Được giảm 18 tháng tù vì không trực tiếp làm chết người
Tòa cho rằng hai vết thương do bị cáo gây ra nhưng không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết của nạn nhân nên giảm nhẹ 18 tháng tù.
Ngày 3-11, TAND TP Cần Thơ xét xử phúc thẩm đã chấp nhận kháng cáo của bị cáo, kháng nghị của VKSND quận Ninh Kiều, sửa bản án sơ thẩm, phạt bị cáo Lâm Quốc Bảo (64 tuổi) ba năm sáu tháng tù về tội cố ý gây thương tích.
Bị cáo Bảo tại tòa phúc thẩm ngày 3-11. Ảnh: NHẪN NAM
Theo bản án sơ thẩm, khoảng 16 giờ 30 ngày 4-9-2019, Bảo và ông P. ngồi uống rượu, đánh bài với nhau tại một hẻm ở quận Ninh Kiều. Sau đó, hai bên xảy ra cự cãi do ông P. không cho Bảo nợ tiền đánh bài.
Ông P. dùng tay và cầm chai rượu đánh Bảo. Bảo đã bỏ chạy vẫn bị ông P. lấy chai rượu đánh vào đầu nhiều cái nên Bảo rút dao tấn công ông P. Sau đó, cả hai được người dân can ngăn và đưa đi cấp cứu.
Ông P. bị hai vết thương vùng bụng, điều trị đến sáng ngày 7-9-2019 thì tử vong tại bệnh viên. Bảo điều trị vết thương vùng đầu đến ngày 11-9-2019 thì xuất viện.
Xử sơ thẩm vào tháng 7-2020, TAND quận Ninh Kiều tuyên phạt bị cáo Bảo năm năm tù về tội cố ý gây thương tích. Sau đó, bị cáo kháng cáo và VKSND quận Ninh Kiều kháng nghị, đều cùng nội dung là giảm nhẹ hình phạt.
HĐXX phúc thẩm nhận định, bị cáo thừa nhận dùng dao đâm hai nhát vào bụng bị hại gây thương tích 29%. Tòa sơ thẩm xét xử bị cáo theo Khoản 4 Điều 134 BLHS với tình tiết định khung là làm chết người.
Theo tòa, phạm tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người thì phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thương tích dẫn đến hậu quả làm chết người.
Video đang HOT
Theo bản kết luận giám định tử thi cho thấy, nạn nhân tử vong do choáng khả năng sau rối loạn nhịp tim, do hội chứng cai rượu, trên cơ địa hậu phẫu vết thương thấu bụng do vật sắc nhọn, viêm gan mạn…
Theo kết luận giám định về pháp y, hai vết thương của nạn nhân đã được xử trí xong, tỉ lệ thương tích là 29%.
Tòa phúc thẩm cho rằng, hai vết thương của nạn nhân là do bị cáo gây ra, đã được mổ cấp cứu thành công, có tỉ lệ thương tích 29%. Tuy nhiên hai vết thương này không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết cho nạn nhân.
Theo đó, tòa sơ thẩm áp dụng theo Khoản 4 Điều 134 BLHS là chưa phù hợp, bất lợi cho bị cáo nên cần cần sửa lại, áp dụng điều khoản hình phạt như cáo trạng truy tố.
Cạnh đó, bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ như thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tự nguyện bồi thường một phần thiệt hại cho gia đình bị hại. Bản thân bị cáo là người có công với cách mạng…
Từ đó, tòa phúc thẩm tuyên án như trên.
Ly kỳ vụ án lừa bán đất... 'vịt giời'
Hành vi của bị cáo phạm tội đã rõ nhưng cấp sơ thẩm có nhiều sai sót nghiêm trọng nên bị hủy án.
TAND TP.HCM vừa xử phúc thẩm, tuyên hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Bình Chánh xử vụ Lê Trọng Hoàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản do có nhiều sai sót nghiêm trọng.
Dùng đất lừa chủ đất
Theo hồ sơ, bà N. có thửa đất 56 m 2 ở xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh. Tháng 9-2009, bà thuê Lê Trọng Hoàng xây một căn nhà cấp bốn trên đất. Bà N. giao cho Hoàng các giấy tờ liên quan để làm thủ tục xin giấy phép xây dựng.
Đầu năm 2010, Hoàng nói dối bà Lâm Thị Thu Trang rằng Hoàng đã mua lô đất này giá 200 triệu đồng, muốn bán lại cho bà Trang. Để bà Trang tin, Hoàng đưa bà Trang hợp đồng giả thể hiện là bà N. chuyển nhượng đất cho Hoàng cùng với các giấy tờ mà trước đó bà N. đã đưa.
Bà Trang đồng ý mua đất và đưa cho Hoàng 250 triệu đồng. Sau khi nhận đất, bà Trang xây nhà, làm thủ tục xin cấp điện sinh hoạt và được cấp đồng hồ điện. Sau đó, Hoàng nói với bà N. rằng mình đã làm nhà xong nên bà N. thanh toán cho Hoàng 73 triệu đồng (gồm 60 triệu đồng theo hợp đồng đã giao kết và 13 triệu đồng chi phí phát sinh theo đề nghị của Hoàng).
