Được start up AI khen đẹp trai, Shark Việt nói ‘cái đó ai chả biết’
Được đánh giá là start up trí tuệ nhân tạo có tính ứng dụng cao song EyeQ Tech không nhận được cái gật đầu của các nhà đầu tư trong chương trình Shark Tank Việt Nam.
Trong tập 5 chương trình Shark Tank Việt Nam (phát sóng ngày 21/8), các Shark được trải nghiệm mô hình mua sắm sale check-out thông minh đến từ start up EyeQ Tech – công ty ứng dụng trí tuệ nhân tạo chuyên về nhận dạng mặt người, hành động và sản phẩm – của Lê Mai Tùng.
Bên cạnh tiện ích trong việc tự nhận diện sản phẩm và tính giá tiền, phần mềm khiến nhiều Shark thích thú khi tương tác bằng các đoạn hội thoại hóm hỉnh.
“Chào Shark Việt, anh ở ngoài đẹp trai thật”, câu “nịnh” của người máy khiến vị Shark bật cười và nói: “Cái đó ai chả biết”.
Các Shark được trải nghiệm mô hình mua hàng thông minh.
Lê Mai Tùng đến Shark Tank gọi vốn một triệu USD cho 3,3% cổ phần hoặc 2 triệu USD cho 6,6% cổ phần.
Theo nam CEO, EyeQ Tech sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, “biến” camera bình thường thành camera thông minh thu thập dữ liệu, giúp các doanh nghiệp có được insight (diễn giải về hành vi và xu hướng của khách hàng dựa trên các data có được – PV) để tối ưu doanh thu của họ.
Bên cạnh đó, Lê Mai Tùng khẳng định công ty anh là “đầu tiên và có data lớn nhất tại Việt Nam” trong ngành bán lẻ và ngân hàng.
Các Shark liên tục đưa ra câu hỏi và đặt vấn đề xoay quanh vấn đề lợi nhuận và thu hồi vốn. Lê Mai Tùng khẳng định dù không gọi vốn thành công, công ty vẫn có thể phát triển tiếp được vì anh sở hữu một start up về công nghệ khác, có thể sử dụng nó như một nguồn dự trù.
Dự án của CEO Lê Mai Tùng không nhận được đầu tư.
Khi được đề nghị dự đoán ai đang quan tâm dự án của mình, nam CEO “gọi tên” Shark Dzũng và Shark Thủy.
Cuối màn gọi vốn, Shark Việt nhận xét doanh thu trong năm 2018 của EyeQ Tech còn thấp và thị trường công ty đang hướng tới phải phụ thuộc rất nhiều vào các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, ông cho rằng Lê Mai Tùng đưa ra tỷ lệ phần trăm đầu tư cho các Shark quá thấp nên quyết định không rót vốn.
Dù bày tỏ sự hứng thú với ứng dụng của EyeQ Tech, Shark Hưng cũng quyết định không đầu tư.
Ông đùa: “Khi tôi hỏi bạn nghĩ rằng ai đang quan tâm đến dự án của các bạn thì tiếc là bạn lại không nói tên tôi, nên là tôi không đầu tư”.
Cũng “dỗi” như Shark Hưng, “bà ngoại” không tham gia vì mình “chẳng được quan tâm, dòm ngó gì đến cả”.
Nhận xét đây là một mô hình có tính ứng dụng cao song việc CEO định giá công ty quá cao trong khi doanh thu còn thấp, Shark Thủy cũng không rót vốn cho EyeQ Tech.
Đồng ý kiến, Shark Dzũng cũng quyết định không đầu tư. Ông còn chỉ ra việc start up này đang “ôm đồm” nhiều lĩnh vực thay vì tập trung vào một thứ.
“Ngay cả trí tuệ nhân tạo thì nó cũng chỉ giỏi ở một lĩnh vực nào đó và mình phải dạy nó chứ không thể tự nó thông minh. Bạn đang làm rất nhiều lĩnh vực nên mọi thứ đang chỉ ở mức thông minh vừa vừa, mà thế thì rất khó ứng dụng”, vị “cá mập” nói.
Dù không được đầu tư, phần lớn dân mạng nhận xét CEO Lê Mai Tùng đã thành công trong việc đến chương trình để quảng cáo cho start up của mình. Một số người còn cho rằng đây mới là mục đích chính của anh.
Bên cạnh đó, sai lầm định giá công ty quá cao của nam CEO cũng là điều nhiều khán giả đồng tình với các Shark, tác động không nhỏ vào kết quả đáng tiếc của màn gọi vốn.
Theo Zing
5 chàng trai khiến 2 "cá mập" phải tranh giành rót gần 10 tỷ đồng ở Shark Tank Việt Nam
Shark Việt và shark Thủy đã cùng đưa ra lời đề nghị đầu tư cho MathMap Academy của 5 chàng trai.
Dự án của MathMap Academy
Mở màn tập 5, đội ngũ lãnh đạo của MathMap Academy gồm Lã Quang Vinh, Nguyễn Văn Sơn, Vũ Văn Tuyền, Lê Văn Thành, Nguyễn Công Chiến gửi đến các nhà đầu tư của Shark Tank Việt Nam mùa 3 lời mời 9.402.919.539 đồng cho 12,5% cổ phần công ty hoặc 5.402.919.539 đồng cho 5% cổ phần công ty.
