Được sếp khuyên dùng máy trợ thính vì lãng tai, nàng công giãy nảy “em còn trẻ, em không chấp nhận” khiến ai cũng ức chế
“Bản thân em bị lãng tai (nghe chỉ được 70%) nên nhiều lúc sếp có nói nhỏ với nhanh em không nghe kịp. Sếp bảo em mua trợ thính đeo nhưng em còn trẻ em chưa chấp nhận được”.
Nghe, hiểu và làm theo những gì sếp giao phó là một trong những kỹ năng cơ bản mà mỗi dân công sở (cơ bản) cần phải biết, ấy thế, thật đáng tiếc khi cô nàng trong câu chuyện dưới đây là rất kém trong khoản này. Về lý do thì cũng không có gì quá đáng, cô mắc chứng bệnh lãng tai.
Tất nhiên, khắc phục căn bệnh này không có gì khó, sếp hiểu điều đó nên khuyên cô nàng nên sử dụng máy trợ thính để mỗi cuộc bàn bạc thảo luận được tiến triển tốt hơn. Tới đây sẽ chẳng có gì để nói nếu cô nàng chấp nhận yêu cầu của sếp, nhưng không, cô không muốn đeo máy trợ thính vì… “em còn trẻ mà”.
Cụ thể, cô đăng đàn than thở đôi dòng vào trong một hội nhóm chuyên “tám” chuyện công sở rất lớn trên MXH như sau:
“Em tâm sự một chút ạ. Em đi làm được nhà nước gần 1 năm rồi, bản thân em bị lãng tai (nghe chỉ được 70%) nên nhiều lúc sếp có nói nhỏ với nhanh em không nghe kịp, rồi phản ứng chậm chạp. Sếp bảo em mua trợ thính đeo nhưng em còn trẻ em chưa chấp nhận được mình phải đeo máy trợ thính. Giờ em stress quá ạ. Em nên làm sao cho tinh thần tốt vui vẻ đây ạ?”.
Vâng, thông thường máy trợ thính được bày bán với đối tượng khách hàng tiềm năng nhắm đến là những người già, đã có tuổi nên chức năng nghe không còn tốt, cho nên cũng dễ hiểu khi mà nàng công sở trong câu chuyện trên cảm thấy “xấu hổ” vì được sếp yêu cầu sử dụng nó để cải thiện thính giác.
Video đang HOT
Tuy nhiên, dường như sự uất ức của cô nàng không chạm vào được trái tim dân mạng cuối cùng dẫn đến hậu quả: Thay vì được an ủi, đồng cảm, dân mạng đã ném đá cô một trận ra trò bởi những lý do được nêu ra bên dưới phần bình luận của bài viết.
“Đi làm mà không nghe hết được sếp nói gì, cộng với phản ứng công việc chậm chạp là bị đuổi đó em, ở đấy mà trẻ với chả già, sếp đã cho cơ hội như thế rồi”.
“Bây giờ mất việc nhịn đói với sử dụng máy trợ thính để cải thiện hiệu quả làm việc, em chọn đi. Khôn không thích, cứ thích tự làm khó mình à, ngớ ngẩn”.
“Lãng tai rất nguy hiểm cô gái ơi, có bệnh thì phải chữa, chưa kể đây còn ảnh hưởng tới công việc nữa. Em đi làm thì phải chấp nhận nghe theo, chứ ai kỳ thị gì em mà em sợ”.
“Muốn tinh thần vui vẻ thì lấy chồng giàu, sau đó nghỉ việc ở nhà chồng nuôi khỏi đi làm. Còn đi làm phải cải thiện điểm khiếm khuyết của mình, đừng có cái kiểu ngớ ngẩn trẻ con như thế”.
Quả thật, đúng như dân mạng có chia sẻ, dẫu sao đi chăng nữa bản thân nàng công sở nhân vật chính vẫn đang đi làm, đang là một nhân viên mà đã là nhân viên thì kỹ năng, chức năng “nghe” trọn vẹn mọi lời sếp nói để mà làm theo rất quan trọng, vì thế ở trường hợp của cô nàng, nếu muốn tiếp tục làm tốt công việc của mình, không cách nào khác là phải dùng máy trợ thính.
Còn vấn đề tinh thần không vui vẻ do phải đeo phải trợ thính khi còn quá trẻ, cô nàng phải tự thay đổi suy nghĩ của chính mình đi thôi, điều này thật ra chẳng ai giúp đỡ được, chị em công sở nhỉ?
"Lính mới" được giữ lại còn "già gân" bị sa thải, nàng công sở trực tiếp hỏi sếp liền biết được lý do bất ngờ
"Gọi điện thoại hỏi Trưởng kho tứ tung biết được sự thật. Cảm giác tức không tả được. 3 năm không bằng quan hệ".
