Được đặt tiền bảo lãnh để không bị công an giữ xe
Từ ngày 18/11, bạn có thể đặt tiền bảo lãnh với mức thấp nhất bằng tiền phạt tối đa của khung phạt để được bảo quản xe bị tạm giữ.
Ảnh minh họa
Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 3/10/2013 quy định về quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính có hiệu lực từ ngày 18/11/2013 cho phép người dân, doanh nghiệp có thể tự bảo quản phương tiện hoặc đặt tiền để bảo lãnh cho phương tiện vi phạm giao thông.
Điều 14 quy định về việc giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản như sau:
1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây, người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:
a) Cá nhân vi phạm phải xuất trình được sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; nếu tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận; có nơi giữ, bảo quản phương tiện đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 2 Điều 6 nghị định này;
Video đang HOT
b) Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh có thể được giữ, bảo quản phương tiện…
Theo đó, để được tự giữ, bảo quản xe bị tạm giữ do vi phạm giao thông, bạn phải xuất trình sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác và có nơi giữ, bảo quản phương tiện bảo đảm an toàn về phòng chống cháy, nổ và đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường. Hoặc bạn có thể đặt tiền bảo lãnh để được giữ, bảo quản phương tiện. Mức ít nhất phải bằng tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm.
Về thủ tục đặt tiền bảo lãnh: Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 115/2003/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh cho người có thẩm quyền tạm giữ phương tiện. Tiền đặt bảo lãnh được trả lại cho tổ chức, cá nhân đặt bảo lãnh sau khi tổ chức, cá nhân vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt. Việc đặt tiền bảo lãnh và trả lại số tiền đó phải được lập biên bản (một bản giao cho tổ chức, cá nhân đặt tiền bảo lãnh).
Về thủ tục giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản: Khi giao phương tiện cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phải lập biên bản ghi rõ tên, số lượng, khối lượng, đặc điểm, chủng loại, nhãn hiệu, xuất xứ, nơi giữ, bảo quản, tình trạng của phương tiện và chữ ký của tổ chức, cá nhân vi phạm và người có thẩm quyền tạm giữ (mỗi bên giữ một bản).
Tổ chức, cá nhân trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện được thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Phương tiện vi phạm trong thời gian được giao cho tổ chức, cá nhân giữ, bảo quản sẽ không được phép lưu hành. Nếu tổ chức, cá nhân được giao giữ, bảo quản phương tiện vi phạm sẽ chuyển phương tiện vi phạm đó về nơi tạm giữ theo quy định.
Cũng cần lưu ý là không phải tất cả các phương tiện vi phạm đều có thể được đặt tiền bảo lãnh. Các trường hợp dưới đây sẽ không được đặt tiền bảo lãnh:
a) Phương tiện giao thông của vụ vi phạm là vật chứng của vụ án hình sự;
b) Phương tiện giao thông đang được đăng ký giao dịch bảo đảm;
c) Phương tiện giao thông được sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng hoặc gây tai nạn giao thông;
d) Giấy đăng ký phương tiện bị làm giả, sửa chữa;
đ) Biển kiểm soát giả, phương tiện bị thay đổi trái phép số khung, số máy hoặc bị xóa số khung, số máy.
Theo VNE
Cách xác định tài sản chung vợ chồng
Tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu nhưng trong giấy chứng nhận chỉ ghi tên một người, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng.
Ảnh minh họa
Theo Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình, tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân... Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, trong Giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của vợ chồng.
Tại Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 cũng quy định: để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên, trong trường hợp tài sản do vợ, chồng có được trong thời kỳ hôn nhân mà pháp luật quy định phải đăng ký sở hữu, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sở hữu chỉ ghi tên của vợ hoặc chồng, nếu không có tranh chấp thì đó là tài sản chung của vợ chồng. Nếu có tranh chấp là tài sản riêng, người có tên trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải chứng minh. Trong trường hợp không chứng minh được tài sản đang có tranh chấp này là của riêng, tài sản đó là của chung vợ chồng.
Việc xác định tài sản có trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng hay tài sản chung của vợ chồng không phải căn cứ người thực hiện giao dịch hay người đứng tên trên các giấy tờ mà phải căn cứ nguồn gốc tạo dựng tài sản đó. Vì vậy, căn nhà tạo lập trong thời kỳ hôn nhân, do công sức đóng góp của cả hai vợ chồng là tài sản chung. Một mình chồng bạn đứng tên trên sổ đỏ không làm ảnh hưởng đến quyền sở hữu của bạn.
Quy định của pháp luật hiện hành không bắt buộc giao dịch chung của vợ chồng phải có sự hiện diện của cả hai vợ chồng. Trên thực tế, bên mua trong giao dịch mua bán nhà đất cũng thường được thực hiện bởi một bên vợ hoặc chồng. Do đó, việc chỉ mình chồng bạn thực hiện giao dịch mua bán ngôi nhà không phải là căn cứ để xác định quyền sở hữu riêng của anh ấy đối với khối tài sản này.
Trong trường hợp, chồng bạn nhất quyết đòi quyền sở hữu riêng đối với ngôi nhà, anh ấy có nghĩa vụ chứng minh ngôi nhà được tạo dựng từ nguồn tài sản riêng. Lưu ý, những chứng cứ để chứng minh (ví dụ như giấy vay nợ, hợp đồng tặng cho...) phải được xác lập trước hoặc trong thời điểm mua ngôi nhà này chứ không phải những giấy tờ hay lời khai được xác lập khi Tòa án giải quyết việc ly hôn.
Nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong trường hợp chồng nhất quyết không thừa nhận ngôi nhà là tài sản chung vợ chồng, bạn cũng cần chuẩn bị những chứng cứ để chứng minh công sức đóng góp của mình vào khối tài sản đó (ví dụ xác nhận của chủ nhà về sự xuất hiện của bạn trong quá trình chuẩn bị mua ngôi nhà, giấy tờ vay nợ thời kỳ mua nhà, các hợp đồng cho thuê nhà hoặc hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay của Ngân hàng ... có tên cả hai vợ chồng).
Theo VNE
Nhận tiền của người tình không cấu thành tội 'lạm dụng' Người đàn ông ngoại quốc gửi tiền cho bạn không có điều kiện kèm theo đã hoàn thành việc thực hiện hợp đồng tặng cho. Bạn không có nghĩa vụ trả lại khoản tiền đã nhận và không phạm vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Nhận tiền của người tình có là 'lạm dụng tín nhiệm'? Dựa trên thông...