Được ưu đãi lớn, Keangnam vẫn vi phạm nghiêm trọng pháp lệnh ngoại hối
Là doanh nghiệp được áp dụng hàng loạt ưu đãi, Keangnam Ha Noi Landmark Tower đã trở thành tổ hợp nhà ở, dịch vụ tổng hợp hàng đầu Việt Nam. Được tạo điều kiện thuận lợi, nhưng Keangnam vẫn nhiều lần vi phạm quy định nhà nước, đặc biệt là vấn đề ngoại hối.
Theo phản ánh của cư dân, toàn bộ các hợp đồng bán căn hộ đều quy định giá căn hộ bằng Ngoại tệ (Đô la Mỹ). Các đợt thanh toán, xác nhận thanh toán, Keangnam đều sử dụng đô la Mỹ làm giá trị thanh toán. Trong 9 căn hộ tiến hành thanh kiểm tra, có 4 căn hộ trực tiếp thanh toán 40% bằng ngoại tệ cho Keangnam.
Bảng tính giá thanh toán bằng Đô la Mỹ của Keangnam đưa ra
Những vi phạm của Keangnam đã bị Ngân hàng Nhà nước kết luận bằng văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội. Vi phạm ngoại hối của Keangnam được Ngân hàng Nhà nước nêu rõ tại văn bản Kết luận số 7178/NHNN-QLNH ngày 14/9/2011 về việc xử lý vi phạm của Công ty Keangnam về: H ành vi định giá bằng ngoại tệ trong các hợp đồng mua bán căn hộ trước tháng 8/2010 của công ty Keangnam Vina là vi phạm quy định về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam tại điều Điều 29 Nghị định 160/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh Ngoại hối, cần bị xử lý như các trường hợp vi phạm tương tự của các công ty kinh doanh bất động sả n khác.
Ngân hàng Nhà nước đã chỉ rõ những vi phạm của Keangnam
Từ nội dung nêu tạiKết luận số 7178/NHNN-QLNH, đến ngày 11/10/2011, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Nội có Quyết định số 291/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng đối với Công ty Keangnam. Trong quyết định xử phạt tại Điều 1 nêu rõ: “ Công ty TNHH 1TV Keangnam đã ký hợp đồng bán căn hộ tại Keangnam Hà Nội Landmark Tower với khách hàng trong đó quy định giá bán bằng ngoại tệ (c ó Biên bản vi phạm hành chính số 23/BB-VPHC ngày 3/10/2011, Biên bản kiểm tra số 33/BB-KT ngày 8/7/2011 và tài liệu kèm theo) là vi phạm quy định tại tiết d, khoả n 3 Đ iều 18 , M ục 5 , C hương 2 Nghị định 202/2004/NĐ-CP ngày 10/12/2004 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng“. Bên cạnh hình thức phạt tiền, Điều 1, Quyết định xử phạt cũng đã quy định về biện pháp khắc phục hậu quả, theo đó “ yêu cầu Công ty TNHH 1TV Keangnam không được ký hợp đồng bán căn hộ tại Keang Hà Nội Landmark Tower với khách hàng trong đó quy định giá bán bằng ngoại tệ“.
Video đang HOT
Quyết định xử phạt Keangnam của Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Hà Nội
Căn cứ Quyết định xử phạt của Ngân hàng Nhà nước, khách hàng đã nhiều lần yêu cầu Keangnam điều chỉnh hợp đồng, trong đó quy đổi giá căn hộ từ đồng đô la Mỹ sang đồng Việt nam nhưng phía Keangnam từ chối. Phía Keangnam cho rằng căn cứ vào Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/5/2003 của Hội đồng Thẩm phán (đến nay chưa bị bãi bỏ nên vẫn có hiệu lực), hướng dẫn áp dụng một số quy định của pháp luật trong việc giải quyết các vụ án kinh tế thì hợp đồng của Keangnam tuy ký bằng đô la Mỹ, các đợt thanh toán cũng bằng đô la Mỹ nhưng khi khách hàng thanh toán trả bằng đồng Việt nam quy đổi theo tỷ giá đô la Mỹ tại từng thời điểm thanh toán vẫn có hiệu lực, nên các bên vẫn phải thực hiện đúng hợp đồng.
