Được SK Group ‘rót’ 410 triệu USD, VinCommerce định giá 2,5 tỷ USD
SK mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD.
Ông Danny Le, Tổng Giám đốc Masan Group chia sẻ về tầm nhìn của VinCommerce.
Hôm nay, 6/4, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan ( HOSE: MSN ) và SK Group (Hàn Quốc) công bố về việc ký kết thỏa thuận trong đó SK mua lại 16,26% cổ phần của công ty nắm giữ cổ phần VinCommerce với tổng giá trị tiền mặt là 410 triệu USD. Sau giao dịch này, VinCommerce được định giá 2,5 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu.
Thỏa thuận đầu tư của SK đã khẳng định năng lực cải thiện vận hành và lợi nhuận VCM của Masan: tối ưu hóa mạng lưới cửa hàng và danh mục sản phẩm, cải thiện lợi nhuận liên tục thông qua các sáng kiến quản lý biên lợi nhuận thương mại chặt chẽ và tiết kiệm chi phí. Kết quả, VinCommerce đạt EBITDA hòa vốn trong quý IV-2020 và đạt EBITDA dương trong quý I-2021. Ban điều hành kỳ vọng VinCommerce đạt EBIT dương trong nửa cuối năm 2021.
Ông Woncheol Park, Giám đốc Đại diện của SK South East Asia Investment – công ty thành viên của SK Groupcho biết: “Chúng tôi vô cùng tin tưởng vào tiềm năng to lớn của ngành bán lẻ tích hợp online – offline (O2O) tại Việt Nam và kỳ vọng VinCommerce sẽ là một thành tố quan trọng thúc đẩy hiện đại hóa ngành bán lẻ. Thật tự hào khi Masan Group đã xuất sắc cải thiện vận hành và lợi nhuận chuỗi bán lẻ này trong thời gian ngắn ngủi. Chúng tôi tin rằng VinCommerce sẽ trở thành nhà bán lẻ tích hợp O2O hàng đầu Việt Nam trong tương lai. Thỏa thuận đầu tư của SK vào VinCommerce là một phần trong chiến lược đầu tư của chúng tôi vào các lĩnh vực đang tăng trưởng nhanh của Việt Nam. Một lần nữa, đây là giao dịch mang tính bước ngoặt đối với SK, tái khẳng định cam kết của chúng tôi với Masan Group và Việt Nam”.
Năm 2021, VinCommerce đã vạch ra kế hoạch cụ thể nhằm tiếp tục củng cố nền tảng bán lẻ nhu yếu phẩm hiện đại và mang lại tăng trưởng lợi nhuận bền vững: cải thiện biên lợi nhuận thương mại lên mức 2,0% thông qua ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp chiến lược và tìm nguồn hàng tươi sống trực tiếp, triển khai mô hình cửa hàng kiểu mẫu trên quy mô toàn quốc trước quý II-2021 và nâng cấp mô hình chuỗi cung ứng châm hàng tự động như đã chia sẻ tại Đại hội đồng cổ đông thường niên của Masan vào ngày 1/4/2021.
VinCommerce đạt EBITDA dương trong quý I-2021.
Ông Trương Công Thắng, Tổng Giám đốc (CEO) VinCommerce chia sẻ: ” Thỏa thuận đầu tư từ SK Group đã khẳng định mạnh mẽ tính hiệu quả của các sáng kiến chuyển đổi VinCommerce. Trong 12 tháng qua, đội ngũ VinCommerce đã nỗ lực không ngừng để thiết lập một nền tảng vững chắc sẵn sàng mở rộng quy mô trên toàn quốc nhằm phục vụ tốt hơn nữa các nhu cầu thiết yếu hàng ngày của 30-50 triệu người tiêu dùng Việt Nam. Với việc VinCommerce thực hiện lời hứa “Tươi ngon thượng hạng”, tôi tin người tiêu dùng sẽ tin tưởng và lựa chọn chúng tôi làm người bạn đồng hành bán lẻ nhu yếu phẩm mỗi ngày. VinCommerce là một đội ngũ giàu nhiệt huyết với tinh thần phụng sự. Tôi vô cùng tự hào về VinCommerce và đây mới chỉ là bước khởi đầu trong hành trình mang đến các lợi ích tốt nhất cho người tiêu dùng Việt Nam mỗi và mọi ngày “.
Video đang HOT
Masan có kế hoạch sử dụng một phần khoản đầu tư này (xấp xỉ 225 triệu USD) để củng cố bảng cân đối kế toán và tăng vốn cho các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng trong tương lai.
