Được nộp tiền bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông
Thủ tướng Chính phủ mới ban hành Nghị định 115 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính có hiệu lực từ ngày 18/11/2013.
Tại Điều 14 của Nghị định này có ghi rõ: Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản.
Được bảo lãnh cho phương tiện giao thông vi phạm hành chính
Theo đó, phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện vi phạm,
Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản. Biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện (nếu có) và phải có chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ. Biên bản được lập thành hai bản, mỗi bên giữ một bản.
Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành, giấy chứng nhận đăng ký phương tiện sẽ bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trừ trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm đã đặt tiền bảo lãnh).
Video đang HOT
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định xử phạt mà tổ chức, cá nhân không chấp hành quyết định xử phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành số tiền xử phạt; trường hợp số tiền đặt bảo lãnh lớn hơn số tiền xử phạt thì phần còn lại của số tiền đặt bảo lãnh sau khi trừ số tiền xử phạt được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh.
Tang vật mất được bồi thường
Nghị định cũng quy định rõ, người ra quyết định tạm giữ, tịch thu có trách nhiệm quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Đối với các trường hợp phương tiện giao thông là vật chứng của vụ án hình sự; phương tiện đang được đăng ký giao dịc bảo đảm; phương tiện để đua xe trái phép; chống người thi hành công vuh; làm giả, sửa chữa, thay số khung, số máy… sẽ không được đặt tiền bảo lãnh.
Theo Đất Việt
Bảo quản hải sản bằng urê: Hại gan thận
Thời gian gần đây, thông tin nhiều người kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản tươi sống đã sử dụng phân urê trộn với đá, thuốc tẩy javel để giữ hải sản tươi lâu, dễ bán hơn đã khiến nhiều người lo ngại.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng những loại thực phẩm này sẽ gây rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận.
Dễ gây ngộ độc cấp tính
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm (ĐH Bách Khoa Hà Nội), urê là một loại phân bón hóa học dùng trong nông nghiệp. Đây là loại hóa chất có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn, giá thành rất rẻ nên không ít người kinh doanh thủy hải sản tươi sống đã dùng phân urê để bảo quản nhằm giữ cho thực phẩm tươi lâu không bị ươn thối. Hải sản là thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi chúng bị tẩm ướp ure, chất tẩy javel thì không còn nguyên chất nữa và có thể gây ngộ độc cho người dùng.
Khi sử dụng đạm urê tẩm ướp, bảo quản hải sản, đạm urê sẽ ngấm trực tiếp vào cá. Sau đó dù có được rửa đi rửa lại bao nhiêu lần vẫn không loại bỏ được hết các dẫn xuất độc hại của urê đã ngấm sâu vào thực phẩm. Trong cơ thể người, nếu lượng urê quá mức có thể gây giảm hoạt động của tuyến giáp, rối loạn máu ác tính, rối loạn thần kinh... Ngoài ra, urê có thể chứa các thành phần nguy hiểm như kim loại nặng gây ngộ độc. Nhẹ là chóng mặt, đau bụng, nặng hơn sẽ nôn mửa, tiêu chảy, trường hợp cấp cứu không kịp thì tử vong.
Đồng quan điểm, BS Trần Văn Ký - Hội Khoa học kỹ thuật An toàn thực phẩm Việt Nam cho biết, urê hòa tan trong nước sẽ làm tăng độ lạnh, giữ cho hải sản được bắt mắt, tươi lâu hơn. Song urê và chất tẩy javel không nằm trong danh mục các loại hóa chất phụ gia được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong việc bảo quản, chế biến thực phẩm. Việc lạm dụng sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người ăn.
Người tiêu dùng nên tự trang bị kiến thức để tránh mua phải thực phẩm không an toàn. Ảnh:Chí Cường.
Theo các tài liệu nghiên cứu, người sử dụng có thể bị ngộ độc cấp tính nếu ăn phải các loại hải sản như cá, mực... có dư lượng urê cao. Nếu ăn thường xuyên với hàm lượng ít, urê sẽ tích tụ dần vào cơ thể gây ngộ độc mạn tính với các biểu hiện: Đau đầu không rõ nguyên nhân, mất ngủ, suy nhược cơ thể, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận...
