Dược sĩ người Việt kể chuyện làm việc như thời chiến tại Mỹ để giúp cộng đồng
Chưa bao giờ tôi thấy làm việc cực như lúc này, nhưng cũng chưa bao giờ thấy tự hào như bây giờ khi nhìn vào tờ giấy thông hành viết: người này cần phải đi làm bất kể giờ giấc vì công việc của họ “thiết yếu cho cơ sở hạ tầng nước Mỹ”.
Dược sĩ Nguyễn Nữ Phương Thảo – Ảnh: NVCC
*Bài viết ghi lại chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Nữ Phương Thảo, tốt nghiệp tiến sĩ dược tại Đại học Washington ( University of Washington), hiện sinh sống và làm việc tại khu vực Seattle, bang Washington, Mỹ.
Khu vực tôi đang sống và làm việc có khá đông người Việt. Trung bình mỗi ngày có từ 5-10% khách tới mua thuốc là người Việt. Cách đây khoảng 3 tuần là thời điểm dịch bùng phát, cũng là lúc nhà thuốc chúng tôi bận rộn nhất.
Gấp đôi công việc
Thông thường mỗi ngày chúng tôi giải quyết trung bình 150 toa (công ty thuê 4 người gồm 1 quản lý, 1 dược sĩ và 2 dược tá cho nhà thuốc cũng nhằm giải quyết số lượng toa thuốc trung bình như vậy), nhưng khi dịch bùng lên, mỗi ngày số toa thuốc cần giải quyết tăng gấp đôi mức đó.
Các loại thuốc có số lượng toa tăng cao đột biến những ngày qua là thuốc ho, thuốc kháng sinh và thuốc hydroxychloroquine. Ngoài ra, một số người bị bệnh mãn tính cũng tới mua trữ nhiều thuốc hơn để phòng tình huống chính quyền áp đặt lệnh phong tỏa, không đến nhận thuốc được.
Công việc tăng mà người không tăng, lại không muốn để người bệnh phải chờ trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, có những ngày tôi phải làm việc liên tục tới 15 tiếng không nghỉ giữa giờ.
Luật Mỹ quy định rõ là dược sĩ có quyền từ chối bán thuốc cho người bệnh dựa vào đánh giá chuyên môn, tuy nhiên dược sĩ thường giải thích cho người bệnh lý do tại sao. Bởi vậy trong những ngày qua, tôi cũng đã từ chối bán Hydroxychloroquine cho nhiều người mua để phòng bệnh, vì lúc này cần ưu tiên thuốc đó cho những người phải điều trị COVID-19.
Là dược sĩ phụ trách nhà thuốc, tôi còn phải kiểm tra tổng thể các thuốc trong đơn, đối chiếu thông tin người bệnh đã lưu. Theo quy định ở Mỹ, khi người bệnh tới, nhà thuốc phải lưu thông tin của họ để nắm được tiền sử bệnh, tình trạng sức khỏe nhằm đảm bảo thuốc an toàn và hiệu quả cho bệnh nhân.
Những trục trặc về chi trả bảo hiểm cũng như các thuốc kê đơn không phù hợp cần phải được trao đổi lại với bác sĩ là hai trong những yếu tố chính làm việc xử lý toa thuốc bị chậm trễ. Tôi cũng rất áp lực mỗi khi thấy người bệnh mệt mỏi, phàn nàn vì chậm trễ.
Video đang HOT
Dược sĩ Nguyễn Nữ Phương Thảo, tốt nghiệp tiến sĩ dược tại Đại học Washington (University of Washington) – Ảnh: NVCC
Vì sao Mỹ khó kiểm soát dịch?
Có một thực tế hiện nay tại Mỹ đang rất thiếu trang thiết bị bảo hộ y tế như găng tay, áo choàng, khẩu trang. Ngay cả dược sĩ tại các nhà thuốc như tôi cũng không đeo khẩu trang. Điều này có một nguyên do rất đáng kể là chính Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng nói chỉ những người có biểu hiện bệnh mới cần đeo khẩu trang. CDC cho rằng khẩu trang là cái để ngăn người đã có bệnh lây cho người khác, còn người khỏe mạnh và không có triệu chứng không cần đeo khẩu trang.