Lý giải con số gọi vốn rất lẻ như trên, các nhà sáng lập của MathMap Academy cho hay, định giá dựa trên một số yếu tố chính như: đội ngũ sáng lập, tốc độ tăng trưởng, dòng tiền lũy kế và lãi suất sử dụng vốn bình quân, sản phẩm và thương hiệu.
Lã Quang Vinh - CEO MathMap Academy giới thiệu trong hơn 3 năm thành lập, MathMap Academy đã mở rộng và phát triển hơn 17 trung tâm trong cả nước, trong đó có 8 trung tâm tự sở hữu, còn lại là nhượng quyền. MathMap Academy có số lượng hơn 5.000 học viên theo học.
MathMap Academy tập hợp được đội ngũ lãnh đạo tài năng, tâm huyết. Bản thân CEO Lã Quang Vinh cũng là tác giả sách "Bí kíp học tập toàn diện" và doanh nhân tiêu biểu Asian 2018. Nhà sáng lập kiêm Giám đốc đào tạo Nguyễn Văn Sơn cũng là chuyên gia về toán tư duy, diễn giả và tác giả của bộ sách Toán sơ đồ từ lớp 1 đến lớp 12 gồm 108 cuốn.
Cam kết với nhà đầu tư, CEO Lã Quang Vinh tuyên bố: "Trong trường hợp các Shark không thể thu hồi vốn, các cổ đông chính là những người sáng lập sẽ sử dụng chính tiền cá nhân của mình bù ra để gửi lại Shark số tiền đã đầu tư".
Nhận xét giáo dục không phải là lĩnh vực thế mạnh và mô hình của MathMap Academy không phù hợp với hệ sinh thái của mình, hai Shark Phạm Thanh Hưng và Đỗ Liên nhanh chóng tuyên bố rút lui.
Trái lại, cùng nhận định việc phát triển tư duy thông qua toán học là thị trường rất tiềm năng và có ý nghĩa rất lớn, Shark Nguyễn Ngọc Thủy, Shark Nguyễn Thanh Việt, Shark Dzung Nguyễn đều dành nhiều sự quan tâm dành cho mô hình của MathMap Academy.
Với triết lý đầu tư vào "ngành - người", Shark Thủy cũng đặt ra câu hỏi để thử phản ứng của startup: "Trong trường hợp có sản phẩm hay hơn nhưng anh thích đội ngũ khởi nghiệp này, chúng ta có thể thay đổi sản phẩm được không?".
Nhà sáng lập của MathMap Academy nhanh chóng ghi điểm với các nhà đầu tư khi đưa ra câu trả lời, đó là sẽ đem một vài giá trị cốt lõi của Academy kết hợp đồng hành với sản phẩm đó. Hướng đến mong muốn cuối cùng là hình thành nhân cách sống của học sinh, giúp các con vững bước ra ngoài cuộc sống.
Shark Thủy đưa ra cho MathMap Academy đề nghị 9.402.919.539 đồng, trong đó 4.402.919.539 đồng cho 20%, 5 tỷ còn lại rót dưới dạng trái phiếu chuyển đổi trong vòng 2 năm kèm điều kiện dòng tiền dương trên tất các cả trung tâm, 6 tháng đều có lãi về mặt phân bổ.
Sau khi đầu tư vào Tổ hợp y tế Phương Đông, Shark Việt bày tỏ ông nhận ra vấn đề con người là quan trọng, "vị cá mập" rất quan tâm đến vấn đề đào tạo. Vậy nên, Chủ tịch Intracom đã đưa ra cho lời đề nghị vô cùng cạnh tranh dành cho startup với 9.402.919.539 đồng, trong đó 5 tỷ cho 15% cổ phần, 4.402.919.539 đồng là trái phiếu chuyển đổi hoặc góp theo tiến độ.
Với hai lời đề nghị trên, Shark Dzung Nguyễn tuyên bố rút lui vì không thể có offer tốt hơn dành cho startup.
Và hai lời đề nghị đầy sự cạnh tranh này đã khiến startup phải hội ý kín. Ngoài mục tiêu về vốn, MathMap Academy cần nhất là người đồng hành, dẫn dắt startup đi nhanh hơn và nhân rộng mô hình tốt hơn. Do đó, các nhà sáng lập của MathMap Academy đã quyết định nhận lời đồng hành từ Shark Thủy.
Theo vtv.vn
'Sếp nhí' 14 tuổi gọi vốn 5 tỷ đồng khiến Midu, Ngô Kiến Huy hốt hoảng Midu và các cố vấn của chương trình Sếp nhí khởi nghiệp ngỡ ngàng khi bé Bảo Ngọc kêu gọi vốn đầu tư 5 tỷ đồng cho dự án mở khách sạn thú cưng. Tập 4 Kiddie Shark - Sếp nhí khởi nghiệp tiếp tục làm khán giả bất ngờ trước tư duy và ý tưởng kinh doanh của các em nhỏ. Có...