Được tại ngoại do nuôi con nhỏ, cô gái 23 tuổi tiếp tục lừa đảo hơn 45 tỉ đồng
Đang bị khởi tố về tội lừa đảo, trong thời gian tại ngoại nuôi con nhỏ, cô gái 23 tuổi tiếp tục dùng chiêu lừa cũ chiếm đoạt thêm 45 tỉ đồng.
Theo Pháp luật TP.HCM thông tin, công an tỉnh Cà Mau vừa hoàn tất kết luận điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS cùng cấp đề nghị truy tố bị can Võ Hồng Đào (SN 1996, Cà Mau) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, với số tiền chiếm đoạt lên đến gần 100 tỉ đồng.
Võ Hồng Đào đang làm việc với điều tra viên. (Ảnh: Công an TP.HCM)
Theo hồ sơ, tháng 11/2017, thông qua mạng xã hội, Đào làm quen với Nguyễn Thị Thuý (SN 1997, ngụ Gò Vấp, TP.HCM). Sau đó, giữa hai bên có thỏa thuận mua bán hạt, chuỗi, rèm cửa, màn…, khi nào Đào cần nguồn hàng thì sẽ báo số lượng cho Thuý.
Từ đó, Đào bắt đầu sử dụng mạng xã hội để tuyển thợ gia công xâu chuỗi hạt, màn, rèm cửa với mức tiền công cao. Để có nguyên liệu, người gia công phải đặt cọc tiền trước, sau khi hoàn thành sản phẩm giao lại thì mới được thanh toán cả tiền cọc lẫn tiền công.
Tuy nhiên, sau khi nhận sản phẩm Đào đã không thanh toán cả tiền công và tiền cọc, mà tiếp tục thuê người tháo sản phẩm ra và nhận cọc của người khác.
Đến tháng 6/2018, nhiều người là nạn nhân của Đào đã làm đơn tố giác đến Công an Tỉnh Cà Mau yêu cầu xác minh, điều tra làm rõ.
Video đang HOT
Qua xác minh, ngày 14/8/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau ra quyết định khởi tố vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo báo Công an TP.HCM, ngày 5/9/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra quyết định Khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với bị can Võ Hồng Đào (đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi) về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 của BLHS.
Đáng tiếc, Đào không ý thức được hành vi phạm tội của mình, trong quá trình tại ngoại lại tiếp tục thực hiện hành vi lừa đảo. Từ tháng 9/2018 đến tháng 3/2019, trong thời gian tại ngoại, Đào lừa tiếp 36 nạn nhân chiếm đoạt hơn 45 tỷ đồng.
Ngày 6/4/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh ra lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Võ Hồng Đào, về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật hình sự.
Kết luận điều tra xác định, Đào lừa đảo chiếm đoạt 54 người với số tiền gần 100 tỉ đồng. Trong đó, gần 64 tỉ đồng tiền đặt cọc, gần 34 tỉ đồng tiền công.
H.M (tổng hợp)
Theo nguoiduatin
Ông Lê Tấn Hùng dẫn bộ sậu SAGRI vào vòng lao lý thế nào
Ông Lê Tấn Hùng bị cáo buộc đã chi phối và thực hiện các hợp đồng kinh tế mờ ám tại Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn (SAGRI) khiến toàn bộ sậu dính vào vòng lao lý.
Liên quan đến các sai phạm xảy ra tại SAGRI, tính đến nay cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam 4 người gồm: ông Lê Tấn Hùng (nguyên Tổng giám đốc), ông Nguyễn Thành Mỹ (nguyên Phó phòng Kế hoạch - Đầu tư), ông Vân Trọng Dũng (nguyên chủ tịch HĐTV) và bà Nguyễn Thị Thuý (nguyên Kế toán trưởng của SAGRI) để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Nguồn tin từ Bộ Công an cho hay, đến nay bị can Lê Tấn Hùng đã thừa nhận chi phối SAGRI trong suốt thời gian dài làm lãnh đạo và các sai phạm kinh tế nghiêm trọng tại đây do ông chỉ đạo thực hiện. Còn khi bị khởi tố, bắt tạm giam, những bị can khác khai báo, dù giữ những cương vị lãnh đạo các phòng ban độc lập nhưng khi ông Hùng chỉ đạo, họ đều phải thực hiện theo.
Ông Lê Tấn Hùng (ngoài cùng, bên trái) chi phối SAGRI suốt một thời gian dài và có những sai phạm nghiêm trọng trong quản lý điều hành
Trong một vụ việc điển hình, Bộ Công an đang mở rộng điều tra SAGRI liên quan tới dự án Khu nhà ở tại KP.4, P.Phước Long B, Q.9.
