Được và mất của các hãng di động lớn trong năm 2014
Năm 2014 chứng kiến sự đi xuống của Samsung, trong khi Apple đã có một năm làm cách mạng với các sản phẩm di động của mình.
2014 có thể coi là một năm không thành công của các hãng di động, khi họ không cho ra mắt được những sản phẩm mang tính đột phá tới tay người dùng. 2014 cũng là năm người ta chứng kiến sự khốn đốn của các tên tuổi lừng danh như Samsung, Sony. Dưới đây là những điểm tốt và chưa tốt của một số thương hiệu di động hàng đầu thế giới trong năm qua.
Samsung 2014
Người đứng trên đỉnh là người gặp nhiều áp lực nhất. Đó là vấn đề Samsung phải trải qua trong năm 2014. Mặc dù vẫn giữ ngôi vị hãng điện thoại Android lớn nhất thế giới, họ đã phải vật lộn để duy trì thành công đã có trong năm 2013.
Tính đến quý III/2014, lợi nhuận của Samsung đã giảm 60% so với đầu năm 2014. Nhìn vào những chiếc điện thoại họ cho ra mắt, có thể thấy Samsung không thê thảm như vậy. Người dùng vẫn yêu thích những sản phẩm như Galaxy S5, Galaxy Note 4.
Điểm mạnh
Trong năm 2014, Samsung đã cố gắng tạo ra các sản phẩm có thiết kế sang trọng, khởi đầu là mẫu Galaxy Alpha với khung kim loại. Sau đó, họ cho ra mắt Galaxy Note 4 và bộ đôi điện thoại tầm trung là A3 và A5. Đây được xem là thời điểm đánh dấu bước khởi đầu mới của gã khổng lồ Hàn Quốc trên thị trường di động.
Ngoài ra, giao diện TouchWiz của họ cũng nhận được phản hồi tốt hơn nhiều khi Samsung đã cố đơn giản hóa nó. Hãy nhìn vào những chiếc điện thoại Samsung năm 2014, bạn sẽ thấy nó ít hơn hẳn những phần mềm rác, những tính năng chẳng ai đụng đến bao giờ.
Bên cạnh đó, những sản phẩm như Samsung Galaxy S5, Galaxy Note 4 cũng được đánh giá rất cao nhờ màn hình AMOLED có công nghệ thuộc loại tốt nhất trên thị trường và camera ISOCELL chất lượng tuyệt hảo.
Điểm yếu
Trong năm 2014, Samsung đã thất bại trong việc cho ra mắt một sản phẩm giá rẻ, giúp họ giữ vững thế mạnh ở phân khúc tầm thấp, điều họ từng làm rất tốt trong các năm trước với các sản phẩm như Galaxy Y, Galaxy Trend hay dòng Grand tầm trung.
Video đang HOT
Ở phân khúc cao cấp, Samsung rõ ràng đã tỏ ra đuối so với các đối thủ, khi Sony, HTC hay Apple đều cho ra mắt những sản phẩm có kiểu dáng hấp dẫn hơn nhiều so với S5. Hình ảnh những chiếc Galaxy S5 chất đầy trong nhà kho càng làm cho bức tranh thị trường di động 2014 của Samsung thêm phần ảm đạm.
Màn ra mắt của Note 4 có thể coi là một sự cứu cánh cho họ. Tuy nhiên, thời điểm kết thúc 2014 chỉ còn tính bằng ngày và có lẽ, họ sẽ phải chờ đến năm 2015 để biết xem, Galaxy Note 4 có giúp dòng máy cao cấp của Samsung ghi điểm mạnh mẽ so với đối thủ.
HTC 2014
Sau một vài năm bấp bênh, HTC đã đưa mọi chuyện trở lại quỹ đạo trong năm 2014. HTC One M8 được nhiều trang quốc tế, trong đó cóTechradar, PhoneArena đánh giá là chiếc điện thoại được yêu thích nhất trong năm.
2014 cũng đánh dấu sự quay trở lại của HTC ở thị trường máy tính bảng, sau khi họ chính thức rút lui với thất bại của chiếc HTC Flyer năm 2011. Google đã hợp tác với HTC để cho ra mắt Nexus 9.
Điểm mạnh
HTC One M8 vẫn là điểm nhấn chính của HTC trong năm qua. Nhiều website quốc tế đã không tiếc những mỹ từ để ca ngợi sản phẩm này như là một trong những chiếc điện thoại đáng sở hữu nhất từ trước đến nay. Hãng giữ nguyên ngôn ngữ thiết kế đã gây ấn tượng mạnh trong năm trước của chiếc One M7 để tạo ra một sản phẩm sexy hơn, hoàn thiện hơn. Điểm mạnh nhất của One M8, ngoài thiết kế, chính là hệ thống loa ngoài âm lượng cực tốt.
Vào thời điểm cuối năm, hãng này tiếp tục ghi điểm với một sản phẩm có camera trước độ phân giải lên đến 13 megapixel. HTC Desire Eye được mệnh danh là smartphone chụp selfie tốt nhất thế giới hiện nay.
Điểm yếu
Giống Samsung, HTC chưa cho ra mắt được một sản phẩm tầm thấp đủ sức lấn át các đối thủ. Họ tung ra khá nhiều mẫu di động tầm thấp và tầm trung, nhưng phần lớn các sản phẩm này đều mờ nhạt, chẳng hạn như HTC Desire 310 hay Desire 610. Những mẫu di động này đều có giá cao hơn đôi chút so với các đối thủ cùng phân khúc.