Nhận được giải thích của Keangnam, khách hàng mua căn hộ đều không giấu được bức xúc. Phía khách hàng cho rằng, việc Keangnam viện dẫn Nghị quyết 04 trong trường hợp này là không có cơ sở: Thứ nhất, đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 04 là các hợp đồng kinh tế được xác lập theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Pháp lệnh HĐKT đã hết hiệu lực từ ngày 1/1/2006. Hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng dân sự, căn cứ ký kết là Bộ Luật Dân sự nên không phải là đối tượng điều chỉnh của Nghị quyết 04.
Thứ 2, tại thời điểm Nghị quyết 04 được ban hành, các quy định của pháp luật về lĩnh vực ngoại hối, Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Chính Phủ quy định về quản lý ngoại hối tại điều 39 quy định một trong những hành vi vi phạm về ngoại hối là chuyển hay mang ngoại hối ra nước ngoài, mua bán ngoại hối, thanh toán và cho vay ngoại hối nên ở thời điểm đó Nghị quyết 04 phù hợp với các quy định của Chính phủ về quản lý ngoại hối.
Đến thời điểm Keangnam ký hợp đồng với khách hàng (bắt đầu từ tháng 8/2008) thì Pháp lệnh Ngoại hối đã được ban hành (năm 2005). Trong đó, tại Điều 22 về hạn chế sử dụng ngoại hối đã quy định rõ “ Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối“. Như vậy, mọi giao dịch được hiểu là tất cả các giao dịch (từ định giá, ký hợp đồng) đều không được thực hiện bằng ngoại hối.
Kể cả trong trường hợp khách hàng không khởi kiện ra Tòa để đề nghị tuyên vô hiệu toàn bộ hợp đồng thì căn cứ vào quyết định xử phạt vi phạm hành chính, Keangnam phải chủ động mời khách hàng đến điều chỉnh hợp đồng, đưa giá trị hợp đồng và các đợt thanh toán về tiền Việt vào thời điểm ký kết hợp đồng.
Tổ hợp Keangnam Ha Noi Landmark Tower
Ở trường hợp này, khách hàng đã có thiện chí và nhiều lần đề nghị Keangnam điều chỉnh cho đúng luật, nhưng doanh nghiệp này vẫn phớt lờ. Điều này thể hiện Keangnam không có thiện chí, không tuân thủ đầy đủ pháp luật Việt Nam, mặc dù hành vi vi phạm của Keangnam đã bị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Ngân hàng Nhà nước) xử phạt. Điều cần đặt ra ở đây là tại sao Keangnam dám cố ý vi phạm pháp luật, phớt lờ các quy định của Pháp lệnh Ngoại hối, ký hợp đồng bằng ngoại tệ, đã bị xử phạt nhưng vẫn không điều chỉnh hợp đồng, thậm chí còn ngang ngược yêu cầu khách hàng phải tiếp tục thực hiện hợp đồng? Phải chăng Keangnam đang cậy mình có “chống lưng, chính là Nghị quyết số 04/2003/NQ-HĐTP ngày 27/05/2003 của Hội đồng Thẩm phán?.
Thật đáng tiếc, trong thực tế xét xử Hội đồng thẩm phán đang tiếp tục sử dụng Nghị quyết 04 để áp dụng tràn lan cho cả những hợp đồng ký sau ngày 1/1/2006 (căn cứ ký kết là Bộ Luật Dân sự) và sau ngày Pháp lệnh Ngoại hối có hiệu lực (năm 2006).
Ví dụ như Quyết định Giám đốc thẩm số 06/2012/KDTM-GĐT ngày 30/05/2012 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao xét xử vụ án kinh doanh, thương mại tranh chấp về hợp đồng mua bán hàng hóa đã bác cả kháng nghị của Viện trưởng VKSND tối cao, viện dẫn Nghị quyết 04 và khẳng định hợp đồng ký bằng ngoại tệ nhưng thanh toán bằng đồng Việt Nam thì không bị vô hiệu toàn bộ. Trong khi trước đó, Viện trưởng VKSND cao đã kháng nghị bản án với lý do hợp đồng ký bằng ngoại tệ, thanh toán bằng đồng Việt Nam đã vi phạm Pháp lệnh ngoại hối nên phải bị vô hiệu.
