Được ủy quyền cho người khác chuyển nhượng đất trồng cây lâu năm?
Tôi mua 1 miếng đất trồng cây lâu năm. Hai bên viết giấy tay, chưa có dấu xác nhận của xã. Chủ đất muốn ủy quyền chuyển nhượng đất cho người em gái thì có đúng luật không? ( Trần Quang Kiên-Điện Biên).
Luật sư Nguyễn Khánh Toàn (Văn phòng luật sư Nguyễn Khánh Toàn) trả lời:
Uỷ quyền cho người khác thay mặt để chuyển nhượng được pháp luật cho phép nhưng phải làm thủ tục tại cơ quan công chứng và ghi rõ nội dung trong hợp đồng công chứng uỷ quyền.
Luật sư Nguyễn Khánh Toàn.
Điều 689 Bộ Luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định về hình thức chuyển quyền sử dụng đất thì: Việc chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện thông qua hợp đồng và Hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
Nếu bên chuyển nhượng có kí vào giấy chuyển nhượng (viết tay) thì giấy chuyển nhượng đó vẫn chưa đáp ứng được về mặt hình thức theo quy định của pháp Luật hiện hành. Nếu có xảy ra tranh chấp thì hợp đồng cũng sẽ bị tuyên vô hiệu. Vì thế, bạn có thể yêu cầu người chuyển nhượng đất làm lại hợp đồng chuyển nhượng đất mới cho bạn.
Video đang HOT
Nếu người chuyển nhượng đất không thể về để trực tiếp thực hiện, thì có thể làm Hợp đồng ủy quyền cho em gái, để cô em gái nhân danh và thay mặt giao kết hợp đồng chuyển nhượng đất cho bạn.
Sau khi hoàn tất các thủ tục trên, thì bạn có thể yêu cầu em gái của người kia tiến hành các thủ tục chuyển nhượng đất, sang tên đổi chủ mảnh đất đó cho bạn theo quy định của Pháp luật hiện hành.
Nguyễn Xinh (ghi)
Theo_Người Đưa Tin
Áp giải học sinh tại trường học: Công an gây cho GV, HS sự phản cảm
"Về tình cảm cũng như dư luận xã hội thì việc áp giải học sinh tại trường học cho thấy công an thi hành công vụ đã gây cho những học sinh và giáo viên sự phản cảm", Luật sư Nguyễn Khánh Toàn cho biết
Ngày 2/4/2015, em Đỗ Quang Thiện (SN 1995), học sinh lớp 12A2, Trường THPT Buôn Ma Thuột khi đang học tại trường thì bị lực lượng thi hành án hình sự Công an TP Buôn Ma Thuột đã tiến hành bắt giữ. Trước đó, ngày 8/8/2014, Thiện đã bị TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên phạt 9 tháng tù giam về hành vi điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả.
Thực hiện bắt giữ người thi hành án là một việc làm thông thường trong hoạt động tố tụng. Tuy nhiên, việc lực lượng thi hành án không triệu tập hoặc tiến hành bắt Thiện tại nơi cư trú mà lại chọn môi trường giáo dục để thực hiện đang khiến dư luật xôn xao. PV vừa có cuộc phỏng vấn với các luật sư và chuyên gia về vấn đề này.
Ngôi trường nơi em Đỗ Quang Thiện đang theo học.
Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội) nhận định rằng, sự việc này đang gây tranh cãi, khiến dư luận đang rất quan tâm.
Theo các thông tin mà báo chí đã đưa thì trước hết phải khẳng định là việc Cơ quan thi hành án hình sự công an thành phố Buôn Ma Thuột tiến hành thi hành án hình sự đối với trường hợp của em Thiện là đúng thẩm quyền theo quy định pháp luật bởi bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật và đã có quyết định thi hành án của TAND thành phố Buôn Ma Thuột.
Tuy nhiên, theo thông tin từ phía nhà trường và gia đình thì việc bắt giữ, áp giải này không được thông báo trước cho gia đình và nhà trường, đây là điều không đúng.
Về việc lực lượng thi hành án tỉnh Đắk Lắk không triệu tập hoặc tiến hành bắt Thiện tại nơi cư trú mà lại chọn môi trường giáo dục để thực hiện, Luật sư Cường cho rằng, cần xem lại là em Thiện đã nhận được quyết định thi hành án hay chưa? Đã quá thời hạn mà em Thiện phải có mặt tại trụ sở cơ quan thi hành án hình sự hay chưa? Nếu đủ điều kiện theo quy định tại khoản 4, Điều 22 Luật thi hành án hình sự thì công an thành phố Buôn Ma Thuột mới có quyền thực hiện việc áp giải thi hành án.
Đến nay, chưa có văn bản hướng dẫn quy định này, chưa có quy định cụ thể là được áp giải tại địa điểm nào, không được áp giải tại địa điểm nào, có cần phải có văn bản phối hợp với nhà trường hay không... nên việc áp giải tại trường học như trên cũng là không sai nhưng khi đánh giá ở góc độ tâm lý và xã hội học thì không hợp lý.
Việc áp giải, bắt giữ Thiện để thi hành bản án của tòa án cũng là để cải tạo, giáo dục chứ không phải là để trừng phạt, trừng trị. Vì vậy, khi bắt bị cáo Thiện để thi hành án hôm nay cũng cần nghĩ tới 9 tháng sau, Thiện trở về với môi trường nào, tiếp tục những gì để tiếp bước cuộc đời (sau khi được giáo dục, cải tạo trong trại giam), liệu Thiện còn đủ can đảm tới lớp, tiếp tục sự nghiệp học tập nữa hay không?
Luật sư Đặng Văn Cường và Luật sư Nguyễn Khánh Toàn.
Luật sư Nguyễn Khánh Toàn (Văn phòng Luật sư Nguyễn Khánh Toàn) cũng cho rằng, về mặt pháp lý, công an bắt người đi thụ án theo bản án phúc thẩm là không sai.
Tuy nhiên, về tình cảm cũng như dư luận xã hội thì việc áp giải học sinh tại trường học cho thấy công an thi hành công vụ đã gây cho những học sinh và giáo viên sự phản cảm.
Tại chương X của bộ Luật Hình sự cũng có phần ưu ái đối với người chưa thành niên phạm tội. Hình phạt của pháp luật cũng được xem xét nhẹ hơn đối với người thành niên phạm tội. Vì vậy không nhất thiết phải bắt người chưa thành niên nhất là học sinh tại trường học.
Hơn nữa, chưa xét đến việc xét xử bản án đúng - sai (vì bố cháu T đang kiếu nại lên tòa án nhân dân tối cao) nhưng hành vi gây tai nạn giao thông không phải là tội phạm nguy hiểm. Vì vậy việc áp giải (bắt) T. trước mặt thầy cô giáo, bạn bè cùng trang lứa sẽ để lại hậu quả tâm lý vô cùng lớn đối với học sinh này.
Nguyễn Xinh
Theo_Người Đưa Tin
Vụ cây xanh: Không xử oan sai cũng không né tránh Nhắc đến chuyện chặt hạ, thay thế cây xanh, Bí thư Thành ủy HN Phạm Quang Nghị nói giá như vừa rồi cứ đưa ra thảo luận, trao đổi với nhân dân, khu phố, các nhà khoa học, nếu đồng thuận thì làm ngay, chưa đồng thuận thì giải thích... Bí thư Thành ủy HN Phạm Quang Nghị Điều này được Bí thư...