Được vốn lãi suất “mềm”, nhà nông đất cố đô phấn khởi làm ăn
Từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, hàng nghìn hội viên nông dân trên địa bàn huyện Hoa Lư ( Ninh Bình) đã có điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập gia đình.
Thu lãi hàng trăm triệu đồng
Gia đình ông Nguyễn Văn Toán là 1 trong những hộ tiên phong phát triển kinh tế trang trại ở xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư. Ông Toán cho biết: “Nhiều năm trước đây, gia đình tôi đã mạnh dạn chuyển đổi từ 3 mẫu lúa kém hiệu quả sang đào ao, chăn nuôi lợn, gà và trồng cây ăn quả. Năm nay, mặc dù thị trường có nhiều biến động nhưng gia đình tôi thu lãi 200 triệu đồng”.
Có vốn, ông Nguyễn Văn Toán (ở xã Ninh Giang, huyện Hoa Lư, Ninh Bình) đầu tư nuôi thêm chim bồ câu. Thu Hà
“Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ dân đang khao khát phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu nhưng lại thiếu vốn”.
Chị Nguyễn Thị Gấm
Theo ông Toán, gia đình ông có được thu nhập như hiện tại do có sự giúp sức của Ngân hàng CSXH rất nhiều. Những năm đầu làm trang trại vợ chồng ông Toán gặp khó khăn trăm bề, kinh nghiệm không có, nhất là những hộ nghèo như ông còn thiếu vốn làm ăn. Theo ông Toán, nếu không có vốn, người nông dân như bị “cụt chân, cụt tay”, có giỏi đến đâu cũng đành chịu. Khó khăn của ông Toán phần nào được tháo gỡ, khi qua “kênh” Hội ND, ông Toán được Ngân hàng CSXH cho vay 30 triệu đồng chương trình hộ cận nghèo. Có vốn ông đầu tư những loại con, cây giống mới cho hiệu quả kinh tế cao như nuôi thêm vịt trời, chim câu, trồng bưởi, chanh đào…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, gia đình ông Toán còn được Ngân hàng CSXH tạo điều kiện cho vay 12 triệu chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường để xây bình biogas. Với hầm biogas này gia đình ông tiết kiệm được chi phí sinh hoạt và bảo vệ môi trường.
Cũng từ nguồn vốn vay ưu đãi Ngân hàng CSXH, gia đình chị Nguyễn Thị Gấm ở xã Ninh Giang đã bước đầu xây dựng thành công mô hình trang trại tổng hợp chăn nuôi dê, gà kết hợp nuôi cá Hiện, với diện tích trang trại chăn nuôi tổng hợp hơn mẫu 4 mẫu, chị Định luôn duy trì chăn nuôi 100 con dê (gồm dê sinh sản, dê sữa và dê thương phẩm), 500 con gà lai Đông tảo, hơn chục con trâu và 2 mẫu mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Sau khi trừ chi phí, mỗi năm mô hình cho thu lãi hơn 200 triệu đồng. Nhờ mở rộng quy mô trang trại chăn nuôi tổng hợp, gia đình chị giải quyết việc làm cho 3-4 lao động tại địa phương với mức thu nhập ổn định. Chị Gấm tâm sự: “Nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng CSXH đã hỗ trợ đắc lực cho các hộ dân đang khao khát phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu nhưng lại thiếu vốn”.
Không phát sinh nợ quá hạn
Ông Hoàng Tú Anh – Phó Chủ tịch Hội ND huyện Hoa Lư cho biết: Trong suốt những năm qua, các cấp Hội ND huyện đã lồng ghép hiệu quả hoạt động của hội với tín dụng chính sách.
