽ phù hợp với khách hàng của mình và giải thích được cho họ giá trị của sản phẩm.
Phòng thử đồ Haute Couture của Chanel.
Giorgio Armani.
Givenchy.
Valentino.
Cảnh sát Pháp không cho phép tuần lễ thời trang có khán giả Cơ quan cảnh sát tại Paris đưa lệnh cấm các buổi tụ tập đông người để ngăn ngừa sự lây nhiễm dịch Covid-19. Theo WWD , để chấm dứt tình trạng lây lan virus trong các buổi trình diễn thời trang nam giới và Haute Couture, hiệp hội thời trang cao cấp của Pháp khuyến cáo các thương hiệu không được phép mời...