Được dựng rạp đám cưới 2 ngày trên vỉa hè
Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình, được sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 tiếng.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 11 năm 2010 quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Nghị định mới bổ sung quy định cho phép sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, trong đó có cả việc sử dụng hè phố để tổ chức đám ma, đám cưới.
Nghị định ghi rõ, một trong các trường hợp được sử dụng tạm thời hè phố không vào mục đích giao thông là để: Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày. Nếu thời gian sử dụng hè phố lớn hơn 30 ngày phải được Bộ GTVT (đối với quốc lộ) hoặc UBND tỉnh (đường địa phương) chấp thuận.
Hộ gia đình tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của được sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 tiếng. Trường hợp đặc biệt không được quá 72 tiếng.
Tương tự, tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình, được sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 tiếng.
Chỉ cho phép sử dụng tạm thời hè phố từ 22h đêm trước đến 6h sáng hôm sau để làm điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình.
Thời gian sử dụng tạm thời hè phố làm điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, không được quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó.
Video đang HOT
Hộ gia đình tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của được sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 tiếng.
Tuy nhiên, Nghị định cũng quy định rõ, với tất cả các trường hợp trên, phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m. Tất nhiên, hè phố đó phải có kết cấu chịu lực phù hợp và việc sử dụng không gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Riêng lòng đường, chỉ cho phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong trường hợp: Trông giữ xe ô tô phục vụ hoạt động văn hóa thể thao, lễ hội và thời gian không quá tổ chức hoạt động văn hóa đó; Trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp vệ sinh môi trường đô thị từ 22h đê trước đến 6h sáng hôm sau.
Tuy nhiên, lòng đường được sử dụng tạm thời nói trên phải là đường không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị. Mặt khác, phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 2 làn xe cho một chiều đi.
Một nội dung khác trong Nghị định mới cũng quy định việc “sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe”.
Theo đó, Chính phủ giao UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng tạm thời hè phố, lòng đường đến năm 2023, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, khai thác sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường để trông giữ xe, việc thu phí và nộp ngân sách nhà nước.
Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố để trông, giữ xe có thu phí, phải đáp ứng đủ điều kiện: Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị; Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 1 làn xe thô sơ cho một chiều đi; Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5m.
Những quy định nói trên sẽ có hiệu lực kể từ ngày 20/10/2013.
Theo Cảnh Kiên (Khampha.vn)
Vượt đèn đỏ có thể bị phạt tới 1,2 triệu đồng
Đó là đề xuất của Bộ GTVT trong Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ - đường sắt (lần 6). Mức phạt nặng cũng được áp dụng với hành vi không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Cụ thể, dự thảo Nghị định quy định sẽ phạt tiền từ 800.000 - 1,2 triệu đồng đối với hành vi vi phạm: Khi đèn giao thông đã chuyển sang tín hiệu đỏ nhưng người điều khiển phương tiện không dừng trước vạch dừng mà vẫn đi tiếp sẽ bị phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng (trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng khi có tín hiệu vàng của đèn tín hiệu giao thông); chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h; không tuân thủ quy định về dừng đỗ xe tại nơi giao nhau giữa đường bộ và đường sắt, dừng đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt.
Mức phạt trên cũng đồng thời áp dụng đối với người điều khiển phương tiện giao thông khi không thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn khi phương tiện bị hỏng trên đoạn đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt. Không tuân thủ hướng dẫn của người điều khiển giao thông khi qua phà, cầu phao hoặc nơi ùn tắc giao thông; không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.
Hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt nặng (ảnh minh họa: Tùng Nguyên)
Phạt từ 2-3 triệu đồng nếu điều khiển xe không có giấy đăng ký, đăng ký rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc; lắp đặt và sử dụng còi xe quá âm lượng quy định; xe không gắn biển số...
Một nội dung đáng chú khác trong Dự thảo Nghị định xử phạt lần này là quy định phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng đối với hành vi rải đinh, ném định hoặc vật sắc nhọn khác, đổ dầu nhờn hoặc các chất gây trơn trên đường bộ; chăng dây hoặc các vật cản qua đường gây nguy hiểm trực tiếp tới người và phương tiện tham gia giao thông. Ném gạch, đất, đá hoặc vật khác gây nguy hiểm cho người và phương tiện tham gia giao thông.
Đặc biệt, dự thảo lần này cũng quy định mức tiền phạt từ 5-8 triệu đồng cũng được áp dụng đối với hành vi xâm phạm sức khỏe, tài sản của người bị nạn và người gây tai nạn; lợi dụng việc xảy ra tai nạn giao thông để hành hung, đe dọa, xúi giục, gây sức ép, làm mất trật tự, cản trở việc xử lý tai nạn giao thông.
Phạt nặng nếu chiếm dụng lòng đường, vỉa hè để trông giữ xe
Dự thảo Nghị định 71 sửa đổi lần thứ 6 cũng nếu ra quy định xử phạt đối với vấn nạn trông giữ xe gây bức xúc trong dư luận thời gian dài vừa qua. Cụ thể, sẽ phạt tiền từ 5-7 triệu đồng đối với cá nhân và từ 10-14 triệu đồng đối với tổ chức có hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị, hè phố từ 10m2đến dưới 20m2 làm nơi trông giữ xe. Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ, ở đoạn đường trong đô thị.
Mức phạt tăng từ 10-30 triệu đồng đối với cá nhân và tổ chức nếu chiếm dụng lòng đường đô thị, hè phố từ 20m2 trở lên làm nơi trông giữ xe; dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ...
Hành vi đào đường, xẻ hè trái phép cũng sẽ bị phạt từ 5-20 triệu đồng đối với hành vi cụ thể các cá nhân, tổ chức, ngoài ra các cá nhân và tổ chức vi phạm còn bị áp các hình thức phạt bổ sung để khắc phục hậu quả.
Đổ rác, phế thải ra đường không đúng nơi quy định sẽ bị phạt tiền từ 10-15 triệu đồng và từ 5-10 triệu đồng đối với hành vi làm rơi vãi chất thải ra đường trong quá trình thu gom, vận chuyển.
Dự thảo Nghị định lần này cũng nhấn mạnh đến việc xử phạt từ 2-6 triệu đồng đối với hoạt động kinh doanh vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải khi vi phạm trong việc đăng ký, niêm yết về giá cước, hành trình chạy xe, giá hàng hóa, dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải
Theo Dantri
TP.HCM: Người dân bị "chặt chém" giá giữ xe trong lễ hội bắn pháo hoa Lợi dụng nhu cầu của người dân đi xem bắn pháo hoa, các bãi xe tự phát đã hét giá trông giữ xe máy với giá "cắt cổ". Ngay từ chập tối, đông đảo người dân đã tụ tập về các tuyến đường như: Hàm nghị, Lê Lợi, Tôn Đức Thắng (quận 1), khu vực cầu Khánh Hội, đại lộ Võ Văn Kiệt,...