Nói về việc hải sản trắng tươi hơn nhờ chất javel, các chuyên gia cho rằng đây là chất tẩy có tính ôxy hóa mạnh. Trong quá trình tẩy nếu dùng javel với hàm lượng lớn, chất tẩy này đi vào cơ thể sẽ phá hủy tế bào làm rối loạn trao đổi chất, khó tiêu, cơ thể già nhanh do lão hóa các tế bào, nặng có thể làm rối loạn các gen tế bào, gây ung thư...
Phân biệt hải sản "tẩm hóa chất"
TS Vũ Duy Đô - Khoa Công nghệ thực phẩm (Đại học Nha Trang) cho biết, để khách hàng không phát hiện được việc làm bất hợp pháp "tẩm" urê và tẩy trắng bằng javel, trước khi đem bán, người ta đã ngâm nước, rửa thật kỹ những sản phẩm được bảo quản bằng urê nên không tinh ý vẫn sẽ mua phải. Tuy nhiên, mọi người có thể nhận biết được bằng cảm quan.
Với các loại hải sản khi có dấu hiệu hư hỏng luôn có mùi rất đặc trưng là mùi ươn. Người tiêu dùng kiểm tra kỹ sẽ phát hiện dễ dàng dù chúng đã được xử lý để giảm bớt mùi. Ngoài ra, mô thịt thường nhão, không săn chắc tự nhiên như hải sản còn tươi sống. Với cá ướp urê nhìn bề ngoài thấy rất tươi, mắt cá trong, mang cá đỏ tươi hơn bình thường. Độ đàn hồi thân cá không cao, khi ấn tay vào sẽ mềm, mình cá lõm xuống, ngửi cá có mùi khai chứ không phải mùi tanh đặc trưng. Khi rửa vài nước cá sẽ mềm, lúc chiên hay kho cá sẽ rã ra và không có mùi thơm tự nhiên của cá biển. Tương tự, với mực, bạch tuộc, tôm... nhìn tươi nhưng sờ vào sẽ mềm; khi chế biến sẽ không có độ ngọt, thơm tự nhiên mà thịt mềm, nhũn, có mùi hôi...
"Để tránh mua phải hải sản "hoá chất", khi chọn hải sản người mua nên kiểm tra kỹ. Nên chọn những cửa hàng có uy tín, xuất xứ sản phẩm rõ ràng. Khi đi mua có thể dùng giấy thử urê hoặc dụng cụ cảm biến urê. Nếu trong dung dịch có urê thì cột màu sẽ chuyển sang màu hồng hay đỏ - dung dịch chứa càng nhiều urê thì màu đỏ càng đậm hơn. Khi chế biến hải sản nếu thấy mùi khai, có vị khó chịu thì không nên ăn" , TS Vũ Duy Đô cho hay.
Cách chọn hải sản tươi ngon
Nên chọn mua loại thực phẩm được bảo quản tốt trong hệ thống cấp đông, tủ lạnh có nhiệt độ dưới 35 độ C hoặc trong đá bào nhỏ phủ kín...
Chẳng hạn, cá chỉ tươi khi đang còn nhớt. Các loại cá dù thấy mang đỏ tươi, thịt chắc, mình lạnh nhưng không ướp đá hoặc ngâm trong thau nước có một ít nước đá vụn (phổ biến là mực ống và tôm) thì không nên chọn. Dùng tay ấn nhẹ vào mình cá, thấy thịt đàn hồi trở lại là còn tươi. Với những loài cá có vảy, cá tươi có lớp vảy xếp chặt, sáng bóng, không bị bong tróc.
Mực nên chọn con dày mình, thịt chắc không bị nát, lớp màng màu nâu đặc trưng bên ngoài da vẫn bao quanh đều. Đầu mực vẫn còn dính chặt vào thân, túi mực chưa bị vỡ. Với mực nang nên chọn con to, thịt có màu trắng đục; mực ống chọn con có lớp thịt màu trắng hồng, ngửi không có mùi tanh là được. Mực kém tươi là mực đã chuyển sang màu hơi xanh ngà, thịt nhão, đầu không dính chặt với thân, mùi rất tanh.
Theo VNE
Mối nguy từ hải sản bảo quản bằng urê Ăn hải sản được bảo quản bằng urê, javel, người tiêu dùng có thể bị rối loạn tuyến giáp, giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến gan, thận. Thời gian gần đây, thông tin nhiều người kinh doanh thực phẩm, thủy hải sản tươi sống đã sử dụng phân urê trộn với đá, thuốc tẩy javel để giữ hải sản tươi lâu, dễ bán...