Ban Bạn đọc
Theo Dantri
Để không là "mồi ngon"
Liên tiếp trong thời gian từ cuối tháng 9-2013 đến nay, tại khu vực trước cửa tòa nhà Keangnam đã xảy ra 7-8 vụ trộm cắp, tài sản bị mất chủ yếu là xe máy của những người đến giao dịch tại tòa nhà này.
Dù không phải nơi đỗ xe nhưng nhiều người vẫn để xe tại vỉa hè phía trước tòa nhà Keangnam
Vào 5 phút, ra mất tài sản
Ngày 6-11, anh Nguyễn Hữu Tuấn là nhân viên chuyển phát nhanh đã đến Đồn Công an số 1 CAH Từ Liêm để trình báo về việc mình vừa bị mất chiếc xe máy để tại khu vực vỉa hè phía sau đài phun nước tòa nhà Keangnam. Do muốn tiết kiệm thời gian và nghĩ xe mình đã khóa cổ, khóa càng cẩn thận, thời gian lưu lại ngắn nên anh Tuấn đã chủ quan không mang xe xuống hầm gửi. Theo một cán bộ của Đồn Công an số 1, đây không phải là trường hợp duy nhất mất tài sản như vậy. Trước đó, vào ngày 24-10, anh Nguyễn Tuấn Hưng cũng dựng xe ở đây và vào giao hàng, khi ra chiếc xe Wave RSX trị giá 17 triệu đồng đã biến mất. Trong các ngày 30-9, 7-10, tại khu vực này, các anh Bùi Thanh Liêm, Nguyễn Văn Huệ cũng bị mất xe trong hoàn cảnh tương tự.
Không chỉ có tòa nhà Keangnam, một "địa chỉ đen" khác cũng nằm trong danh sách những nơi hay xảy ra tình trạng mất trộm xe máy. Cuối tháng 9, giữa tháng 10 tại quán cà phê Cellini nằm trong quần thể Trung tâm thương mại The Garden, xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm đã xảy ra 2 vụ trộm xe. Một điều đáng trách ở quán cà phê này là dù đã xảy ra mất trộm xe máy nhưng quán vẫn không thuê bảo vệ trông giữ xe cho khách, tạo cơ hội cho kẻ trộm "hỏi thăm" và coi việc bảo vệ tài sản của khách là nhiệm vụ của lực lượng công an (!).
Nhân viên cũng là kẻ gian
Thiếu tá Nguyễn Đức Đạo, Phó trưởng Đồn Công an số 1 cho hay: Trong các vụ trộm cắp tài sản xảy ra tại các siêu thị, trung tâm thương mại, tổ hợp nhà ở - văn phòng trên địa bàn Mỹ Đình, Mễ Trì, một phần là do ý thức chủ quan của người có tài sản, phần khác là do chính những nhân viên làm việc ở những nơi này. Điển hình như vụ việc xảy ra ngày 31-10, Hà Trung Thành, trú tại Cửa Lò, Nghệ An là nhân viên cửa hàng Monda Bazar trong tòa nhà Keangnam đã bị cho thôi việc nhưng vẫn đến cửa hàng này, nói với chị Dương Thị Thủy là nhân viên cửa hàng cho xuất kho 2 chiếc ví trị giá 10,3 triệu đồng. Khi chị Thủy cúi xuống lấy phiếu xuất kho thì Thành đã cầm 2 chiếc ví bỏ chạy. Hay như vụ việc Nguyễn Văn Minh là nhân viên bảo vệ tầng hầm B1 tòa nhà Keangnam, nhặt được chìa khóa xe của khách đã tìm cách trộm chiếc xe máy này.
Kho hàng của Trung tâm điện máy HC trên đường Phạm Văn Đồng, thuộc địa bàn xã Cổ Nhuế trong năm nay cũng đã 2 lần bị trộm đột nhập, lấy đi một số lượng lớn tài sản là đồ điện tử như điện thoại, máy tính, tivi... Trong một chuyên án vừa được phá ngày 8-11, Đội CSĐT tội phạm về TTATXH CAH Từ Liêm đã bắt được đối tượng chuyên trộm đồ tại kho hàng của Trung tâm điện máy HC. Do lơi lỏng trong công tác bảo vệ, tên trộm này đã vào siêu thị như những khách hàng bình thường, sau đó trốn vào nhà vệ sinh. Đến đêm, khi lực lượng bảo vệ không hoạt động, tên trộm đã "khoắng" một số lượng lớn tài sản. Thông tin ban đầu của CAH Từ Liêm cho biết, số lượng hàng hóa mà tên trộm này lấy được lên tới khoảng 300 triệu đồng.