Chính vì quan điểm này mà ngay cả trong bệnh viện, nhiều bác sĩ và nhân viên y tế cũng không đeo khẩu trang, trừ khi tiếp xúc với bệnh nhân đang bị cách ly. Tại nhà thuốc của công ty tôi, mọi nhân viên, dược sĩ đều được yêu cầu không dùng khẩu trang. Nếu với người châu Á, cụ thể như người Việt mình, việc đeo khẩu trang là chuyện rất bình thường thì với người Mỹ, việc này là tín hiệu cho thấy anh đang không khỏe, anh đang có bệnh.
Có thể nói đây là điều khiến tôi có đôi chút thất vọng về quan điểm chống dịch của chính quyền Mỹ. Trong khi ở Việt Nam, chính quyền mình đang làm quyết liệt và tốt hơn trong cách xử lý dịch COVID-19.
Tôi vẫn chủ động tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay thường xuyên hơn và ưu tiên giải quyết nhanh nhất toa thuốc cho những người bị các bệnh do virus, vi khuẩn để họ về nhà sớm, tránh nguy cơ lây bệnh cho người khác. Chỉ tuần trước nhà thuốc chỗ tôi làm mới bắt đầu lắp thêm tấm kính chắn để tăng phòng ngừa khi ai đó ho, hắt hơi.
Để chống lại dịch bệnh COVID-19 cần có tinh thần hợp tác, chung sức rất lớn của cộng đồng. Theo tôi nhận thấy, phần nào đó nước Mỹ sẽ chống dịch khó khăn hơn, vì người Mỹ rất tôn trọng quyền riêng tư. Họ không công bố tên tuổi hay lịch sử đi lại, tiếp xúc của một người bệnh. Chuyện này bình thường là tốt, nhưng trong bối cảnh dịch bệnh, nó là nguyên nhân không nhỏ làm bùng phát dịch và khó kiểm soát dịch hơn.
Ngoài ra, còn một lý do nữa thuộc về quan niệm. Nước Mỹ cũng như châu Âu hằng năm cứ vào mùa thu đông đều trải qua dịch cúm. Vì năm nào dịch này cũng “đến hẹn lại lên” nên người dân không đặt nặng vấn đề, họ coi COVID-19 cũng như bệnh cúm mùa.
Trên thực tế, quan niệm này cũng còn vì những ngày đầu khi mới phát dịch, nhiều chính trị gia cao cấp cũng tuyên bố bệnh COVID-19 giống như cúm thôi.
Giấy phép thông hành dược sĩ Phương Thảo được cấp để đi lại sau khi lệnh giới nghiêm được ban hành – Ảnh: NVCC
Những chính sách thời chiến
Sau 8 năm theo học ngành dược và 2 năm đi làm tại cửa hàng dược trong cương vị quản lý tại Mỹ, lần đầu tiên tôi chứng kiến những tình huống đặc biệt như vậy trong công việc. Thực tế thì hai bác nhân viên lớn tuổi trong tiệm thuốc của tôi, dù đã làm việc cả chục năm rồi cũng nói họ chưa từng gặp những tình huống “hành xử như thời chiến” giữa thời bình trong đại dịch COVID-19.
Trước tiên phải kể tới tấm giấy thông hành chính quyền phát cho những người đang làm việc trong các lĩnh vực như nhà thuốc, bệnh viện, siêu thị…. Chưa bao giờ tôi thấy phải làm việc cực nhọc như lúc này, nhưng cũng chưa bao giờ thấy tự hào như bây giờ khi nhìn vào giấy phép thông hành viết rằng người này cần phải đi làm bất kể giờ giấc trong ngày vì công việc của họ “thiết yếu cho cơ sở hạ tầng của nước Mỹ”.
Cùng với tấm giấy thông hành, tôi cũng bất ngờ khi tuần vừa rồi được nhận thêm khoản tiền “hazard pay”, tiền chi trả cho môi trường làm việc nguy hiểm theo quy định của luật lao động. Đành rằng khoản tiền này không đáng kể là bao so với mức rủi ro mà những người làm việc trong môi trường này phải đối mặt, song tôi hiểu đó là một động thái biểu thị sự trân trọng, đánh giá cao của chính quyền với công việc mình đang làm.
Có một sự tự hào vì mình đang làm một việc có ích với cộng đồng, góp sức cho công cuộc chống dịch bệnh đang rất căng thẳng lúc này ở Mỹ.
D. KIM THOA
Ông Trump thúc giục dùng thuốc sốt rét để chữa cho bệnh nhân Covid-19
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa thúc giục Cơ quan thực phẩm và dược phẩm Mỹ loại bỏ tất cả rào cản để nhanh chóng tìm ra phương thức điều trị cho bệnh nhân mắc Covid-19.
