Được cử đi Trung Quốc học nghiên cứu sinh, giảng viên trường chính trị nộp bằng tiến sĩ giả sau khi trở về
Người được cử đi đào tạo tại Trung Quốc là giáo viên Nguyễn Hoàng Lý ( Gia Lai). Thầy Lý là 1 trong 11 người được tuyển chọn đào tạo tại Đại học Trung Sơn theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương.
Ngày 20/1, trao đổi với Báo Giao thông, Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình – Hiệu trưởng trường Chính trị tỉnh Gia Lai xác nhận, nhà trường có một giáo viên được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh Tiến sĩ ở Trung Quốc nhưng về nước nộp bằng photocopy nghi là giả.
Người được cử đi đào tạo tại Trung Quốc là giáo viên Nguyễn Hoàng Lý. Thầy Lý là 1 trong 11 người được tuyển chọn đào tạo tại Đại học Trung Sơn theo Đề án 165 của Ban Tổ chức Trung ương.
Bản photo bằng tốt nghiệp nghiên cứu sinh tiến sĩ của ông Nguyễn Hoàng Lý – Ảnh: Tuổi Trẻ Online
Thầy Lý sẽ được cử đi học từ ngày 1/9/2010 đến ngày 15/7/2013. Đề án này sẽ chi trả chi phí cho khóa học bao gồm phí ghi danh, học phí, phí bảo hiểm. Đặc biệt, học viên được chi trả sinh hoạt phí mỗi tháng 455 USD…
Theo Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình, thầy Lý được cử đi học sau hết thời gian nêu trong đề án thì xin gia hạn thêm 2 năm để tiếp tục nghiên cứu và bảo vệ luận án Tiến sĩ. Sau thời gian gia hạn, thầy Lý về trường và có nộp một bản phô tô công chứng bằng bản dịch “Bằng tốt nghiệp” nghiên cứu sinh tiến sĩ với nội dung: “Đã hoàn thành toàn bộ các môn học theo qui định chương trình đào tạo nghiên cứu sinh tiến sĩ, chuyên ngành Quản lý Khoa học và Công trình, thời gian 3 năm, thành tích đạt yêu cầu; Đã hoàn thành bảo vệ luận văn, được công nhận tốt nghiệp; Hiệu trưởng La Tuấn ngày 20/6/2015…
Trường chính trị tỉnh Gia Lai. Ảnh: báo Giao Thông
Video đang HOT
Cùng trao đổi với báo Tuổi Trẻ Online, Tiến sĩ Nguyễn Thái Bình cho biết theo quy định, để bằng cấp hợp lệ thì phải được Cục Quản lý chất lượng thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo kiểm tra, công nhận. Tuy nhiên, sau một thời gian dài, vị cán bộ này lấy nhiều lý do như mất hộ chiếu, mất bảng điểm… nên vẫn không thể kiểm định chất lượng bằng.
Thấy qua thời gian dài ông Lý không chứng minh được bằng cấp, có dấu hiệu bất thường, nhà trường đã tiến hành kiểm tra bằng tiến sĩ của ông Lý. Quá trình kiểm tra, ông này không đưa ra được bằng gốc, đồng thời có đơn giải trình thừa nhận là chưa hoàn thành chương trình tiến sĩ do thiếu hai bài báo khoa học đăng trên tạp chí khoa học quốc tế.
“Nhà trường đã có văn bản gửi Tỉnh ủy xin ý kiến chỉ đạo. Ngoài ra, việc cán bộ giảng dạy không hoàn thành nhiệm vụ của đề án thì phải hoàn trả chi phí ngân sách theo quy định” - TS Nguyễn Thái Bình trả lời báo này.
Theo saostar
Thay đổi tư duy để đột phá
Ngày 17-1, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: VIẾT CHUNG
Đến dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính; Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng; Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai; Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân. Về phía Ban Kinh tế Trung ương có đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.
Theo Ban Kinh tế Trung ương, năm 2019, cơ quan này đã chủ trì tham mưu, giúp Bộ Chính trị ban hành 3 nghị quyết, 3 kết luận, nâng tổng số nghị quyết, kết luận được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì tham mưu, đề xuất từ năm 2016 đến nay là 13 nghị quyết, kết luận. Những kết quả đạt được góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và trong dài hạn.
Những chủ trương, đường lối do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì nghiên cứu, đề xuất với Bộ Chính trị ban hành đều là những vấn đề mang tính chiến lược, thể hiện sự đổi mới sáng tạo theo kịp xu hướng phát triển của thời đại để vừa khắc phục khó khăn, thách thức vừa tận dụng cơ hội, xây dựng nền tảng vững chắc nhằm đưa nước ta đến năm 2045 trở thành nước công nghiệp phát triển, giàu có và thịnh vượng...
Phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc biểu dương sự nỗ lực của toàn thể lãnh đạo, công chức, người lao động Ban Kinh tế Trung ương. Sau 7 năm tái lập, đặc biệt năm 2019, hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương đã ngày càng toàn diện; đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Để thực hiện tốt nhiệm vụ do đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước giao, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh vai trò của Ban Kinh tế Trung ương là cực kỳ quan trọng; là cơ quan tham mưu chiến lược về kinh tế - xã hội của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ban Kinh tế Trung ương cần hoạt động toàn diện hơn, chất lượng cao hơn, với tinh thần tích cực, chủ động, quyết liệt, sáng tạo hơn nữa, không chỉ chờ giao việc mới làm, mà phải chủ động đề xuất, tham mưu. Trong đó, tập trung ưu tiên triển khai thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm như: phát triển đất nước thông qua việc thực hiện các đề xuất, kiến nghị của Ban thành nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, chỉ thị của Ban Bí thư; tiếp tục nghiên cứu đề xuất các vấn đề mang tầm chiến lược đất nước; phát huy tiềm năng to lớn kinh tế biển; tạo cơ chế đột phá để thúc đẩy kinh tế vùng; tận dụng cơ hội của cách mạng công nghiệp 4.0; những định hướng mới trong tổ chức bộ máy chính quyền để phát triển, ví dụ với TPHCM thì đâu là những giải pháp đột phá để đưa TPHCM nhanh chóng trở thành trung tâm tài chính quốc tế mới...
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, nền kinh tế đang tồn tại nhiều nút thắt lớn, hạn chế phát triển, khiến tiềm năng không được giải phóng, trong đó thể chế được xem là nút thắt lớn. Song nút thắt lớn nhất là tư duy. Nếu không thay đổi về tư duy kinh tế thì có điều chỉnh thể chế thì vẫn là thể chế cũ, bình mới rượu cũ, không thể đột phá. Nhấn mạnh ý kiến chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, tinh thần chung là phải chủ động tích cực hơn, năng động sáng tạo hơn để đạt được kết quả tổng thể cao hơn trong năm sau.
TPHCM muốn thực hiện thí điểm mô hình kinh tế chia sẻ
Phát biểu tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2020 của Ban Kinh tế Trung ương ngày 17-1, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM bày tỏ sự đồng tình cao với báo cáo tổng kết năm và định hướng sắp tới của Ban Kinh tế Trung ương.
Ban Kinh tế Trung ương không chỉ làm chức năng tham mưu về chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Đảng mà còn làm chức năng giám sát, thẩm định những văn kiện liên quan trình Bộ Chính trị. Sắp tới, theo phân công của Bộ Chính trị, TPHCM sẽ chuẩn bị đề án điều chỉnh tỷ lệ phân chia ngân sách, Ban Kinh tế Trung ương cũng là cơ quan của Đảng góp phần với TPHCM xây dựng báo cáo thẩm định để báo cáo Bộ Chính trị.
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại hội nghị
Ảnh: VIẾT CHUNG
Về góc độ địa phương, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân chia sẻ một số nội dung. Vấn đề thứ nhất, về phát triển kinh tế của TPHCM, theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, hầu hết các nước đang phát triển hiện nay dân số đang giảm, thiếu lao động, vì thế, có nguồn lao động dồi dào chất lượng cao là lợi thế rất quan trọng. Hiện nay, TPHCM có 60 viện, trường đại học, cơ sở nghiên cứu, là nơi cung cấp chất lượng lao động ngày càng cao với quy mô lớn. Đây là lợi thế của TPHCM. Động lực phát triển của TPHCM sẽ là nhân lực chất lượng cao ở tầm quốc tế với quy mô lớn.
Thứ hai, vấn đề yếu kém lâu nay của chúng ta là việc kết nối giữa: doanh nghiệp khoa học công nghệ - đào tạo chất lượng cao - các công ty tài chính - quản lý nhà nước. Tứ giác phát triển này chúng ta nói nhiều nhưng còn thiếu chặt chẽ. Thành phố coi bên cạnh cơ chế chung cần thực hiện sự kết nối này ở quy mô cụ thể, thông qua việc xây dựng khu đô thị sáng tạo tương tác cao ở quận 2, quận 9 và Thủ Đức. Ở đây có khu công nghệ cao thành công bậc nhất cả nước khi thu hút 7 tỷ USD, xuất khẩu 8 tỷ USD; có mật độ trường đại học vào hàng cao nhất cả nước với trên 100.000 sinh viên, 2.000 tiến sĩ, là trung tâm đào tạo rất lớn. Ở quận 2 với khu đô thị mới sẽ thành lập trung tâm tài chính. Như vậy, quận 2, quận 9, quận Thủ Đức hiện nay đã hình thành 3 cực: sản xuất công nghệ cao; đào tạo, nghiên cứu trình độ cao; công nghệ mới và đã tích hợp lại thành khu đô thị sáng tạo tương tác cao. Khu vực này chiếm 11% diện tích thành phố, 11% dân số, triển vọng sẽ đóng góp ít nhất 30% tổng sản phẩm kinh tế của TPHCM, hiện thực hóa sự tương tác giữa 4 bên một cách chặt chẽ về không gian.
