Được Trung Quốc bơm tiền, Campuchia mất gì?
Để có được sự ủng hộ của Campuchia về vấn đề Biển Đông, Trung Quốc đã phải tiêu tốn một số tiền không nhỏ.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã khiến ASEAN “chia rẽ” khi công khai ủng hộ Trung Quốc trên Biển Đông
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang chuẩn bị cho một thời kì khó khăn giữa những lời chỉ trích gay gắt của chính phủ Campuchia và các nước khác khi Campuchia đặt lợi ích của Trung Quốc lên trên mọi mong muốn của các nước ASEAN.
Sự ủng hộ của ông Hun Sen với tuyên bố chủ quyền ngang ngược của Trung Quốc ở Biển Đông tại Hội nghị ASEAN gần đây đã khiến Campuchia trở thành một nhân tố “phá đám” chia rẽ khối thương mại ASEAN.
“Campuchia ngày càng mất đi tính hợp pháp quốc tế. Kết quả là, cho dù đúng hay sai, vị thế của Campuchia sẽ bị hoài nghi”, Ou Virak, người sáng lập của nhóm cố vấn toàn cầu Diễn đàn Tương lai nói.
Sau khi Trung Quốc xóa bỏ nhiều món nợ của Campuchia vào năm 2002, nối lại mối quan hệ song phương, Thủ tướng Hun Sen đã cố gắng hạ thấp vai trò của Campuchia trong tranh chấp Biển Đông.
Video đang HOT
Ngay sau phán quyết Biển Đông, Trung Quốc “tặng” Campuchia gần 600 triệu USD viện trợ
Nhưng sự “giả vờ im lặng” này đã kết thúc vào tháng 7 khi tòa án trọng tài của Liên Hợp Quốc bác bỏ tuyên bố “đường lưỡi bò” phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông. Campuchia lên tiếng ủng hộ Trung Quốc, từ chối công nhận thẩm quyền của tòa án và thúc đẩy giải quyết với từng bên tranh chấp trên cơ sở song phương. Ngay sau phán quyết, Trung Quốc cho biết họ rất biết ơn sự ủng hộ của Campuchia và “tặng” Campuchia gần 600 triệu USD viện trợ.
Campuchia sau đó thành công trong việc giảm sức mạnh của tuyên bố ASEAN, trong đó bỏ qua phán quyết của tòa án, khiến nhiều thành viên ASEAN lo lắng. Trước hành động này, Bắc Kinh tuyên bố sẽ giúp xây dựng tòa nhà hành chính mới cho Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở thủ đô, cao 12 tầng.
Tiền viện trợ của Trung Quốc, khoảng 15 tỉ USD trong hai thập kỷ qua, đã giúp nền kinh tế Campuchia trở nên sôi động trong những năm gần đây. Nhưng ông Hun Sen có lẽ phải trả giá cho việc ủng hộ Trung Quốc khi ông nhận phải nhiều chỉ trích từ trong và ngoài nước về vấn đề này.
Ông Hun Sen nhận thức sâu sắc rằng sự suy thoái tài chính của Trung Quốc và sự mất giá của đồng nhân dân tệ có thể ảnh hưởng xấu đến cơ hội đắc cử của ông trong cuộc bầu cử năm 2018 tới. Đảng CPP do ông Hun Sen cầm quyền đã giành đa số phiếu cách đây ba năm giữa những cáo buộc về gian lận.
Tiền viện trợ của Trung Quốc thời gian qua giúp củng cố vị thế của ông Hun Sen
Công chúng Campuchia cũng đang sôi sục tức giận vì một chiến dịch trấn áp chính trị ở Campuchia. Báo cáo của một cơ quan giám sát tham nhũng quốc tế, có trụ sở tại London, tên là Global Witness đã vạch ra sự giàu có của gia đình Thủ tướng Hun Sen, và vụ ám sát nhà phân tích độc lập được công chúng tôn trọng, một người dẫn chương trình phát thanh, ông Kem Ley. hồi tháng trước.