Đến nay, Hội ND huyện Hoa Lư đã nhận ủy tư Ngân hàng CSXH với tổng dư nơ đạt 53,456 tỷ đồng cho 2.223 hộ vay thông qua 78 tổ tiết kiệm và vay vốn của 11 xã, thị trấn quản lý. Đáng chú ý, không chỉ dư nợ cao mà chất lượng tín dụng cũng rất tốt, không phát sinh nợ quá hạn. Theo ông Tú, để nâng cao hiệu quả nguồn vốn vay, các cấp Hội còn phối hợp tổ chức lồng ghép vào các buổi sinh hoạt tổ, nhóm; hướng dẫn cách làm ăn, xây dựng và nhân rộng các dự án, mô hình giảm nghèo bền vững, làm kinh tế hiệu quả. Qua mô hình đã hỗ trợ tạo việc làm thường xuyên cho hội viên có thu nhập ổn định, góp phần giảm nghèo bền vững.
Thời gian tới, Hội ND huyện tiếp tục phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hoa Lư thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng. Trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm truyền tải đầy đủ các chủ trương, chính sách mới của ảng và Nhà nước về tín dụng chính sách đến hội viên; tranh thủ sự ủng hộ, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với hoạt động ủy thác cho vay và kiểm tra, giám sát, đảm bảo nguồn vốn được nông dân sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả; kịp thời biểu dương những điển hình trong tổ chức thực hiện ủy thác, sử dụng vốn vay. Đồng thời, tăng cường phối hợp với các ngành chức năng tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, dạy nghề, hướng dẫn cách làm ăn có hiệu quả… giúp các hộ dân từng bước thoát nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh.
Theo Zing.vn
Nhờ thành thạo thao tác trên internet, nông dân kiếm nhiều tiền hơn
Từ năm 2017 đến nay, Hội ND tỉnh Nam Định đã xây dựng 42 câu lạc bộ (CLB) nông dân với internet trực tuyến và ngoại tuyến. Các CLB này đã trở thành cầu nối thông tin, giúp hàng nghìn hội viên, nông dân Nam Định tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật để áp dụng vào sản xuất, nâng cao thu nhập.
Nhiều điểm sáng
Một trong những CLB hoạt động đạt hiệu quả cao là CLB nông dân với internet của Hội ND xã Phương Định, huyện Trực Ninh, Nam Định. Từ ngày thành lập đến nay, 15 thành viên của CLB đã không ngừng học tập, nâng cao kỹ năng sử dụng internet trong tìm kiếm thông tin các loại về sản xuất, chăn nuôi cho hội viên, nông dân.
Ông Đỗ Văn Sâm (thứ 2 từ phải) thành viên CLB nông dân với internet Phương Định 1 chia sẻ kinh nghiệm trồng lan với các hội viên nông dân xã Phương Định. Ảnh: TH
Ông Đỗ Văn Sâm (ở thôn Phương Định 1) là một trong những hộ nông dân áp dụng có hiệu quả các kiến thức truy cập từ internet vào sản xuất. Ông Sâm chia sẻ: "Cách đây 3 năm, tôi - một nông dân chân lấm tay bùn, chưa biết đến máy tính là gì, internet lại càng không biết. Nhiều lúc thấy các cháu thanh niên nói với nhau về tin tức tận đâu đâu, cũng chỉ biết là họ đọc trên điện thoại. Đến năm 2017, được Hội ND tỉnh Nam Định chọn là 1 trong 15 thành viên tham gia CLB nông dân với internet Phương Định 1 tôi rất phấn khởi. Trong các buổi sinh hoạt, dưới sự hướng dẫn của giảng viên và cán bộ hội, tôi đã biết cách sử dụng máy tính, điện thoại thông minh, biết cách khai thác những thông tin hữu ích từ mạng internet".
Theo đó, với niềm đam mê trồng hoa lan từ lâu, ông Sâm đã tìm vào các trang mạng để tra cứu thông tin về kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa lan. Qua đó, ứng dụng vào thực tiễn gia đình bằng cách phát triển mô hình trồng lan trên diện tích gần 200m2; trang bị hệ thống tưới phun sương tự động.
"Từ trồng và bán hoa lan, gia đình tôi có thu nhập trên 600 triệu đồng/năm. Không chỉ bán hàng theo cách truyền thống, tôi còn đăng bán trên internet thông qua hệ thống mạng xã hội như Facebook, Zalo... Khách hàng của tôi đến từ khắp các tỉnh, thành trên cả nước" - ông Sâm phấn khởi khoe.
