Dược thiện từ món ốc nhồi hấp sả
Đông y cho rằng, ốc có tính hàn, vị ngọt mặn, quy vào kinh vị, đại tràng và bàng quang có tác dụng tiêu viêm, thanh nhiệt, lợi thủy có thể dùng trị chảy máu cam hoặc táo bón…; song lại là món ăn thích hợp cho những người béo phì muốn giảm cân. Ốc có nhiều loại như ốc dừa, ốc đá, ốc nhồi, ốc bươu, ốc len…; chúng đều là những loại giàu dinh dưỡng. Phân tích thấy trong thịt ốc chứa 11,9% protid; 0,7% lipid; các vitamin (B1 0,01mg%; B2 0,06mg%; PP 1mg%); các muối (Ca 1.357mg%; P 191mg%). Ốc cung cấp 86 calo/100g thịt. Các chất đạm, mỡ, cacbua hydrat, canxi, photpho, sắt, các sinh tố B2, PP, A… có trong thịt ốc rất phù hợp sử dụng cho những người mắc chứng béo phì, bệnh tiểu đường… Nhờ vậy ốc có thể chế biến thành món ăn vừa bổ dưỡng lại phòng trị được nhiều bệnh. Trong dân gian, ốc cũng đã được chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như luộc, xào, nấu chuối, chiên, hấp…
Để có thể áp dụng, dưới đây xin giới thiệu cách chế biến một món ăn tiêu biểu đó là “món ốc nhồi hấp sả”, món ăn này có công hiệu bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe khiến cơ thể kiện tráng, lại phòng ngừa được nhiều bệnh.
Nguyên liệu gồm: ốc nhồi 30 con, thịt lợn nạc dăm xay 200g, giò sống 300g, nấm hương (nấm đông cô) 50g, nấm mèo 50g, củ cải trắng 2 củ, lá chanh 10 lá, ngò rí, ớt hiểm 100g, hành tím 50g, tiêu xay 50g, tôm khô 50g, chanh 2 quả, tỏi 1 củ, sả 20 cây, gia vị: hạt nêm, đường, bột ngọt, nghệ, riềng 200g.
Video đang HOT
Cách chế biến: Ngâm ốc cho hết nhớt, rửa sạch, luộc sơ, khêu ra lấy phần thịt cắt hạt lựu. Riềng, nghệ, hành tím băm nhuyễn lấy nước mỗi loại khoảng 1 muỗng canh một phần xác. Nấm đông cô nấm mèo luộc, cắt nhỏ. Tôm khô ngâm cho mềm, cắt hạt lựu. Trộn đều hỗn hợp các thứ trên, thêm vào hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu, củ sả bằm nhuyễn.
Vỏ ốc sau khi lấy hết phần ruột thì luộc lại với nước gừng hoặc rửa bằng rượu để khử mùi tanh. Nhồi hỗn hợp trên vào vỏ ốc (không chặt quá, vì thịt còn nở), xếp lẫn vào phần thân xả cắt khúc, rồi hấp trong khoảng 12 phút là chín. Dùng củ cải trắng và ngò rí để trang trí. Chấm ốc với nước mắm gừng, thêm sả và lá chanh, ăn nóng.
Theo SK&ĐS
Rau rút chữa chảy máu cam
Rau rút, bà con miền Nam gọi là rau nhút (tên khoa học neptunia oleraceae lour) được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình, có mùi vị đặc biệt.
Theo y học dân tộc, rau rút có vị ngọt nhạt, tính hàn, tác dụng bổ trung ích khí, làm dễ ngủ, bổ gân xương, chữa chứng tim hồi hộp, làm thông huyết mạch, điều hoà tỳ vị, thông thuỷ đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt...
Rau rút, bà con miền Nam gọi là rau nhút (tên khoa học neptunia oleraceae lour) được chế biến thành nhiều món ăn trong gia đình, có mùi vị đặc biệt. Trong 100g rau rút có 90,4g nước, 5,1g protit, 1,8g lipit, 1,9g xenlulô, 180mg canxi, 59mg phốt pho... cung cấp được 28kcal. Ngoài ra, có thể dùng rau rút chữa một số bệnh thường dùng dưới đây:
Chữa sốt cao, khát nước: Dùng 30g rau rút tươi, giã nhỏ, vắt lấy nước cho bệnh nhân uống ngày 3 lần trước bữa ăn, uống 2 ngày liền.
Rau rút chữa chảy máu cam
Chữa trong người nóng, chảy máu cam, sinh mụn nhọt: Lấy một lượng rau rút đủ dùng, sắc hơi loãng để uống thay cho nước uống hằng ngày. Chú ý nấu ấm nào uống hết ấm ấy trong ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm với các món canh nấu với rau rút.
Chữa khó ngủ, nhức đầu: Rau rút 300g, cá rô đồng 200g, gia vị vừa đủ. Làm sạch cá, chỉ lấy phần nạc, ướp gia vị. Xương và đầu cá còn lại giã nhỏ, lọc lấy nước, thêm nước cho đủ khoảng 400ml, đem đun sôi rồi cho rau rút (đã làm sạch, thái thành đoạn ngắn) và thịt cá rô vào khi nước đang sôi, quấy đều, chờ nước sôi lại, múc ra ăn nóng với cơm. Ăn mỗi ngày một lần, liền trong 5 ngày.
Theo Bee
Trái thơm nhiều công dụng quý! Trái thơm (dứa, khóm...) có tên gọi khoa học Annanascomosus (L) merr (ananas sativus schult F), được trồng khắp nơi ở các nước vùng nhiệt đới. Trái thưom có nhiều công dụng trong chữa bệnh... Thơm chữa viêm gân, lợi tiêu hóa Thơm chứa nhiều nước và các chất protit, gluxit, canxi, sắt, vitamin C, photpho... Thơm còn có các sinh tố A,...