Để che giấu hành vi lừa đảo, Hoàng vờ hỏi bà N. mua lại căn nhà với giá 770 triệu đồng. Hoàng đặt cọc 10 triệu đồng, sau đó đưa thêm 60 triệu đồng rồi cắt liên lạc. Bà N. đến căn nhà thì thấy người khác đang ở nên đã khởi kiện Hoàng ra TAND huyện Bình Chánh. Quá trình giải quyết vụ kiện, xét thấy có dấu hiệu tội phạm nên tòa chuyển công an huyện kiến nghị khởi tố Hoàng.
Ngày 2-4, VKSND huyện Bình Chánh truy tố Hoàng tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tiền của bà Trang. TAND huyện Bình Chánh xác định bà Trang là bị hại, còn bà N. là người liên quan. Xử sơ thẩm, tòa này tuyên phạt Hoàng chín năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và buộc trả lại bà Trang 250 triệu đồng. Tuy nhiên, tại phiên xử phúc thẩm, TAND TP.HCM đã tuyên hủy án.
Hủy án, điều tra lại
Tòa phúc thẩm đã chỉ ra hàng loạt sai sót trong quá trình điều tra, xét xử của cấp sơ thẩm, những sai sót này là nghiêm trọng, phải hủy án để điều tra, xét xử lại.
Thứ nhất, bị cáo Hoàng đang phải chấp hành bản án ngày 21-2-2017 của TAND TP.HCM với mức án 30 năm tù về ba tội. Tuy nhiên, khi xét xử, tòa sơ thẩm lại không tổng hợp hình phạt của bản án này để buộc bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là trái luật. Tòa sơ thẩm xác định thời hạn chấp hành hình phạt tù tính từ ngày 7-2-2013 là mâu thuẫn, trùng lặp về thời hạn chấp hành hình phạt tù theo bản án ngày 21-2-2017 của TAND TP.HCM.
Thứ hai, phần đất mà bị cáo sử dụng làm phương tiện phạm tội đã được chuyển nhượng nhiều lần cho nhiều người. Sau khi bị cáo lừa bán cho bà Trang thì bà đã xây dựng nhà trái phép và chuyển nhượng cho người khác. Các giao dịch này đều không đúng pháp luật. Tuy có sự tranh chấp về phần đất đã nêu nhưng chưa đủ điều kiện để giải quyết trong cùng vụ án.
Mặt khác, bà N. cũng từng khởi kiện bị cáo yêu cầu trả đất cho bà, vụ án đã được TAND huyện thụ lý. Do đó, tòa sơ thẩm không giải quyết phần dân sự có liên quan đến phần đất sử dụng làm phương tiện phạm tội là có căn cứ.
Tuy nhiên, việc tòa sơ thẩm tuyên "tách yêu cầu dân sự của bà Trang và bà N. để giải quyết bằng một vụ án khác" là không rõ ràng. Bởi lẽ bản án sơ thẩm không thể hiện yêu cầu của bà Trang là gì; không xác định rõ giải quyết bằng một vụ án khác theo trình tự tố tụng hình sự hay dân sự, hay là tiếp tục giải quyết vụ án dân sự do bà N. đã khởi kiện mà tòa này đã thụ lý.
Thứ ba, chủ đất đầu tiên là người được tòa xác định là người liên quan. Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra không lấy lời khai của ông này mà lại lấy lời khai của con gái ông. Có người khác cũng được tòa sơ thẩm xác định là người liên quan nhưng không còn cư trú tại địa phương, khi giao văn bản tố tụng, tòa gửi qua đường bưu điện là không đúng mà phải niêm yết công khai.
Thứ tư, sau khi lừa bà Trang, bị cáo Hoàng nói với bà N. rằng đã làm xong nhà và yêu cầu bà N. thanh toán tiền. Vì tưởng thật, bà N. đã đưa 73 triệu đồng, hành vi này có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nhưng cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm không làm rõ.
Ngoài ra, bà N. (là người cao tuổi) không có đề nghị miễn án phí nhưng tòa sơ thẩm vẫn tự miễn án phí là không đúng.
Dùng đất của bà N. làm phương tiện lừa bà Trang
Sau khi tòa xử sơ thẩm, bà N. kháng cáo cho rằng bị cáo đã chiếm đoạt đất của bà nên bà là bị hại, tòa xác định bà là người liên quan là không đúng. Ngoài ra, cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm, quá trình điều tra chưa đầy đủ...
HĐXX phúc thẩm nhận định bị cáo Hoàng dùng đất của bà N. để làm phương tiện lừa bà Trang. VKS truy tố Hoàng lừa đảo bà Trang, trong phạm vi truy tố của VKS, tòa sơ thẩm xác định bà Trang là bị hại, còn bà N. là người liên quan là đúng.
Ngoài ra, về mặt chủ quan, bị cáo Hoàng không có ý thức chiếm đoạt 56 m 2đất mà chỉ sử dụng đất để làm phương tiện lừa đảo chiếm đoạt tiền của bà Trang. Bà N. chưa được công nhận chủ quyền đối với 56 m 2 đất này, hành vi của bị cáo không làm mất đi quyền của bà đối với phần đất nên không thể nói bị cáo chiếm đoạt đất của bà N.
Sắp giám đốc thẩm vụ ly hôn của vợ chồng Trung Nguyên Phiên giám đốc thẩm được mở để xem xét lại phán quyết vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo theo kháng nghị của VKSND Tối cao. Ngày 4/11, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao sẽ xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án vụ ly hôn giữa ông Đặng Lê...