Tương tự, CLB nông dân với internet xã Trung Thành, huyện Vụ Bản được thành lập từ tháng 1/2018 với 15 thành viên nòng cốt. Các thành viên sinh hoạt định kỳ hàng tháng tại nhà văn hóa trung tâm xã để trao đổi kinh nghiệm sử dụng mạng internet và kinh nghiệm sản xuất chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình. Hầu hết các thành viên trong CLB đều tự trang bị cho mình máy vi tính.
Trong các buổi sinh hoạt định kỳ, Ban chủ nhiệm CLB tiếp tục sử dụng các nội dung đã được tích hợp sẵn của cán bộ Ban Tuyên huấn Hội ND tỉnh trình bày về hướng dẫn các hội viên sử dụng thành thạo bàn phím máy tính và đưa ra một số ví dụ điển hình của người nông dân khi áp dụng internet vào trồng trọt.
Từ những kinh nghiệm thực tế cùng kiến thức khoa học sản xuất, giá cả thị trường vật tư, nông sản được chia sẻ từ mạng internet, người dân xã Trung Thành đã và đang áp dụng vào sản xuất, kinh doanh thực tế, mang lại hiệu quả kinh tế, tạo thu nhập ổn định. Ngay cả những chính sách của Đảng, Nhà nước về sản xuất nông nghiệp cũng nhanh chóng được bà con nhân rộng.
Nhân rộng mô hình hay
Ông Nguyễn Thanh Long - Phó Chủ tịch Thường trực Hội ND tỉnh Nam Định cho biết: "Nam Định là 1 trong 9 tỉnh trên cả nước được tham gia Dự án: "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet cho cán bộ, hội viên nông dân Hội ND Việt Nam. Trong thời gian 3 năm (từ 2017-2019), các hoạt động của dự án được tổ chức thực hiện theo đúng kế hoạch, bảo đảm chất lượng và mang lại hiệu quả thiết thực".
Cụ thể: Hội ND tỉnh Nam Định đã tổ chức 21 lớp tập huấn "Nâng cao năng lực sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet" (trong đó: có 17 lớp trong khuôn khổ dự án, 4 lớp mở rộng) cho 525 cán bộ, hội viên nông dân tại 11 xã của 2 huyện Trực Ninh và Vụ Bản; thành lập 21 CLB nông dân với internet trực tuyến với sự tham gia của 525 thành viên; 21 CLB nông dân với internet ngoại tuyến với 335 thành viên.
Kết thúc dự án, tổng số hội viên nông dân biết sử dụng máy tính, điện thoại thông minh và internet tại các xã thực hiện dự án tăng lên 1.248 hội viên (vượt mục tiêu dự án đề ra). Nhiều hội viên biết sử dụng máy tính và truy cập internet để tìm kiếm, trao đổi thông tin, kinh nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh nông sản phát triển.
Điển hình như hội viên Vũ Trung Trực (CLB Trung Đông 2, huyện Trực Ninh) tiêu biểu trong việc tích tụ ruộng đất trồng lúa lai cho công ty Cường Tân, thực hiện thành công mô hình máy cấy lúa theo công nghệ mới; hội viên Đỗ Văn Sâm (CLB Phương Định 1, huyện Trực Ninh) với mô hình trồng hoa lan cùng hệ thống tưới nước phun sương tự động trên điện thoại thông minh.
Trong quá trình thực hiện dự án, Ban quản lý dự án tỉnh đã chọn cử 4 thành viên CLB tiêu biểu đi học tập, nghiên cứu các mô hình kinh tế nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các tỉnh Lâm Đồng và Vĩnh Phúc. Hội ND tỉnh tổ chức hội thi "Nông dân với internet" năm 2019 với 17 đội đăng ký tham gia đến từ các CLB được thành lập trong khuôn khổ dự án.
Theo Danviet
Tín dụng chính sách tiếp tục tạo dấu ấn trong giảm nghèo bền vững Đó là đánh giá của ông Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng - kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) trong buổi giao ban trực tuyến đầu xuân tại ngân hàng này vừa được tổ chức tại Hà Nội. Buổi giao ban được tổ chức trực tuyến tới các điểm cầu tại...