Vấn đề thứ ba là về phương thức kinh tế mới, kinh tế chia sẻ. TPHCM với đặc điểm dân số quy mô lớn, kinh tế lớn có nhiều đặc thù. Hiện trên địa bàn có 315.000 xe máy và ô tô kết nối qua dịch vụ xe. Mô hình kinh tế chia sẻ phát triển mạnh ở TPHCM.
Thứ tư là nhận thức lại về kinh tế biển. Kinh nghiệm quốc tế chỉ ra rằng trong vòng 100km từ bờ biển trở vào là vùng đất có nguồn lực và tài nguyên rất lợi thế để phát triển kinh tế biển. Ở Mỹ, 85% kinh tế Mỹ nằm ở khoảng diện tích 100km từ bờ biển trở vào. TPHCM có chiều dài từ biển là 88km, lâu nay nghĩ kinh tế biển là Cần Giờ nhưng thực tế cả TPHCM nằm trong khu vực kinh tế biển. Như vậy, các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ phải ngồi lại với nhau hoạch định lại phương thức phát triển. Ở Việt Nam, các tỉnh có biển chiếm 40% diện tích, đóng góp hơn 60% GDP.
Vấn đề thứ năm là hợp tác kinh tế vùng. Thành phố lâu nay cũng hợp tác với các địa phương với suy nghĩ là giúp bạn nhưng nhận thức lại: việc hợp tác với địa phương chính là giúp thành phố phát triển. Hiện nay, cứ 5 năm, dân số thành phố có thêm 1 triệu người, nghĩa là cứ 5 năm phải có việc làm cho 1 triệu người, nhà ở, xe máy. Nếu không giúp các địa phương xung quanh phát triển, đặc biệt đô thị hóa ở các tỉnh thì đô thị hóa sẽ dồn vào TPHCM, không cách nào ngăn được quá trình này. "Chúng tôi nhận thức lại rằng, TPHCM đô thị hóa nhưng cũng phải giúp các địa phương đô thị hóa. TPHCM sẽ hợp tác với các tỉnh Tây Nam bộ về du lịch, giao thông... Hợp tác là giúp cho chính mình và để cả nước cùng phát triển", đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nói.
Vấn đề thứ sáu, TPHCM xác định muốn phát triển thì phải dựa vào tri thức, chuyên gia, nguồn vốn nước ngoài. TPHCM đã chọn 15 thành phố tại 15 nước chúng ta có quan hệ tốt để hợp tác chiến lược.
Cuối cùng là văn hóa. Đại hội Đảng sắp tới chúng ta nhấn mạnh về nhân lực. Trong đó, con người là nguồn lực chính cho phát triển kinh tế và con người giỏi thì phải có sức mạnh. Bên cạnh sức khỏe, trí tuệ thì sức mạnh văn hóa hết sức quan trọng, là nơi giữ cho xã hội thăng bằng. "Trong Đại hội Đảng sắp tới, chúng tôi đặt vấn đề văn hóa là hướng phát triển ưu tiên, là tiền đề phát triển kinh tế", đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Cũng theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, TPHCM cam kết, bên cạnh đảm bảo an ninh, TPHCM đảm bảo đóng góp ngân sách. Năm 2019, TPHCM đóng góp hơn 409.000 tỷ đồng cho ngân sách và sắp tới giao bao nhiêu, TPHCM phấn đấu đạt bấy nhiêu. Còn về các mô hình kinh tế mới như kinh tế chia sẻ, kinh tế số, TPHCM đề nghị được thực hiện thí điểm cho cả nước.
HÀ MY
Theo SGGP
Đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ ở xã Yên Lạc Đảng bộ xã Yên Lạc (Như Thanh) hiện có 11 chi bộ trực thuộc, với 169 đảng viên đang sinh hoạt. Đảng ủy xã đã tổ chức quán triệt sâu, rộng Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ" và Hướng dẫn số 09-HD/BTCTW của Ban Tổ chức Trung ương về "Nội dung sinh...