Được mùa, lão nông chỉ cách phân biệt lê bản địa khác với hàng nhập
Nói đến cây ăn quả của huyện Ngân Sơn phải kể đến các loại cây lê, đào…Do khí hậu thổ nhưỡng của huyện rất thích hợp cho cây lê phát triển nên quả lê to, tròn, có vị ngọt đặc trưng. Những năm gần đây, cây lê đã đem lại thu nhập khá cho nhiều người dân địa phương.
Năm nay lê ở Ngân Sơn được mùa được giá, chất lượng quả đảm bảo.
Tại thôn Cốc Lùng, xã Vân Tùng, gia đình ông Cương Văn Lỉm đã trồng lê từ những năm 1994, theo ông Lỉm, cây lê trồng khoảng 5-6 năm là cho quả, hiện nay hàng chục cây lê của gia đình đang cho thu hoạch, mỗi cây khoảng 4-5 tạ quả, giá bán hiện dao động từ 35.000 – 50.000 đồng/kg, mang lại nguồn thu nhập đáng kể. Cũng theo ông Lỉm, để chọn, phân biệt lê bản địa, chỉ cần cạo nhẹ lớp vỏ ngoài, lớp vỏ của lê bản địa sẽ có mầu xanh nhạt, khi ăn có chút vị chát trong miệng và có vị ngọt đặc trưng.
Chị Lâm Thị Hưởng cùng thôn chia sẻ: Gia đình có gần 500 cây lê, trong đó gần 100 cây trồng từ năm 1997 đang cho thu hoạch. Năm nay, quả lê tròn và to đều, mẫu mã đẹp, chất lượng quả ngọt và có vị chát đặc trưng của lê bản địa. Vào vụ thu hoạch, tư thương vào tận vườn để thu mua, số ít còn lại gia đình đem bán ven đường Q.L3 cũng khá thuận lợi. Hiện, mỗi cây lê cho thu nhập từ 3 – 4 triệu đồng, bằng nguồn thu của 1.000m2 trồng ngô, lúa.
Thuận lợi về giao thông, người dân các xã Vân Tùng, Đức Vân… tiêu thụ lê dễ dàng và được giá hơn, qua đó giúp các hộ yên tâm mở rộng diện tích.
Video đang HOT
Lê Ngân Sơn được bán ngay ven Q.L3, đoạn đi qua xã Vân Tùng.
Đồng chí Phạm Kim Hiểu- Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Ngân Sơn cho biết: Hiện nay, hai xã Đức Vân và Vân Tùng có diện tích trồng lê nhiều nhất huyện, với hàng chục héc-ta. Phòng đã tham mưu cho huyện đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp lập dự án, lựa chọn cây đầu dòng để nhân giống. Đồng thời tuyên truyền, vận động bà con mở rộng diện tích trồng cây lê bản địa. Qua đánh giá, cây lê nếu chăm sóc tốt có thể cho thu nhập từ vài triệu đến chục triệu đồng/cây mỗi vụ, đem lại thu nhập khá cho nhiều người dân địa phương.
Theo Trần Tuyến (Báo Bắc Kạn)
Người dân ở Bắc Kạn nơm nớp nỗi lo đá bay vào nhà
Một số hộ dân thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, Bắc Kạn hàng ngày sống bất an khi mái nhà thường xuyên hứng chịu đá văng do nổ mìn
Một số hộ dân ở thôn Bó Danh, thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đang hàng ngày sống trong tình trạng bất an khi mái nhà của họ thường xuyên hứng chịu những viên đá văng do việc nổ mìn thi công của đơn vị xây dựng gần đó.
Anh Nghiêm Xuân Huyền, người dân thôn Bó Danh cho biết, mới đây nhất, ngôi nhà của anh đã bị thủng mái tôn sau khi một hòn đá to bằng nắm tay văng trúng, rất may không có ai bị thương.
Đây không phải lần đầu tiên xảy ra tình trạng đá văng vào nhà anh sau mỗi lần nổ mìn phá đá của các đơn vị thi công.
"Trong thời gian qua đơn vị thi công khoan nổ tương đối nhiều, lúc đầu gia đình gọi đơn vị thi công thương lượng đền bù thiệt hại, có lúc làm cam kết không xảy ra nữa... nhưng người dân quanh khu vực rất là bất an", anh Huyền chia sẻ.
Thôn Bó Danh khá xa khu vực thi công nhưng vẫn thường xuyên bị đá văng.
Thôn Bó Danh có 4 hộ nằm khá xa công trường nhưng cả 4 hộ thường xuyên phải hứng chịu tình trạng đá văng vào nhà.
Gia đình ông Nguyễn Văn Hiến cũng bị đá rơi vào nhà đến 3 lần khiến mái ngói hư hỏng nặng.
"Hai lần ngói vỡ to phải đi lợp tôn, mà lợp tôn vừa rồi đá vẫn bay vào nhà. Cứ thế này mãi làm sao được, mong muốn đừng để sao đá bay vào nhà", ông Hiến cho biết.
Mái nhà bị thủng và viên đá "thủ phạm" to bằng nắm tay người lớn.
Không chỉ ở thôn Bó Danh, một số hộ dân thuộc thôn Lủng Nhá cũng luôn nơm nớp lo sợ mỗi khi công trường nổ mìn phá đá.
Bà con nơi đây đã nhiều lần kiến nghị đến đơn vị thi công là Công ty TNHH Đại Minh, thậm chí yêu cầu viết cam kết không để đá văng mỗi khi nổ mìn, song tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra.
Mặc dù sau mỗi lần xảy ra sự cố, doanh nghiệp đã hỗ trợ người dân sửa chữa mái nhà nhưng điều bà con mong muốn là đơn vị thi công cần có biện pháp đảm bảo an toàn tuyệt đối cho tính mạng, tài sản người dân mỗi khi nổ mìn phá đá.
Theo_VOV
Nuôi con siêu đẻ ở ao cạn, ăn lá cây, bèo tấm, bán hơn 100 ngàn/kg Từ khi chuyển sang nuôi ốc nhồi sinh sản ở khe ao, ngày nào, anh Đào Quốc Hoạch (SN 1989), ở khu Chợ, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn cũng thu được tiền. Ốc nhồi là loài siêu đẻ, chúng lại ăn phụ phẩm nông nghiệp như lá cây, bèo tấm, nên lợi nhuận mang lại cao. Khu nuôi ốc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Mổ lấy thai lần 3, sản phụ ở Hải Phòng tử vong nghi sốc phản vệ