Nhiều nước đang thử nghiệm sử dụng các loại thuốc như thuốc sốt rét, thuốc kháng virus dành cho người có HIV để chữa cho bệnh nhân Covid-19
Ông nói rằng một loại thuốc được sử dụng gần đây như thuốc chống sốt rét - hydroxychloroquine - sẽ được cung cấp gần như ngay lập tức để điều trị virus corona.
"Chúng ta phải loại bỏ bất kỳ rào cản nào không cần thiết và họ đã làm việc để có thể triển khai các phương pháp hiệu quả, an toàn, và chúng tôi nghĩ chúng ta đã có những câu trả lời hay", ông Trump nói với báo giới trong cuộc họp tại Nhà Trắng ngày 19/3.
Giám đốc FDA Stephen Hahn tỏ ra thận trọng hơn. "FDA cam kết tiếp túc đưa ra hướng dẫn và bảo đảm sự linh hoạt về quản lý, nhưng cho phép tôi được nói rõ một điều: trách nhiệm của FDA đối với người dân Mỹ là bảo đảm các sản phẩm an toàn và hiệu qủa", ông Hahn nói.
Ông Hahn cho biết FDA đang mở rộng nghiên cứu các phương pháp điều trị. "Chúng tôi cần bảo đảm rằng trong cả biển thuốc này, chúng ta sẽ tìm ra đúng loại cho đúng bệnh nhân với đúng liều vào đúng thời điểm", ông nói. Ông giải thích rằng có thể có đúng loại thuốc nhưng chưa phải đúng liều, và việc đó "có thể gây hại hơn lợi".
Ông Hahn cho biết FDA đang tìm những loại thuốc "đã được cấp phép để chữa những bệnh khác", trong đó có thuốc chống sốt rét chloroquine mà ông Trump nói đến.
"Đó là loại thuốc Tổng thống đã chỉ đạo chúng tôi xem xét kỹ hơn xem có thể mở rộng sử dụng hay không và xem nó có lợi cho các bệnh nhân hay không. Một lần nữa, cần khẳng định rằng chúng tôi muốn làm điều đó khi tiến hành thử nghiệm lâm sàng, một thử nghiệm lâm sàng lớn và thực chất để có thể thu thập thông tin", ông nói.
Ông cũng giải thích về quá trình lấy huyết tương từ máu của bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm virus corona để có được kháng thể chữa cho bệnh nhân khác.
Tuy nhiên, những quá trình như vậy có thể mất 3- 6 tháng.
Còn vắc-xin Covid-19 đang được thử nghiệm lâm sàng và có thể mất 12 tháng mới xong, ông Hahn cho biết.
Những bằng chứng ban đầu từ tế bào con người cho thấy chloroquine - loại dùng để chữa sốt rét và các bệnh tự miễn khác - có thể có tác dụng chống lại virus corona. Các bác sĩ ở Trung Quốc, Mỹ và một số nước khác đã sử dụng thử nghiệm thuốc này cho bệnh nhân Covid-19, nhưng chưa có đủ bằng chứng lâm sàng để khẳng định nó đủ hiệu quả.
Loại thuốc này thường được đánh giá là an toàn với hầu hết bệnh nhân, nhưng cũng gây ra một số tác dụng phụ như co giật, buồn nôn, điếc, thay đổi thị giác và hạ huyết áp.
Khi được hỏi về việc sử dụng chloroquine cho bệnh nhân Covid-19, TS Janet Diaz tại Tổ chức Y tế thế giới tháng trước khẳng định: "Chưa có bằng chứng nào cho thấy đây là phương pháp điều trị hiệu quả. Chúng tôi khuyến cáo các phương pháp điều trị phải được kiểm tra bằng các thử nghiệm lâm sàng được phê chuẩn về đạo đức và cho thấy hiệu quả cũng như tính an toàn".
Bà Diaz lúc đó nói rằng những loại thuốc kháng virus đang được WHO ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển, trong đó có remdesivir - loại đang được tập trung nghiên cứu lâm sàng tại Mỹ và Trung Quốc.
BÌNH GIANG (CNN/tienphong.vn)
Dịch nhiễm khuẩn listeria phát ra tại 17 bang của Mỹ Theo một quan chức y tế liên bang Mỹ, một vụ dịch listeria gây chết người đã làm 36 người mắc bệnh ở 17 bang với 4 trường hợp tử vong. Trong một cảnh báo an toàn thực phẩm ngày 10-3, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết các quan chức đang điều tra một đợt bùng...