"COCC" là viết tắt của cụm từ "con ông cháu cha" - nỗi ám ảnh của không ít dân công sở bình thường trên con đường sự nghiệp. Bởi lẽ, đúng như tên gọi, những thành phần "COCC" trong công ty luôn được ưu đãi hơn người nhờ vào mối quan hệ, khiến cho các đồng nghiệp xung quanh cảm thấy bất công, mất tinh thần làm việc.
Xoay quanh đề tài này, mới đây, một nàng công sở đã đăng đàn thở than bên trong một hội nhóm rất lớn trên MXH như sau:
"Chào mọi người nhé. Mình có tâm sự muốn chia sẻ. Mình hiện tại đang làm việc cho một công ty về chăm sóc sắc đẹp. Chính xác là một trung tâm thuộc công ty. Mình sắp nghỉ nói đúng hơn là cho nghỉ. Điều đáng nói ở đây là một cái công ty bé tẹo teo mà cũng kiểu COCC thì chịu.
Mình làm ở bộ phận kho (kế toán kho) mình làm ở đây được 3 năm có lẻ rồi. Cuối tháng 02 vừa rồi trung tâm mình có tuyển thêm 01 kho nữa. Cu cậu trẻ măng, sinh năm 1998. Nên chả biết cái gì. Mình thấy kho cũng không có gì nhiều. Mệt lúc kiểm kê với nhập hàng thôi còn lại chả cần đến 02 kế toán kho. Mà lại đang mùa dịch nên cũng không xuất hàng nhiều.
Thế nào nó mới vào được 1 tuần thì công ty bắt đầu cho nghỉ việc dần dần với làm 2 ngày nghỉ 1 ngày. Và trong danh sách có mình. Còn thằng cu mới kia thì không. Gọi điện thoại hỏi Trưởng kho tứ tung hóa ra nó là em họ bà kế toán nào đó trên công ty tổng. Cảm giác tức không tả được.
3 năm không bằng quan hệ. Còn nữa, công ty thì bắt bàn giao đến hết 24 chưa xong thì không được tính công. Mà thằng kia biết gì đâu. Kiểm kê thì nó cứ ngồi chơi điện thoại. Thủ kho còn ngán ngẩm. Mọi người cho xin lời khuyên".
Câu chuyện sau khi đăng đàn ít lâu liền nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng người dùng mạng. Và không nằm ngoài dự đoán, với tính chất khá kinh điển xoay quanh đề tài "COCC", bên dưới phần bình luận của bài biết, hàng loạt ý kiến đồng cảm với nữ chính công sở đã được viết ra như sau:
"Cứ vứt luôn cho nó toang bạn ei. Công ty không nghĩ đến mình thì bạn nghĩ cho công ty là làm sao?".
"Ối xời, chuyện thường ở huyện, COCC luôn có tấm thẻ bài vượt qua mọi chướng ngại trong công việc, kể cả những đợt sa thải gắt gao nhất như trong giai đoạn này".
"Công ty trọng mối quan hệ thì thật ra bạn cũng nên mau chóng ra đi, kệ, giữ lại người không được việc sớm muộn mọi thứ cũng tan hoang cửa nhà".
"Đến nước này rồi thì nhanh chóng bàn giao rồi đi thôi, khóc lóc chả làm gì được đâu trừ khi bạn có thân thế khủng show ra cho tất cả cùng biết. Haha, chuyện này quá phổ biến rồi, COCC là cái gì đó rất đáng sợ".
Quả thật, có vẻ như thực trạng "COCC" có được thẻ bài "miễn tử" cùng hàng loạt đãi ngộ ở công ty đã là một cái gì đó quá phổ biến, phổ biến đến mức dân công sở nói chung chả buồn chửi mắng ném đá nữa mà thay vào đó là khuyên những người "nạn nhân" trong các vụ phân biệt đối xử vì COCC nên sớm ra đi.
Thôi thì phận đời làm nhân viên, trên nói dưới nghe theo, chúng ta chẳng còn cách nào khác phải đầu hàng trước thực trạng này. Chưa kể những công ty vận hành theo phương thức trọng mối quan hệ thì dẫu sao cũng không xứng đáng để chúng ta đầu quân phụng sự, phải không nào?
Dạy tiếng Nhật cho công ty XKLĐ, cô nàng bị sếp "củ hành" liên tục: Hết dịch bài với thù lao 100K lại phải đi "hầu rượu" khách hàng Trần đời mới thấy một vị sếp quá quắt đến mức khó tin như vậy, rõ ràng ép nhân viên dịch thêm tài liệu với mức trợ cấp 100k/tháng đã đành, đằng này còn bắt cô nàng kiêm nhiệm luôn vị trí "quan hệ đối tác" phải "hầu rượu" khách hàng. Đi làm với vị trí A nhưng bị sếp bắt làm thêm...