Được và mất của Nhật Bản trong đàm phán Mỹ – Triều
Tokyo dành sự quan tâm đặc biệt cho cuộc gặp thượng đỉnh lần thứ hai giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Điều này thể hiện rõ nét thông qua tần suất đưa tin dày đặc, cùng việc cử nhiều phóng viên tới Hà Nội, địa điểm tổ chức Thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai, của các hãng truyền thông lớn của Nhật Bản như NHK, Japan Times... Sở dĩ có sự quan tâm đặc biệt như vậy bởi mọi diễn biến, đặc biệt là kết quả của cuộc gặp, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích quốc gia của Nhật Bản trong khu vực Đông Bắc Á.
Mục tiêu chiến lược
Cụ thể, Nhật Bản có hai mục tiêu chính sách đối với Triều Tiên. Đó là hóa giải mối đe dọa hạt nhân/tên lửa từ Bình Nhưỡng và xử lý tranh chấp song phương liên quan đến vấn đề công dân Nhật Bản bị bắt cóc vào những năm 1970 và 1980.
Về vấn đề thứ nhất, Tokyo luôn cho rằng, Bình Nhưỡng là một mối đe dọa thường trực. Triều Tiên đã bắn thử hàng loạt tên lửa đạn đạo, một số đã bay ngang qua không phận Nhật Bản. Theo đó, chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe cho rằng, Triều Tiên đã đủ khả năng thu nhỏ các đầu đạn hạt nhân để trang bị cho các tên lửa đạn đạo.
Tên lửa Triều Tiên vẫn là nối ám ảnh của Nhật Bản – Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty)
Video đang HOT
Tokyo đã sống trong lo sợ quá lâu và đã đến lúc có những hành động cụ thể để chống lại nguy cơ này. Việc sửa đổi Hiến pháp, đưa Nhật Bản thành một nước bình thường, tăng cường ngân sách quốc phòng và mở rộng hợp tác quân sự với các nước trong/ngoài khu vực là câu trả lời của Nhật Bản đối với mối đe dọa đến từ Triều Tiên.
Trong khi đó, vấn đề thứ hai luôn là một chủ đề nhạy cảm tại Nhật Bản và Thủ tướng Shinzo Abe đã nhiều lần khẳng định hóa giải vấn đề này là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại với Triều Tiên. Tuy nhiên, việc giải quyết vấn đề bắt cóc con tin sẽ không thể tiến triển một khi vấn đề hạt nhân và tên lửa tiếp tục “dậm chân tại chỗ”.
“Đòn bẩy” lớn nhất của Nhật Bản trong vấn đề Triều Tiên chỉ là khả năng đưa ra các gói hợp tác kinh tế đầy hấp dẫn và trong thượng đỉnh với Triều Tiên năm 2002, Tokyo đã “mở lời”. Song điều này chỉ diễn ra chừng nào Bình Nhưỡng bắt tay giải quyết hai vấn đề trên và tiến tới bình thường hóa quan hệ. Thêm vào đó, các hợp tác kinh tế lớn chỉ được tiến hành khi vấn đề phi hạt nhân hóa đạt được tiến triển rõ rệt và trừng phạt quốc tế được dỡ bỏ.
Mong mỏi cái gật đầu
Điều này lý giải tại sao Nhật Bản lại quan tâm đến thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai đến như vậy. Cuộc gặp gỡ đầu tiên giữa ông Trump và ông Kim tại Singapore tháng 6/2018 đã đặt nền móng cho mối quan hệ giữa hai bên và rất có thể thượng đỉnh lần này sẽ mang đến kết quả thiết thực, đóng góp tích cực vào tiến trình phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên, điều Tokyo mong muốn.
Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là ngay cả khi hai bên đạt được thỏa thuận từng bước cho vấn đề phi hạt nhân hóa, điều gì sẽ được ưu tiên hàng đầu? Trong trường hợp Mỹ ưu tiên thúc đẩy tiến trình dỡ bỏ các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hơn các vấn đề khác, điều này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Nhật Bản, khi Tokyo vẫn nằm trong tầm ngắm của tên lửa đạn đạo tầm ngắn cùng đầu đạn hạt nhân của Triều Tiên.
Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono (phải) và người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho đã từng có cuộc gặp hồi tháng 9/2018 và giữ liên lạc một tháng sau đó, song không đạt được nhiều kết quả. (Nguồn: Reuters)
Ngoài ra, trong số 5 nước có lợi ích trong vấn đề Triều Tiên – Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga và Triều Tiên – Tokyo là quốc gia duy nhất chưa có nhiều hoạt động ngoại giao với Bình Nhưỡng kể từ khi ông Kim Jong-un có sự thay đổi thái độ đột ngột hồi đầu năm 2018.