Một nhà phân tích giấu tên nói rằng cái chết của Kem Ley giống với sự việc xảy ra tại các cuộc tranh cử trước đó ở Campuchia qua, thường nổi bật bởi các vụ ám sát, bắt nạt và đe dọa. “Chúng tôi đang trên cơ sở bầu cử sớm, các chính trị gia đối lập đang bị theo sát hoặc đã bỏ chạy, nhưng CPP cũng cần tiền và đó là lý do tại sao việc liên minh với Trung Quốc là rất quan trọng. Người Campuchia có thực sự quan tâm về Biển Đông hay không? Tôi nghi ngờ điều đó.”
Song, sự phụ thuộc vào tiền bạc của Trung Quốc đang dẫn đến một hệ quả là các nhà đầu tư phương Tây giảm hẳn quan tâm đến Campuchia. Họ có lẽ muốn chờ cho tình hình ngã ngũ sau cuộc bầu cử tới để quyết định.
Theo Danviet
Trợ lý hàng đầu của Obama sẽ kêu gọi Trung Quốc tránh leo thang ở Biển Đông
Cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice sẽ thúc giục Bắc Kinh tránh leo thang ở Biển Đông, trong chuyến thăm Trung Quốc của một quan chức Mỹ cấp cao nhất, kể từ khi toà án quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò".
Bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, trợ lý hàng đầu của Tổng thống Barack Obama. Ảnh: AP
"Tôi đang liên lạc với những những đồng cấp Trung Quốc của chúng tôi trong vài tuần qua... Chúng tôi hiểu rõ quan điểm của nhau", Reuters dẫn lời bà Susan Rice, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ, nói khi được hỏi về thông điệp sẽ gửi tới người Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ kêu gọi tất cả các bên kiềm chế".
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền, bà Rice cho biết quân đội Mỹ sẽ tiếp tục "di chuyển trên biển, trên không và hoạt động" ở Biển Đông, bất chấp cảnh báo của Trung Quốc rằng những chuyến tuần tra này sẽ kết thúc "trong thảm hoạ".
Theo AFP, Nhà Trắng hôm nay thông báo bà Rice sẽ tới Bắc Kinh và Thượng Hải trước thềm hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Trung Quốc. Chuyến thăm diễn ra từ 24/7 đến 27/7.
Tại Bắc Kinh, bà sẽ gặp các quan chức chính phủ cấp cao của Trung Quốc, trong đó có Uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì, để tham vấn về các vấn đề trước thềm chuyến thăm của tổng thống Mỹ tới nước này vào tháng 9. Còn tại Thượng Hải, bà Rice sẽ "tương tác với các công dân Trung Quốc", gặp gỡ lãnh đạo doanh nghiệp để "thảo luận về điều kiện dành cho các doanh nghiệp Mỹ hoạt động ở Trung Quốc".
Bà Rice cho hay chuyến thăm nhằm duy trì quan hệ tổng thể giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đi đúng hướng vào thời điểm căng thẳng gia tăng. "Tôi sẽ ở đó để thúc đẩy hợp tác của chúng tôi", bà nói.
Chuyến thăm của bà Rice diễn ra sau khi Toà Trọng tài hôm 12/7 phán quyết rằng Trung Quốc không có "quyền lịch sử" đối với Biển Đông. Bắc Kinh giận dữ bác bỏ phán quyết. Chuyến thăm của bà cũng sẽ trùng với thời điểm Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Lào và Philippines, nơi ông được kỳ vọng sẽ tái đảm bảo với các đối tác Đông Nam Á về cam kết của Washington.
Trọng Giáp
Theo VNE
TQ: Philippines đang "lầm đường lạc lối" trên Biển Đông Trung Quốc lớn tiếng cho rằng Manila đang "lầm đường lạc lối" khi thẳng thừng từ chối đàm phán với Bắc Kinh, theo China Daily. Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay Sau khi Ngoại trưởng Philippines từ chối lời đề nghị của Trung Quốc "đòi" bỏ qua phán quyết Biển Đông, Bắc Kinh đã kêu gọi Manila hãy "rời khỏi con đường sai lầm...