Được mùa dưa rẫy quả to, đặc ruột, giòn sần sật, bản Mông lãi to
Dưa rẫy quả to, cùi dày, đặc ruột, ăn giòn ngọt là đặc sản của người dân các bản người Mông ở huyện Quế Phong. Mùa dưa rẫy năm nay, bà con phấn khởi vì dưa được mùa, được giá.
Dưa rẫy được đồng bào Mông ở bản Pà Khốm, xã Tri Lễ (Quế Phong) trồng xen với lúa, ngô trên nương rẫy. Ảnh: Bá Chài
Thời điểm này, bà con ở các bản người Mông ở xã Tri Lễ đang vào mùa thu hoạch dưa rẫy. Gia đình anh Thò Bá Hờ ở bản Pà Khốm là một trong những hộ trồng dưa rẫy nhiều nhất trong bản. Trên diện tích 1ha, đến thời điểm này, gia đình anh Hờ đã thu hoạch được gần 5 tấn dưa. Với giá thu mua tận bản là 7 nghìn đồng/kg, gia đình đã thu về trên 30 triệu đồng.
Theo anh Hờ, giống dưa bản địa này bà con người Mông tự bảo quản giống. Dưa rẫy rất dễ trồng, được người Mông gieo hạt, trồng xen canh với lúa từ tháng 3, tháng 4 hàng năm. 3 tháng sau, dưa bắt đầu thu hoạch và thời gian thu hoạch kéo dài trong khoảng 3 tháng.
Anh Thò Bá Hờ cho biết: “Dưa rẫy dễ trồng và dễ bán. Đến mùa dưa, thương lái ở các huyện lên tận bản để thu mua. Nhờ trồng dưa mà gia đình tôi có thêm một khoản thu nhập khá, có điều kiện nuôi con cái ăn học”.
Giống dưa rẫy quả to, đặc ruột, ăn giòn, được trồng hoàn toàn tự nhiên, bán chạy nên được thương lái thu mua tận rẫy. Ảnh: Ngọc Tăng
Video đang HOT
Quả dưa rẫy quả to, đặc ruột, cùi dày, ăn ngon, giòn, có vị ngọt mát. Dưa rẫy được nhiều người ưa chuộng là bởi giống cây này được người Mông trồng tự nhiên, xen canh với lúa rẫy, không bón phân, không phun thuốc, không tưới nước…
Dưa được bán với giá trung bình 15 nghìn đồng/kg, thời điểm đầu vụ, dưa được bán với giá 20 nghìn đồng/kg.
Hiện nay, cả bản Pà Khốm có hơn 15 hộ trồng dưa rẫy với hơn 5ha; mang lại nguồn thu nhập khá.
Dưa rẫy giá bán trên thị trường giá trung bình 15.000 đồng/kg, thời điểm đầu vụ lên đến 20.000 đồng/kg. Ảnh: Bá Chài
Ông Lữ văn Cương – Phó Chủ tịch UBND xã Tri Lễ cho biết: “Hiện nay, toàn xã có 7ha trồng cây dưa rẫy xen trồng lúa, ngô, năng suất trung bình đạt 5 tấn/ ha. Hiện thu nhập trung bình mỗi hộ mỗi năm từ 25 – 30 triệu đồng. Xã đang chủ trương hỗ trợ, khuyến khích người dân bảo tồn, trồng, phát huy giống dưa bản địa này”.
Theo Ngọc Tăng – Bá Chài (Báo Nghệ An)
ẢNH: Phát sốt, thiếu nữ xinh đẹp hái đào ở miền Tây xứ Nghệ
Mùa này, có dịp lên các bản người Mông thuộc xã Tri Lễ, huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) du khách sẽ ngất ngây với những cánh rừng đào ửng hồng, khoe sắc vàng, đỏ tía.
Xã Tri Lễ có 7 bản người Mông với 72 hộ dân sinh sống giáp ranh biên giới dưới Việt - Lào. Đời sống của dân bản còn nhiều khó khăn. Để tăng thêm thu nhập cho bà con, Ban Phát triển nông thôn miền núi Quế Phong đã hỗ trợ trồng, chăm sóc hơn 13.000 gốc đào Mẹo.
Tri Lễ, huyện Quế Phong đang bước vào mùa thu hoạch đào chín. Ảnh HC
Do hợp với điều kiện tự nhiên, đào Mẹo phát triển tốt, trĩu quả. Đầu mùa xuân đào Mẹo ra hoa, đến mùa hạ đào lại chín rộ trên khắp triền núi.
Vào thời điểm này, bà con dân bản lại tất bật, tay xách nách mang leo lên các sườn núi hái những quả đào chín đỏ, thơm ngon bán cho du khách.
Đào Mẹo thơm, giòn, ngon.
Những quả đào ngon lành ấp ló sau tán lá. Ảnh: HC
Đào Mẹo ở xã Tri Lễ rất khác biệt với những vùng khác, vỏ trơn, giòn tươi, vừa có vị ngọt pha lẫn vị chua thanh thanh, miếng đào ăn vào chắc thịt. Bởi vậy, ai đã từng thưởng thức đào Mẹo sẽ mê hoặc lòng người.
Những sọt đào chín sẽ được cô gái trong bản hái đem bán cho người dưới xuôi lên. Ảnh: HC
Hiện tại, giá đào Mẹo được thu mua tại vườn có giá từ 7.000 - 10.000 đồng/kg. Còn mua qua tay thương lái có giá 15.000 - 20.000 đồng/kg.
Theo Danviet
46 thầy ở trường chưa từng có GV nữ: Các em không để thầy đói, lạnh 46 thầy giáo ở trường Tiểu học Tri lễ 4 (xã Tri Lễ, Quế Phong, Nghệ An) vừa nhận cờ thi đua của Bộ GD&ĐT. Họ đã vượt qua nhiều khó khăn để bám lớp, gieo chữ cho học sinh vùng cao. Bộ GD&ĐT vừa trao tặng cờ thi đua cho tập thể thầy giáo trường Tiểu học Tri lễ 4 với thành...