Credit Suisse (Singapore) Limited là đơn vị tư vấn cho Masan Group trong Giao dịch này.
Trước đó, vào ngày 1/4/2021, Masan Group đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên vào dịp kỷ niệm 25 năm thành lập Tập đoàn (1/4/1996 – 1/4/2021), đánh dấu hành trình 25 năm phụng sự người tiêu dùng.
Tại Đại hội, ông Trương Công Thắng chia sẻ về tầm nhìn 2021 – 2025 của The CrownX – nền tảng tiêu dùng bán lẻ hợp nhất lợi ích của Masan tại MasanConsumerHoldings và VinCommerce. The CrownX được thiết lập nhằm hiện thực hóa tầm nhìn trở thành một “Point of Life” tích hợp xuyên suốt từ online đến offline để phục vụ đa dạng nhu cầu sản phẩm và dịch vụ của người tiêu dùng Việt Nam. The CrownX sẽ là nơi hệ thống bán lẻ (VCM), FMCG (MCH), thịt có thương hiệu (MML) và dịch vụ tài chính (Techcombank) liên kết và hợp lực để tạo thành một nền tảng kinh doanh thông suốt.
Với mô hình “Đặt người tiêu dùng làm trọng tâm”, The CrownX và Point of Life được kỳ vọng sẽ mang đến những thay đổi tích cực để đáp ứng những nhu cầu lớn của người tiêu dùng một cách trọn vẹn nhất. Nhờ đó, người tiêu dùng Việt Nam được tiếp cận những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, mua sắm nhu yếu phẩm đáp ứng tiêu chí “Tươi ngon thượng hạng” với giá rẻ hơn từ 5% – 10% so với hiện tại. Các sản phẩm chất lượng của nhà sản xuất, người nông dân được phân phối rộng khắp, cắt giảm chi phí trung gian, nhanh chóng đến tay người tiêu dùng. Nhà bán lẻ được liên kết, hỗ trợ, từ đó gia tăng lợi nhuận.
The CrownX đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần 8 tỷ USD vào năm 2025, trong đó, Masan Consumer đóng góp 3 tỷ USD và VinCommerce đóng góp 5 tỷ USD. The CrownX hướng đến sở hữu 25 thương hiệu tiêu dùng hàng đầu, phục vụ 30 – 50 triệu khách hàng thân thiết, 10% doanh thu đến từ kênh online.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng rút, 'game' mới của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang, Hồ Hùng Anh
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ xây dựng The CrownX thành doanh nghiệp bán lẻ có quy mô 10 tỷ USD và sẽ đổi tên VinMart thành WinMart với một mô hình mới sau khi Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng rút lui.
Đại diện của Tập đoàn Masan cho biết, tập đoàn của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ đổi tên VinMart và chuỗi VinMart thành WinMart ngay trong năm 2021 sau khi Masan hoàn tất tái cấu trúc chuỗi siêu thị này.
Masan đặt mục tiêu mở rộng chuỗi bán lẻ lên 10.000 cửa hàng tự sở hữu và 20.000 cửa hàng nhượng quyền thông qua hiện đại hóa kênh thương mại truyền thống và chuyển đổi các cửa hàng bán lẻ trở thành các Ponit of Life bằng cách kết hợp cung cấp dịch vụ tài chính, giải trí số, giáo dục và chăm sóc sức khỏe.
Kế hoạch về mảng kinh doanh bán lẻ của Masan được công bố sau khi Tập đoàn Vingroup đưa ra thông tin muốn rút hoàn toàn khỏi chuỗi VinMart, VinMart bằng việc bán toàn bộ cổ phần sở hữu còn lại trong Công ty The CrownX - chủ sở hữu chuỗi bán lẻ này.
Trong năm 2020, Vingroup đã thực hiện chuyển nhượng hơn 2 triệu quyền chọn nhận cổ phần tại The CrownX. Đồng thời chuyển đổi toàn bộ quyền chọn nhận cổ phần còn lại sang thành cổ phần sở hữu tại The CrownX sau đó bán cho Masan.
Cũng trong báo cáo tài chính kiểm toán riêng của Vingroup cho thấy, tại ngày 31/12/2020, tập đoàn đã ký hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng toàn bộ cổ phần còn lại trong The CrownX cho một đối tác doanh nghiệp khác với giá chuyển nhượng chưa được xác định, còn giá gốc là 5.538 tỷ đồng.
Nếu không có gì thay đổi, Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng sẽ rút hoàn toàn khỏi mảng bán lẻ và thay thế vào đó là một tập đoàn lớn trong nước: Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang.
Ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group cho biết, một trong những mục tiêu mà chuỗi VinMart và VinMart phải đạt được trong năm nay là thử nghiệm nhượng quyền và triển khai các dịch vụ tài chính. Mục tiêu đến năm 2025 có 30.000 cửa hàng, phục vụ 30-50 triệu người tiêu dùng.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang nhảy sang lĩnh vực bán lẻ.
Trong kế hoạch của mình, Masan của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang sẽ phối hợp với Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh. Từ bán lẻ hiện hữu sẽ lấn sang online. Khi có chuỗi cung ứng hàng hóa offline tốt, sẽ tích hợp bán hàng trên ứng dụng của Techcombank với 5 triệu người dùng, các siêu ứng dụng khác có đến 10 triệu người dùng và các trang thương mại điện tử.
Theo ông Quang, ngoài các sản phẩm tiêu dùng thì dịch vụ tài chính là cũng là dịch vụ thiết yếu. Thực tế ở nông thôn vẫn còn đang thiếu dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu. Việt Nam là nước ít ỏi trên thế giới mà ngân hàng phải huy động tiền với lãi suất cao, nguyên nhân là tiền mặt trong dân quá lớn, ngân hàng phải trả giá cao để "mua được" lượng tiền tệ trong dân, Ngân hàng Nhà nước phải in tiền mặt lớn để đáp ứng yêu cầu luân chuyển tiền mặt. Vấn đề là làm sao để người dân sử dụng các phương tiện không tiền mặt tiện lợi như sử dụng tiền mặt
Theo kế hoạch, trong năm 2021, Masan sẽ kết hợp với Techcombank, phục vụ tài chính cho người tiêu dùng. Tập đoàn của ông Quang cũng đặt mục tiêu 1800 điểm bán lẻ sẽ tích hợp phục vụ tài chính trong năm 2021. Nếu hợp tác thành công, thì đến năm 2025 Techcombank không cần xây dựng chi nhánh mới mà sử dụng các cửa hàng của The CrownX và sẽ có 50 triệu khách hàng mở thẻ giao dịch tại điểm bán lẻ.
Cũng theo kế hoạch, sau khi chuyển đổi sang nền tảng bán lẻ hiện đại, Masan sẽ xây dựng The CrownX thành doanh nghiệp quy mô doanh thu 7-10 tỷ USD và lợi nhuận gộp gia tăng hai con số vào năm 2025 cho lĩnh vực bán lẻ.
Trên thị trường chứng khoán (TTCK), VN-Index tiếp tục tăng lên gần ngưỡng 1.225 điểm.
Theo SHS, cuối cùng thì sau bốn lần thử thách (tính từ đầu năm 2021) ngưỡng tâm lý 1200 điểm, thị trường đã chính thức vượt qua được trong phiên 1/4. Việc bứt phá khỏi ngưỡng này đã giúp tâm lý nhà đầu tư trở nên tích cực hơn và dòng tiền mua lên mạnh mẽ xuất hiện giúp VN-Index vượt luôn đỉnh lịch sử 1211 điểm (tháng 4/2018).
Trên góc độ kỹ thuật, thị trường vẫn đang trong sóng tăng 5 với target quanh 1250 điểm dự kiến đạt được vào nửa đầu tháng 4/2021 nên dư địa trong khoảng 2 tuần nữa vẫn còn. Theo đó, trong phiên giao dịch cuối tuần, thị trường có thể tiếp tục tăng điểm để hướng đến mục tiêu của sóng tăng 5 quanh 1250 điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 1/4, chỉ số VN-Index tăng 24,66 điểm lên 1.216,1 điểm; HNX-Index tăng 5,73 điểm lên 292,4 điểm. Upcom-Index tăng 0,3 điểm lên 81,71 điểm. Thanh khoản đạt 22,1 nghìn tỷ đồng.
Tỷ lệ Casa cao nhất lịch sử, Techcombank dẫn dắt thị trường số Với tỷ lệ Casa tại cuối năm 2020 lên tới 46,1% cao nhất lịch sử, có lẽ ngoài Techcombank, chưa ngân hàng nào làm được điều này. Dẫn dắt thị trường tài chính số Đầu năm 2021, JP Morgan công bố báo cáo với nhận định, các ngân hàng Việt Nam đang là sự lựa chọn sáng giá khi sở hữu "combo" tốc...