Được fan donate tiền mua nhà gần 6 tỷ, nữ streamer “mặt dày” xin thêm… để mua căn thứ 2
Nữ streamer đã gây bão trên cộng đồng mạng vì lên sóng kêu gọi người xem quyên góp tiền mua nhà. Điều đáng nói, trước đó cô đã làm điều tương tự và có được số tiền gần 6 tỷ đồng.
Gần đây, nữ streamer trên Twitch có tên là Gavrilka đã gây bão khi kêu gọi người xem quyên góp tiền để mua cho mình một căn nhà. Điều thú vị nhất là trước đây, cô từng làm điều tương tự và thu về 254.000 USD (khoảng 5,8 tỷ đồng) từ người xem Twitch.
Có hơn 1.700 người đăng ký trên Twitch, Gavrilka là một cô gái người Nga nổi tiếng nhờ ngoại hình xinh đẹp và thân hình gợi cảm . Cô thường xuất hiện trong các video khiêu vũ gợi cảm, nấu ăn và chỉ trò chuyện.
Trước đó, nữ streamer vướng phải tranh cãi vì gây quỹ mua căn nhà mơ ước. Trong khi con số mong đợi là 200.000 USD (khoảng 4,6 tỷ đồng), nữ streamer đã nhận được 254.000 USD từ người hâm mộ chỉ sau vài tuần.
Theo streamer này, một nửa số tiền cô nhận được là từ một fan hào phóng. Nửa còn lại từ nhiều người hâm mộ khác. Cô cũng cho biết rằng mình không tiêu tiền vào bất cứ việc gì ngoài việc tiết kiệm để có được ngôi nhà của riêng mình.
Vì những bình luận trái chiều, Gavrilka đã dừng lại và giữ im lặng về số tiền khổng lồ đã quyên góp được. Tuy nhiên, sau vài tháng, cô đã trở lại và tiếp tục chiến dịch quyên góp khác. Lần này, cô đặt mục tiêu mua căn hộ và không đề cập đến khoản quyên góp nhận được cũng như ngôi nhà trong lần quyên góp trước.
Trong khi nhiều người phải làm việc trong nhiều năm để kiếm được số tiền mua ngôi nhà của riêng mình thì cô gái này lại có được nó chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, việc “được nước làm tới” giấu luôn số tiền quyên góp của Gavrilka khiến nhiều fan mất lòng tin vào “ước mơ” của cô.
Nhận tiền donate từ người xem, Streamer hay Youtuber có phải nộp thuế không?
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Hiện nay trên thị trường mạng xã hội có một khái niệm khá mới lạ và nó mới chỉ xuất hiện vài năm trở lại đây. Thuật ngữ này được xuất hiện lần đầu khi Streamer nở rộ ra và được coi là một nghề, những người này khi thực livestream và thu hút các Donate từ người xem. Vậy thực sự Donate Stream là gì? Tiền kiếm từ donate khi stream game có phải đóng thuế hay không? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Video đang HOT
Những streamer nổi tiếng như Độ Mixi kiếm được rất nhiều tiền từ Donate (Hình ảnh chỉ mang tính minh họa).
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 sửa đổi, bổ sung 2014;
- Luật Quản lý thuế 2006 sửa đổi, bổ sung 2016;
- Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
- Thông tư số 111/2013/TT-BTC
- Thông tư số 25/2018/TT-BTC
1. Donate stream là gì?
Donate có khái niệm chính là một hình thức quyên góp tài chính cho những tổ chức, một tập thể hay cá nhân nào đó. Thực ra điều này cũng như là việc kêu gọi ủng hộ từ thiện nhưng nó được thực hiện trên các trang mạng xã hội và online trực tuyến. Nhưng theo một phương diện nào đó thì đây là hình thức tặng cho của một người nào đó cho các streamer.
2. Vậy kiếm tiền từ done khi stream game có phải nộp thuế không?
Căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân:
Điều 2. Đối tượng nộp thuế
1. Đối tượng nộp thuế thu nhập cá nhân là cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
2. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
Như vậy, những streamer đều thuộc đối tượng nộp thuế theo Điều 2, Khoản 1 và 2 đã quy định.
Căn cứ theo Khoản 1 và 2, Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân
Điều 3. Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
1. Thu nhập từ kinh doanh, bao gồm:
a) Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ;
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công;
c) Tiền thù lao dưới các hình thức;
Như vậy, kiếm tiền từ donate khi stream là khoản thu nhập thuộc Điều 3 luật thuế thu nhập cá nhân nên vẩn phải nộp thuế thu nhập cá nhân.
Vậy, streamer khi tiếm tiền từ donate cũng phải đóng thuế thu nhập cá nhân theo Luật thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam.
Lưu ý: kiếm tiền từ donate không phải chịu thêm thuế thu nhập cá nhân về trúng thưởng, quà tặng tuy việc kiếm tiền từ donate cũng là một dạng tặng cho giữa người với người khác vì:
Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, thu nhập từ quà tặng phải nộp thuế TNCN gồm:
- Đối với nhận quà tặng là chứng khoán bao gồm: Cổ phiếu, quyền mua cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ quỹ và các loại chứng khoán khác; cổ phần của các cá nhân trong công ty cổ phần theo quy định;
- Đối với nhận quà tặng là phần vốn trong các tổ chức kinh tế, cơ sở kinh doanh bao gồm: Vốn trong công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã, công ty hợp danh, hợp đồng hợp tác kinh doanh, vốn trong doanh nghiệp tư nhân...
- Đối với nhận quà tặng là bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất; quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai... Đối với nhận quà tặng là các tài sản khác phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng với cơ quan quản lý Nhà nước như: Ô tô; xe gắn máy, xe mô tô; thuyền, kể cả du thuyền...
Vì kiếm tiền từ donate không nằm trong các thu nhập tại Theo khoản 10 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC nên không phải nộp thuế từ khoản này.
(Tham khảo nội dung tại Chuyên trang Luật Sư X)
Những tình huống trớ trêu trên sóng livestream khiến streamer dù không phải BigDaddy vẫn "đứng hình mất 5s" Những sự cố dưới đây của các streamer còn éo le hơn cả tình cảnh bạn được khách đặt rất nhiều yêu cầu rồi bị "bom" hàng. Streamer là cái nghề luôn gặp phải những điều "dở khóc dở cười" mỗi ngày. Do tính chất công việc tiếp xúc với nhiều người trên kênh chat, hàng loạt các tình huống hy hữu xảy...