Một số người tỏ ra thất vọng với những gì HTC đã làm với công nghệ Ultrapixel, vốn xuất hiện từ năm 2013. Camera trên các mẫu máy dùng công nghệ này có độ phân giải thấp nhưng kích thước điểm ảnh lớn. Cảm biến camera này được phát triển bởi ST Microelectronics, không phải do HTC tự phát triển và rõ ràng, nó chưa đáp ứng được yêu cầu của cả nhà sản xuất lẫn người dùng.
Sony 2014
Sony có một cách tiếp cận thị trường khá đơn giản với chu kỳ nâng cấp sản phẩm 6 tháng/lần. Bạn có thể mua một chiếc điện thoại cao cấp của Sony với giá 17 triệu đồng và chứng kiến nó trở thành sản phẩm lỗi thời ngay trước khi nó có một vết trầy.
Cách nâng cấp nhanh đó giúp Sony theo kịp với công nghệ tốt hơn, sau khi những mẫu Xperia Z đời đầu sớm bị Samsung đánh bại. Doanh số không tốt trên toàn cầu đã buộc Sony phải tái cơ cấu mạnh mẽ. Họ cũng đánh mất vị trí số 3 thế giới vào tay Xiaomi trong năm 2014.
Điểm mạnh
Sony vẫn giữ nguyên được ngôn ngữ thiết kế rất riêng của mình so với các đối thủ ở phân khúc cao cấp. Đó là một lợi thế rất lớn của hãng, đi kèm với tính năng chống nước.
Các mẫu điện thoại mới ra mắt của Sony cũng sở hữu thời lượng pin rất tuyệt vời. Xperia Z2 sở hữu pin 3.200 mAh và mặc dù dung lượng pin bị đẩy xuống 3.100 mAh trên chiếc Z3, máy vẫn có thời lượng pin tốt hơn nhiều so với các đối thủ từ Samsung hay HTC.
Sony cũng là một trong số ít những hãng chăm chút rất kỹ về kiểu dáng cho những mẫu di động tầm trung bình thấp. Xperia M2 là một trong những sản phẩm di động tầm trung thành công nhất trên thị trường trong năm 2014.
Điểm yếu
Camera cao cấp của Sony có tiếng tăm rất lớn. Tuy nhiên, Sony, hoặc cố tình, hoặc vô ý, chưa đưa được các giá trị này lên những chiếc smartphone của họ. Camera trên điện thoại Xperia có phần cứng rất tốt nhưng phần mềm xử lý của nó thì khá tệ, nhất là trên các mẫu điện thoại tầm trung và tầm thấp.
Mẫu di động giá rẻ của Sony – Xperia E1 – gần như không có cửa cạnh tranh với các đối thủ bởi giá quá cao và không có điểm nhấn.
* Kỳ tiếp theo: Điểm mạnh và yếu của các hãng Apple, Nokia/Microsoft, LG
Thành Duy
Theo Zing
Tàu sân bay Nga 'chọc' vào điểm yếu của NATO
Business Insider đưa tin hôm 28/5, tàu sân bay của Nga là Đô đốc Kuznetsov đã đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Hà Lan.
Mặc dù Hải quân Hà Lan đã phát hiện ra tàu Kuznetsov nhiều ngày trước đó nhưng họ không thể theo sát tàu chiến của Nga khi đi qua vùng lãnh hải của quốc gia này.
Tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga
Thông thường, không quân NATO vẫn điều máy bay lên chặn các máy bay lạ, các tàu của nước nào không thuộc NATO đều bị hộ tống khi đi qua vùng biển của quốc gia thành viên.
Rốt cuộc, lực lượng tuần tra ven biển của Hà Lan phải triển khai máy bay Dornier-228 để áp sát tàu sân bay Nga qua lãnh hải Hà Lan. Tuy nhiên, máy bay này lại thiếu các thiết bị cần thiết để thu thập thông tin tình báo điện tử hoặc hình ảnh.
Kể từ năm 2002, Hà Lan đã giải tán toàn bộ phi đội máy bay tuần tra của mình. Hải quân Hoàng gia Hà Lan cũng phải thu hẹp lại sau nhiều năm cắt giảm ngân sách.
Việc Hà Lan không thể áp sát chiến hạm Nga qua lãnh hải của mình đã làm lộ rõ điểm yếu của châu Âu nhằm duy trì tình trạng sẵn sàng của quân đội.
Các quốc gia thành viên NATO hàng năm phải chi ra 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng, dù chỉ có bốn quốc gia thành viên là đạt mục tiêu đó vào năm 2013.
Chi tiêu ngân sác quốc phòng ở nhiều nước châu Âu đã giảm mạnh suốt hai thập kỷ qua, một phần là vì hiệp ước của Mỹ nhằm bảo vệ các đồng minh châu Âu. Và kết cục của Chiến tranh Lạnh đã khiến nhiều quốc gia châu Âu tin rằng giai đoạn hòa bình đang trong tay họ.
Chi tiêu quốc phòng trung bình của các thành viên NATO rơi từ 2,5% GDP từ giữa năm 1990-1994 xuống còn 1,6% GDP vào năm 2013. Trái lại, chi tiêu quốc phòng của Mỹ vẫn ở mức 4,1% GDP.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thuyết phục các nước thành viên NATO cam kết mạnh mẽ hơn để tăng chi tiêu quốc phòng trong vòng 5 năm tới.
Lê Thu
Theo_VietNamNet
Cựu Tổng lãnh sự VN tại Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều điểm yếu Cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc, ông Dương Danh Dy nói Việt Nam tôn trọng nhưng không sợ Trung Quốc và Bắc Kinh đánh giá rất cao Hà Nội. Ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc - Ảnh: Phương Mai Kể từ ngày 2/5, khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương...