Dược sĩ tử vong vì uống thuốc tự chế chữa Covid-19
Một dược sĩ Ấn Độ thiệt mạng và người phụ trách của ông này phải nhập viện sau khi cả hai uống một hỗn hợp hoá chất tự chế nhằm trị virus corona.
Daily Mail dẫn lời cảnh sát Ấn Độ cho biết hôm 9/5 nói, hai người trên làm việc cho một công ty thảo dược và đang tiến hành thử nghiệm loại thuốc tự chế, vốn là hỗn hợp của nitric oxide và sodium nitrate, tại nhà ở thành phố Chennai.
K Sivanesan, 47 tuổi, chết ngay, còn đồng nghiệp của ông này là Rajkumar bị ngộ độc, song đã bình phục.
Kumar cho biết, Sivanesan mua hoá chất ở chợ và chế theo công thức tìm được trên internet.
Hiện, chưa có loại thuốc hay vắc xin trị Covid-19 nào được phê chuẩn, châm ngòi một cuộc chạy đua toàn cầu tìm ra loại thuốc mới làm gần 300.000 người thiệt mạng.
Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm virus corona chủng mới tăng vọt trong tuần. Theo thống kê của Đại học John Hopkins, Mỹ, hiện có 61.356 người Ấn Độ nhiễm bệnh và 2.041 người chết vì virus corona.
Ảnh phóng sự về Kashmir thắng giải Pulitzer
Tác phẩm ghi lại cuộc trấn áp người Kashmir tại Ấn Độ năm ngoái giúp ba phóng viên ảnh AP thắng giải ảnh phóng sự Pulitzer.
Cuộc trấn áp ở Kashmir năm ngoái rất khó để đưa ra thế giới, bởi chính quyền Ấn Độ ban bố lệnh phong tỏa chưa từng có, bao gồm giới nghiêm và cắt đường truyền điện thoại, Internet.
Video đang HOT
Tuy nhiên, Dar Yasin, Mukhtar Khan và Channi Anand, ba phóng viên ảnh hãng tin AP, đã tìm mọi cách để thế giới thấy được chuyện gì đang diễn ra. Giờ đây, công sức của họ được vinh danh bằng giải thưởng báo chí Pulitzer 2020 ở hạng mục ảnh phóng sự.
Phụ nữ hô khẩu hiệu phản đối khi cảnh sát Ấn Độ phun vòi rồng và bắn chỉ thiên trong cuộc tuần hành ở Srinagar hôm 9/5/2019. Ảnh: Dar Yasin.
Luồn lách qua hàng rào dây thép, đôi khi náu mình trong nhà người lạ, giấu máy ảnh trong túi rau, ba phóng viên ảnh đã chụp được cảnh biểu tình, hoạt động của cảnh sát và cuộc sống thường nhật của người dân Kashmir, sau đó mang tới sân bay và thuyết phục hành khách giúp mang file ảnh tới văn phòng AP ở New Delhi.
"Đó là trò mèo vờn chuột", Yasin kể lại hôm 4/5. "Những điều này khiến chúng tôi quyết tâm hơn bao giờ hết để phá vỡ im lặng".
Yasshin và Khan hoạt động ở Srinagar, thành phố lớn nhất vùng Kashmir, còn Anand ở huyện Jammu lân cận. Anand không thốt nên lời khi biết tin tác phẩm đạt giải.
"Tôi sốc, không tin nổi", anh nói, gọi những bức ảnh chiến thắng là sự động viên cho công việc mà anh đã làm suốt 20 năm qua.
"Vinh dự này tiếp nối truyền thống đạt giải báo chí tuyệt vời của AP", Gary Pruitt, chủ tịch kiêm CEO của AP, nói. "Nhờ đội ngũ trong vùng Kashmir, thế giới được biết đến cuộc đấu tranh leo thang kịch tính cho độc lập. Họ đã thực hiện công việc quan trọng và tuyệt vời".
Trong năm mà các cuộc biểu tình diễn ra khắp thế giới, hai phóng viên AP là Dieu Nalio Chery và Rebecca Blackwell cũng đạt giải Pulitzer cho hạng mục ảnh thời sự về đụng độ giữa cảnh sát và người biểu tình chống chính phủ ở Haiti. Chery trúng đạn ở quai hàm khi tác nghiệp. Anh vẫn tiếp tục chụp ảnh, bao gồm cả mảnh đạn vỡ bắn trúng mình.
"5 phóng viên ảnh này đã ghi lại những hình ảnh đáng chú ý và tuyệt đẹp, bất chấp hoàn cảnh nguy hiểm đầy gian nan, thậm chí có nguy cơ mất mạng", giám đốc ảnh AP David Ake nhận xét. "Thức dậy mỗi sáng, ra ngoài để kể lại những câu chuyện đó, nỗ lực ấy là minh chứng cho sự kiên cường của họ. Kết quả là các tác phẩm ra đời thu hút cả thế giới chú ý".
Lính bán quân sự Ấn Độ đập xe máy đỗ ngoài một trường học khi đụng độ với sinh viên phản đối vụ cưỡng hiếp một bé gái 3 tuổi ở Srinagar hôm 14/5/2019. Ảnh: Dar Yasin.
Sally Buzebee, tổng biên tập AP, đã gọi tác phẩm Kashmir đạt giải "là minh chứng cho kỹ năng, lòng dũng cảm, sự khéo léo và tinh thần đồng đội" của Dar, Mukhtar, Channi và đồng nghiệp", ca ngợi "lòng dũng cảm và tinh thần cống hiến" của Chery và Blackwell ở Haiti.
Họ đã đem về vinh quang cho AP bằng giải thưởng Pulitzer thứ 54. Năm ngoái, hãng tin AP chiến thắng giải này bằng tác phẩm ảnh, video, phóng sự về xung đột và khủng hoảng nhân đạo ở Yemen.
Xung đột nổ ra suốt nhiều thập kỷ tại Kashmir, khu vực người dân theo đạo Hồi sinh sống trên dãy Himalya chia cắt Ấn Độ và Pakistan mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền.
Căng thẳng mang tính bước ngoặt nổ ra hồi tháng 8/2019, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tước quyền tự trị của Kashmir và triển khai lực lượng quân sự tới khu vực, áp lệnh giới nghiêm, lập hàng rào dây kẽm chặn lối ra vào, cắt đường truyền Internet, điện thoại, truyền hình cáp.
Ấn Độ tuyên bố đây là động thái cần thiết để trấn áp các cuộc biểu tình và tấn công của phiến quân đòi độc lập hoặc đòi quyền kiểm soát cho Pakistan. Hàng nghìn người đã bị bắt.
Do đường truyền liên lạc bị cắt đứt, phóng viên AP buộc phải ra thực địa, đối mặt với cả người biểu tình và quân đội chính phủ. Họ không thể về nhà suốt nhiều ngày, thậm chí không thể báo tin bình an cho gia đình.
"Hoàn cảnh lúc đó thật sự khó khăn", Khan nói, "nhưng chúng tôi đã xoay xở để chụp ảnh lại".
Sau khi phát hiện có người xách hành lý đi về phía sân bay, các phóng viên quyết định nhờ họ đưa tin. Yasin nhớ lại một người họ hàng của mình cũng là phóng viên ảnh, đã kể với anh cách nhờ người đưa phim chụp tới New Delhi khi xung đột ở Kashmir nổ ra những năm 1990.
Vì vậy, các phóng viên đã tới sân bay Srinagar, tìm người lạ sẵn sàng giúp họ mang theo thẻ nhớ và ổ đĩa tới New Delhi, liên lạc với AP sau khi hạ cánh xuống thủ đô.
Dân làng khóc thương cậu bé 11 tuổi Aatif Mir trong lễ tang ở làng Hajin, phía bắc Srinagar, hôm 22/3. Lực lượng an ninh Ấn Độ đã bắn chết 5 phiến quân và con tin 11 tuổi trong ba cuộc đụng độ ở Kashmir. Ảnh: Dar Yasin.
Một số người từ chối vì ngại gặp rắc rối với chính quyền, Yasin nói. Nhưng vài người khác đồng ý giúp đỡ. Đa số thẻ nhớ và ổ cứng đều tới nơi. Với Yasin, giải thưởng mà họ chiến thắng không chỉ mang ý nghĩa chuyên môn mà còn mang ý nghĩa cá nhân.
"Nó không chỉ là câu chuyện về những người tôi đã chụp ảnh, mà nó còn là câu chuyện của tôi nữa", anh bày tỏ. "Thật vinh dự khi được nằm trong danh sách những người đạt giải Pulitzer và chia sẻ câu chuyện mình đã viết ra thế giới".
Giải thưởng thường niên Pulitzer được đặt theo tên của nhà xuất bản báo chí tiên phong Joseph Pulitzer, chủ bút của tờ New York World, và được trao tại Đại học Columbia từ năm 1917. Giải bao hàm nhiều lĩnh vực, trong đó quan trọng nhất là báo chí và văn học. Đặc biệt về báo chí, Pulitzer được xem như một trong những giải danh giá nhất thế giới.
Cô gái lùn nhất thế giới kêu gọi người Ấn Độ ở nhà Hưởng ứng lời đề nghị của cảnh sát Ấn Độ, Jyoti Amge, cô gái chỉ cao gần 63 cm, kêu gọi người dân hạn chế ra đường để ngăn Covid-19. Amge, người giữ kỷ lục "cô gái lùn nhất thế giới" với chiều cao 62,8 cm, khuyến khích mọi người rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và găng tay nếu phải ra...