Theo đó, chính quyền TP cho phép SAGRI chuyển đổi công năng 3,75ha đất nông nghiệp sử dụng làm trại heo tại KP.4, P.Phước Long B thành dự án khu nhà ở. Giữa năm 2016, Hội đồng thành viên SAGRI thông qua nghị quyết đầu tư vào dự án.
Sau đó, SAGRI ký hợp đồng hợp tác với Tổng công ty CP Phong Phú để thực hiện dự án. SAGRI sử dụng 3,75ha đất để góp vốn, tương đương 28%, còn lại Phong Phú giữ 72%. Nhưng gần 1 năm sau, Hội đồng thành viên SAGRI ban hành nghị quyết chuyển nhượng toàn bộ cổ phần trong dự án cho Tổng công ty CP Phong Phú với giá trị 168 tỷ đồng, tức tính theo giá 10,5 triệu đồng/m2.
Hình thức này thực chất là chiêu thức bán đất công giá rẻ cho doanh nghiệp tư nhân. Trong khi giá trị đất ở khu vực xung quanh dự án, tạm tính cũng đã là 29 triệu đồng/m2.
Đáng nói khi SAGRI "bán đất" đã không thực hiện đúng quy định, không thông qua đấu thầu để thẩm định giá theo giá thị trường. Bất ngờ hơn, giai đoạn từ năm 2012, Tổng công ty CP Phong Phú đã thực hiện phân lô bán nền trên lô đất, thậm chí là huy động vốn từ khách hàng theo giá trị ước tính 14 triệu đồng/m2.
Cơ quan chức năng khi vào cuộc điều tra chỉ ra sai phạm của SAGRI trong dự án này. Đó là SAGRi đã không thực hiện nghĩa vụ tài chính bổ sung khi có điều chỉnh quy hoạch dự án. SAGRI không báo cáo trung thực với UBND TP.HCM khi năm 2017 có báo cáo là chưa huy động vốn nhưng thực chất đã "rao bán" và nhận tiền từ khách hàng từ 5 năm trước.
Giai đoạn đó ông Lê Tấn Hùng trực tiếp chỉ đạo việc bán dự án. Trực tiếp thực hiện là ông Nguyễn Thành Mỹ, Phó phòng Kế hoạch - Đầu tư. Ông Vân Trọng Dũng với tư cách là Chủ tịch HĐTV đã có những thiếu sót, sai phạm trong điều hành, để đất Nhà nước dần bị bán đứt với 'giá bèo'.
Không chỉ có vụ việc kể trên, sai phạm của SAGRI còn được xác định trong hàng loạt vụ xẻ thịt, bán đất công giá rẻ. Trong những vụ việc này, ông Lê Tấn Hùng đã chi phối, chỉ đạo thực hiện, qua mặt khi không có sự chấp thuận về chủ trương của lãnh đạo TP.HCM hoặc sử dụng những chiêu thức tinh vi như góp vốn bằng đất, liên kết... để dần dần chuyển giao toàn bộ dự án cho tư nhân.
Về hành vi của bà Nguyễn Thị Thuý, nguyên Kế toán trưởng SAGRI có sai phạm trong việc "phối hợp" cùng ông Lê Tấn Hùng 10 ký hợp đồng ảo với 2 doanh nghiệp lữ hành, xuất hoá đơn trong việc tổ chức các chuyến du lịch, học tập kinh nghiệp ở nước ngoài cho cán bộ, công nhân viên. Trong vụ việc này, bà Thuý với nhiệm vụ Kế toán trưởng đã giúp sức tích cực, từ đó gây thất thoát 13,3 tỷ đồng.
Rất nhiều vụ việc khác xảy ra tại SAGRI, đa phần là sai phạm trong việc bán rẻ đất công Nhà nước, hiện Bộ Công an đang mở rộng điều tra. Sau 4 cá nhân trên, hiện có rất nhiều cán bộ của SAGRI và các công ty trực thuộc bị... điểm mặt.
Ông Lê Tấn Hùng từng được biết đến là Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên xung phong TP.HCM, trước khi nhận nhiệm vụ Tổng giám đốc SAGRI. Dư luận quan tâm đến những sai phạm của ông Hùng, bởi ông còn là em ruột của ông Lê Thanh Hải, nguyên Bí thư Thành uỷ TP.HCM.
Phước An
Theo VNN
Vì sao nguyên Chủ tịch Sagri Vân Trọng Dũng bị bắt? Ông Vân Trọng Dũng bị bắt vì liên quan đến việc chuyển nhượng dự án nhà ở tại phường Phước Long B (Quận 9) cho Tổng Công ty Phong Phú sai quy định. Qua mở rộng điều tra vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công...