Hồi tháng 9/2018, Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono đã gặp gỡ người đồng cấp Triều Tiên Ri Yong-ho tại New York, đồng thời giữ liên lạc tại Singapore một tháng sau đó. Tuy nhiên, những cuộc gặp này đã không đạt được nhiều tiến triển trong việc đưa Triều Tiên quay trở lại đối thoại song phương.
Quan trọng hơn, thái độ của Triều Tiên về Nhật Bản trong những phát ngôn chính thức cho thấy, Bình Nhưỡng chưa sẵn sàng để nói chuyện với Tokyo, ít nhất là cho đến khi thượng đỉnh Mỹ – Triều lần thứ hai kết thúc. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với chính quyền của ông Abe trên con đường hoàn thành hai mục tiêu hàng đầu.
Theo Thegioi&VietNam
Nga, Nhật nhìn về quần đảo tranh chấp lâu nhất thế giới
Hôm qua (22-1), các nhà lãnh đạo của Nhật Bản và Nga đã có cuộc hội đàm về một trong những tranh chấp quốc tế chưa được giải quyết lâu nhất trên thế giới - tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Kuril.
Quần đảo Kuril (Nga gọi là Nam Kuril, còn Nhật gọi là lãnh thổ phía Bắc) do Liên Xô giữ sau khi Nhật Bản đầu hàng Đồng minh vào năm 1945. Tranh chấp chủ quyền tại đây đã làm cho mối quan hệ Nga-Nhật trở nên tồi tệ.
Hiện hai nước đang thúc đẩy việc ký điều ước dựa trên tuyên bố năm 1956. Truyền thông Nhật Bản khẳng định các điều khoản của tuyên bố năm 1956 sẽ trao trả đảo Shikotan và đảo Habomai cho Nhật Bản. Điều này rất nhạy cảm đối với Nga và có thể vấp phải sự phản đối nếu bị hiểu là Nga nhượng lại lãnh thổ cho Nhật Bản.
Tranh chấp lãnh thổ đã được nêu ra trước chuyến đi của Thủ tướng Shinzo Abe tới Moscow trong tuần này để gặp nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin. Tuy nhiên, ông Sergey Lavrov - nhà ngoại giao hàng đầu của Nga cho rằng có rất ít khả năng quần đảo này được Nga thừa nhận của Nhật Bản. Theo truyền thông nhà nước Nga, khi gặp Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono hồi tuần trước tại Moscow, ông Lavrov nói rằng: "Chủ quyền đối với các đảo là không thể bàn cãi. Đây là lãnh thổ của Nga".
Biểu tình ở Moscow yêu cầu chính phủ Nga ngừng đàm phán về quần đảo Nam Kuril mà Nhật Bản gọi là lãnh thổ phía Bắc. Nguồn: CNN
Trước cuộc gặp song phương của hai nhà lãnh đạo Nga, Nhật, việc tập trận quân sự chung với Nhật Bản đã thu hút nhiều sự quan tâm ở Nga. Phát biểu tại Quốc hội Nga, lãnh đạo phe Dân chủ tự do Nga Vladimir Zhirinovskii nói nếu Nhật Bản muốn phát triển mối quan hệ song phương với Nga, Nhật Bản cần đẩy lực lượng của Mỹ ra khỏi lãnh thổ và ký kết hiệp ước hòa bình với Nga nhưng Nga sẽ không bàn giao lại quần đảo Kuril.
Ông Zhirinovskii khẳng định: "Nơi nào đã treo cờ Nga thì phải luôn treo cờ Nga". Việc tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung để so sánh hải quân Nhật Bản và hải quân Nga, đồng thời chứng tỏ sức mạnh của hải quân Nga.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, các đảo "là một phần vốn có của lãnh thổ Nhật Bản, chưa từng bị nước ngoài chiếm giữ. Tuy nhiên, lãnh thổ phía Bắc đã bị Liên Xô (và sau đó là Nga) chiếm đóng bất hợp pháp vào năm 1945". Chính phủ Nhật Bản "đã và đang tiếp tục đàm phán với Nga dựa trên lập trường cơ bản là giải quyết vấn đề chủ quyền đối với bốn hòn đảo phía Bắc và ký kết hiệp ước hòa bình với Nga".
KIM NGUYÊN
Theo PL
Nhật Bản hy vọng đạt được tiến bộ trong đàm phán hiệp ước hòa bình với Nga Nhật Bản mong muốn 2019 sẽ là một "năm lịch sử" đánh dấu bước tiến trong tiến trình đàm phán về hiệp ước hòa bình với Nga bất chấp sự chia rẽ sâu sắc liên quan đến tranh chấp lãnh thổ kéo dài hàng chục năm qua. Đó là tuyên bố của Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono sau khi hai nước bắt...