Quảng Nam: Xác minh giáo viên xách ngược trẻ 20 tháng tuổi, đánh đập dã man

Ví chứa 8.000 USD bị bỏ quên ở sân bay

Nhiều trưởng phòng lo mất 'quy hoạch' khi không còn cấp huyện

Thực hư vụ bé gái 13 tuổi ở Đạ Huoai nghi bị bắt cóc đưa đi TP.HCM

Tử vong sau khi uống thuốc tại quầy thực phẩm chức năng

Hiện tượng trào bùn ở Phú Yên: Do đứt gãy các hoạt động kiến tạo

Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m

Mãn nhãn màn hợp luyện của 36 khối diễu binh cho đại lễ 30.4

Gã đàn ông dựng hàng loạt kịch bản để lừa đảo chiếm đoạt hơn 37 tỷ đồng

Theo dấu đoàn xe chở đất "đi lạc" khỏi Đà Nẵng
Có thể bạn quan tâm

Trúc Anh (Mắt Biếc) có tình mới sau 1 tháng lộ chuyện chia tay bạn trai đạo diễn?
Sao việt
23:58:30 12/04/2025
573 nhãn hiệu sữa giả, 11 công ty và doanh thu gần 500 tỷ đồng
Pháp luật
23:51:47 12/04/2025
Bất ngờ vì láng giềng của Dải Ngân hà đang bị xé toạc
Thế giới
23:48:32 12/04/2025
Không chỉ "chủ tịch showbiz", các nghệ sĩ nam này từng công khai ủng hộ băng vệ sinh cho chị em phụ nữ
Sao âu mỹ
23:41:39 12/04/2025
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana
Sao thể thao
22:47:59 12/04/2025