Được đặt cọc tiền để không bị giữ xe vi phạm
Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm.
Đó là nội dung đáng chú ý trong Nghị định 115/2013 quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính vừa được Chính phủ ban hành (có hiệu lực từ 18/11/2013).
Cụ thể, Điều 14 của nghị định quy định: Trường hợp phương tiện giao thông vi phạm hành chính bị tạm giữ, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong hai điều kiện sau sẽ được giữ, bảo quản phương tiện này.
Thứ nhất là cá nhân có sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú hoặc có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị về nơi công tác; đối với tổ chức vi phạm phải có địa chỉ hoạt động cụ thể, rõ ràng được UBND cấp xã xác nhận. Những trường hợp này phải có nơi bảo quản phương tiện đủ điều kiện theo quy định.
Thứ hai, tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ, bảo quản phương tiện.
Video đang HOT
Mức tiền đặt bảo lãnh ít nhất phải bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt quy định cho hành vi vi phạm. Số tiền này sẽ được trả lại sau khi người vi phạm giao thông nộp phạt. Trường hợp quá thời hạn 10 ngày theo quyết định xử phạt mà người vi phạm chưa nộp phạt thì số tiền đặt bảo lãnh được chuyển thành tiền phạt, phần dư sẽ được trả lại.
Có năm trường hợp không được đặt tiền bảo lãnh. Đó là các phương tiện là vật chứng của vụ án hình sự; phương tiện đang đăng ký giao dịch bảo đảm; phương tiện sử dụng để đua xe trái phép, chống người thi hành công vụ, gây rối; giấy đăng ký phương tiện làm giả, biển kiểm soát bị thay đổi trái phép.
Trong thời gian phương tiện vi phạm được người vi phạm giữ sẽ không được phép lưu hành và giấy chứng nhận đăng ký phương tiện (cà vẹt xe) sẽ bị tạm giữ. Điểm giữ phương tiện vi phạm không được thay đổi trừ khi có sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền tạm giữ. Nếu người vi phạm giao thông không chấp hành đúng quy định sẽ chuyển phương tiện vi phạm về nơi tạm giữ.
Ngoài ra, nghị định đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm như chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu và các hành vi trục lợi khác. Trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, đánh tráo, hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ, tịch thu chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người trực tiếp quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện cũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người ra quyết định tạm giữ, tịch thu về việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện.
Theo PLTP
Clip tố CSGT: Điều động trung úy Thi ra khỏi lực lượng
Dù không thể làm rõ được việc mâu thuẫn liên quan đến tiền bạc giữa CSGT và người vi phạm, tuy nhiên tổ tuần tra đã có nhiều sai sót nên phải nhận kỷ luật.
Chiều ngày 30/8, tại văn phòng Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đại tá Nguyễn Quang Thi, Chánh thanh tra và đại tá Hà Cao Khải, Chánh văn phòng Công an tỉnh đã thông báo kết quả cũng như hình thức xử lý đối với 2 cán bộ CSGT Công an huyện Đất Đỏ liên quan đến vụ clip tài xế "tố" CSGT.
Trung úy Mai Bá Thi phải nhận hình thức kỷ luật khiển trách và điều độngkhỏi lực lượng CSGT để nhận công tác tại lực lượng khác thuộc Công an huyện Đất Đỏ.
Theo đó sau khi phát hiện đoạn clip trên mạng tố cáo CSGT huyện Đất Đỏ có dấu hiệu tiêu cực trong khi làm nhiệm vụ, Thanh tra Công an tỉnh đã báo cáo đề xuất và Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo Công an huyện Đất Đỏ tạm đình chỉ công tác 2 cán bộ Công an liên quan là trung úy Mai Bá Thi và thiếu úy Lã Văn Mãnh để tường trình vụ việc.
Sau đó Thanh tra Công an tỉnh đã phối hợp với Công an huyện Đất Đỏ lập tổ thanh tra xác minh làm rõ.
Theo Chánh thanh tra Công an tỉnh, tổ thanh tra đã làm việc với ông Lê Hữu Thủy (là tài xế lái xe ôtô vi phạm và là người quay lại đoạn clip rồi đưa lên trang mạng cá nhân) cũng như một số nhân chứng (trong đó có người đi cùng xe với ông Thủy).
Những mâu thuẫn từ lời khai của ông Thủy và trung úy Mai Bá Thi liên quan đến tiền đóng phạt (CSGT Thi khai ông Thủy chủ động đưa tiền nhưng bị cảnh cáo; ông Thủy khai Thi đề nghị đưa tiền đóng phạt giùm với lỗi vi phạm quá tốc độ là 700 ngàn đồng nhưng ông chưa kịp đưa thì phát hiện biên bản ghi khác lỗi vi phạm ban đầu) không thể làm rõ được vì sự việc này không có người thứ ba biết (ngoài CSGT Thi và ông Thủy) nên không thể kết luận việc trung úy Thi có tiêu cực.
Đồng thời qua giám định hình ảnh trong máy bắn tốc độ của CSGT do Phòng kỹ thuật hình sự Công an tỉnh thực hiện cho kết quả hình ảnh mờ, không đọc được biển số xe ông Thủy vi phạm tốc độ đúng như tường trình của 2 CSGT nên họ phải thay đổi lỗi vi phạm.
Thiếu úy Lã Văn Mãnh bị kiểm điểm phê bình trước toàn đơn vị.
Tuy nhiên tổ tuần tra do trung úy Thi làm tổ trưởng đã có nhiều sai sót như: Đã thông báo lỗi cho người vi phạm nhưng khi thay đổi lỗi không báo cho người vi phạm trước khi ghi biên bản làm người vi phạm nghi ngờ và phản ứng dẫn đến không làm tròn nhiệm vụ; chưa cương quyết xử lý hành vi giật biên bản, không nhắc nhở, cảnh cáo thái độ không đúng mực của người vi phạm; còn lúng túng trong khi thi hành công vụ và sau khi xảy ra sự việc, các CSGT này đã không báo ngay cho cấp trên biết để xử lý. Do đó, Hội đồng kỷ luật Công an huyện Đất Đỏ đã thống nhất hình thức kỷ luật khiển trách và điều động trung úy Mai Bá Thi ra khỏi lực lượng CSGT để nhận công tác tại lực lượng khác thuộc Công an huyện Đất Đỏ. Riêng thiếu úy Lã Văn Mãnh bị kiểm điểm phê bình trước toàn đơn vị.
Riêng về việc ông Thủy phản ứng CSGT ghi biên bản không dùng giấy than, Đại tá Nguyễn Quang Thi cho biết CSGT đã làm đúng vì đây là loại mẫu biên bản mới không cần sử dụng giấy than.
Viet Bao.vn ( Theo Kiến thức
Thiếu "gậy pháp lý", CSGT lúng túng Luật Xử lý Vi phạm Hành chính 2012 có hiệu lực từ ngày 1/7 nhưng chưa có nghị định hướng dẫn kèm theo nên vẫn có tình trạng thi hành quy định cũ. Đây không phải là lần đầu tiên một đạo luật có hiệu lực mà chưa có "công cụ" thi hành, tuy nhiên việc một đạo luật có tác động điều...