Ý thức tự bảo quản tài sản yếu kém
Theo phân tích của Thiếu tá Nguyễn Đức Đạo, không giống như các khu chung cư, khu vực dân cư làng xã, tại các tổ hợp trung tâm thương mại, nhà ở - văn phòng còn có các trung tâm vui chơi giải trí, vì vậy rất đông người qua lại, các đối tượng phạm pháp dễ có cơ hội trà trộn vào để trộm cắp tài sản. Lực lượng bảo vệ tại đây khá mỏng, lại của nhiều công ty khác nhau nên việc trông giữ, bảo quản tài sản của khách thiếu hiệu quả. Chẳng hạn như trong tòa nhà Keangnam, ngoài lực lượng bảo vệ của chính công ty vận hành tòa nhà làm nhiệm vụ trông giữ, kiểm soát an ninh, vé gửi xe ra vào thì còn có lực lượng bảo vệ bên ngoài của các công ty khác. Ngoài ra, các công ty kinh doanh trong tòa nhà cũng thuê lực lượng bảo vệ của riêng mình. Có những vụ trộm xe chỉ cách chốt bảo vệ 20m vì lúc đó, nhân viên bảo vệ đang phải kiêm nhiệm một việc khác.
Anh Trần Ngọc Hùng, nhân viên bảo vệ một ngân hàng trong khu vực The Manor cho hay, các công ty, ngân hàng đều quy định chỗ gửi xe, nhân viên bảo vệ đã nhắc nhở nhưng người dân vẫn không gửi xe vào đúng nơi quy định, tiện đâu để đấy, nhân viên bảo vệ không có trách nhiệm phải trông giữ những chiếc xe đó nên mới xảy ra tình trạng mất trộm tài sản.
Theo Trung tá Nguyễn Dũng, Đồn trưởng Đồn Công an số 1 CAH Từ Liêm thì hiện nay, các đối tượng trộm cắp tài sản có nhiều biến thể về phương thức thủ đoạn, hoạt động ngày càng tinh vi hơn. Chúng thường chỉ có vài đối tượng, lang thang lưu động chứ không phục, rình bắt con mồi như trước. Khi thấy có cơ hội là chúng ra tay. Cùng một địa điểm như vỉa hè trước cửa tòa nhà Keangnam, có những chiếc xe để từ sáng đến chiều không mất nhưng cũng có cái vừa dựng được 5 phút đã... biến mất, nên rất khó trong công tác phòng ngừa.
Để phòng chống tình trạng trộm cắp tài sản tại tổ hợp các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn, theo Trung tá Nguyễn Dũng, đối với lực lượng công an, cần tiếp tục tuyên truyền đến người dân nâng cao ý thức tự bảo quản tài sản, gửi xe đúng nơi quy định khi đến các địa chỉ này, không chủ quan đối với tài sản của chính mình. Lực lượng CSHS ngoài công tác điều tra cơ bản thì cần thống kê các vụ trộm, đưa ra quy luật, phương thức thủ đoạn, thời gian, đặc điểm ở những nơi tội phạm thường gây án. Từ đó, tuần tra, kiểm soát hành chính, mật phục, điểm danh phân loại các đối tượng trộm cắp. Kiểm tra tại các nơi có cửa hàng cầm đồ; phối hợp với lực lượng bảo vệ tòa nhà, trao đổi thông tin, nắm bắt kịp thời để lực lượng bảo vệ phát hiện các đối tượng khả nghi; tăng cường các biện pháp nghiệp vụ nhằm đấu tranh với loại tội phạm này.
Theo ANTD
Nhờ trạm cân, đã xử lý gần 13.000 xe quá tải Kết quả xử lý vi phạm này vừa được Tổng cục Đường bộ Việt Nam báo cáo lên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đồng thời đánh giá thí điểm trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động các tuyến Quốc lộ trọng điểm ở nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Theo Tổng Cục đường bộ Việt Nam (TCĐB), từ việc kiểm soát...