“Được công nhận tài năng, nhiều cán bộ không so kè lương nữa”
“Tôi biết nhiều người làm việc không chỉ vì thu nhập, cơ bản là tài năng, tâm huyết được thừa nhận. Được như vậy, họ sẽ không so kè lương trong hay ngoài nhà nước” – Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói về tính khả thi của Đề án thi tuyển vụ trưởng.
Tham nhũng trong công tác cán bộ đã là một vấn nạn mà hiện chúng ta đang phải tính nhiều biện pháp để phòng chống. Đề án thi tuyển công khai cán bộ thuộc hàng vụ trưởng ở Bộ Tư pháp có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh này, thưa Bộ trưởng?
Nói cho đúng, công tác cán bộ ở ta hiện cũng đã đi vào nề nếp và được thực hiện theo quy hoạch. Quy hoạch thường xuyên được rà soát trên cơ sở đánh giá sát tình hình, để giao việc cho rõ, tồn tại hạn chế cũng phải nêu rõ. Trong rà soát thì cũng đã chuyện đưa người này ra, đưa người kia vào quy hoạch.
Ỏ bộ tôi, việc quy hoach cán bộ được làm nề nếp. Đến nay phần lớn những người được bổ nhiệm cũng đều theo quy hoạch cả.
Tất nhiên công tác nhân sự với công tác quy hoạch cũng khác nhau bởi không phải tất cả 100% nhân sự quy hoạch thì đều được bổ nhiệm. Bất cập là công tác quy hoạch nằm khép kín trong đơn vị hoặc trong ngành mà nhân tài của đất nước luôn rất nhiều.
Cùng với tiến trình xã hội hóa hoạt động tư pháp, lực lượng những người hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng đông, như các luật sư, công chứng viên.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường: “Thi tuyển là cơ hội khắc phục hạn chế của việc quy hoạch cán bộ” (ảnh: Việt Hưng).
Nhân tài đứng ngoài phạm vi đối tượng công chức viên chức đang ngày càng phát triển, nên đề án thí điểm thi tuyển cán bộ quản lý là bước đột phá, thêm một kênh nữa ngoài quy hoạch để lựa chọn người phù hợp về năng lực lẫn phẩm chất, vừa có thực tiễn vừa có năng lực chuyên môn.
Trong môi trường nhà nước, nhiều khi bận rộn vì sự vụ hàng ngày, không được rèn luyện, thiếu am hiểu thực tiễn nên chúng tôi muốn thu hút thêm những người am hiểu nghề, nhất là trong lĩnh vực tư pháp.
Có ý kiến cho rằng thi tuyển chỉ là một bước. Có nhiều yếu tố khác mới phản ánh thực chất năng lực cán bộ, như hiệu quả công việc, sản phẩm đầu ra cụ thể?
Việc thi tuyển mới đang là đề án để thí điểm thôi. Tới đây chúng tôi sẽ xem xét phê duyệt để có thể thực hiện luôn trong năm 2013. Có thể thi tuyển ở một vài vị trí rồi rút kinh nghiệm xong mới triển khai tiếp.
Cũng xin nhắc lại là người trong quy hoạch hay ngoài quy hoạch đều phải thi tuyển. Đây cũng là cơ hội để khắc phục những bất cập hạn chế trong công tác quy hoạch hiện nay.
Nhưng cũng có thể lập luận, tổ chứ thi như vậy, chấm điểm chuyên môn nghiệp vụ cao hơn thì vẫn là dành cơ hội nhiều hơn cho những người trong quy hoạch?
Đương nhiên khi đã là cán bộ trong quy hoạch thì họ đã từng làm việc ở đơn vị, đã từng rèn luyện trong môi trường cụ thể đó, đã có sự cố gắng phấn đấu để trở thành cán bộ quy hoạch thì họ có lợi thế hơn. Song không phải ai cũng tận dụng được lợi thế này. Mà nhiều khi người ở ngoài quy hoạch khi thi tuyển lại cũng có lợi thế khác và họ tận dụng được cơ hội. Cái chính là phải thành lập một hội đồng thi tuyển để sao cho bảo đảm tính công khai, công bằng.
Video đang HOT
Một vấn đề đặt ra về tính khả thi của đề án. Có người đặt câu hỏi, liệu mức lương công chức hiện tại có đủ lôi kéo những người làm việc bên ngoài Bộ tham gia thi tuyển vì họ thường là những người đã có “tên tuổi” trong lĩnh vực tư pháp và mức thu nhập cũng rất cao?
Tôi biết nhiều người làm việc không phải chỉ vì thu nhập mà cơ bản là tài năng, tâm huyết được thừa nhận. Được như vậy thì họ sẽ không so kè giữa lương khu vực trong hay ngoài nhà nước. Và hiện có rất nhiều người trẻ như vậy.
Được biết, việc thi tuyển cán bộ đã được nhiều địa phương thí điểm như Hải Phòng, Đà Nẵng… Có những điểm sáng nào có thể tham khảo, áp dụng cũng như bất cập nào cần tránh khi đề án lần đầu được triển khai ở cấp Bộ, thưa Bộ trưởng?
Chúng tôi đã yêu cầu tham khảo việc triển khai ở các nơi như Đà Nẵng, Hải Phòng. Tôi biết chuyện một người công tác trong Sở Tư pháp Hải Phòng, không thuộc đối tượng quy hoạch nhưng đã được bổ nhiệm Trưởng phòng Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
Vậy là một người không thuộc diện quy hoạch đã được bổ nhiệm. Và năng lực của cô ấy đến giờ được đánh giá rất tốt, là người gác cửa một bộ phận quan trọng trong Sở.
Đà Nẵng cũng có nhiều kinh nghiệm đáng học hỏi.
Cho đến thời điểm này, chúng tôi chỉ đang nhìn thấy các nơi đã thí điểm đều tốt.
Việc thi tuyển cán bộ có xung đột gì với quy trình xem xét bổ nhiệm cán bộ hiện tại không thưa ông?
Không xung đột gì vì chủ trương của Đảng đã quán triệt như vậy rồi, sắp tới còn thi tuyển cạnh tranh cơ mà. Ngay cả Ban tổ chức TƯ cũng đang chủ trì đề án về thi tuyển cạnh tranh lãnh đạo.
Theo ông, giữa thi tuyển cạnh tranh và cách quy hoạch truyền thống lâu nay sẽ bổ khuyết cho nhau thế nào?
Tạo ra một cơ hội để khắc phục những điểm chưa chuẩn trong quy hoạch cán bộ. Vì nhiều khi làm quy hoạch lại chỉ khép kín trong nội bộ cơ quan đơn vị thôi. Thi tuyển sẽ kêu gọi thêm được những người tài.
Ông thấy xu hướng này có nên mở rộng, ví dụ không chỉ dừng ở mức Vụ trưởng mà cả Cục trưởng, Thứ trưởng có thể thi tuyển?
Việc ấy Đảng cũng có chủ trương rồi cho nên ở nhiều nơi cũng sẽ làm. Sau khi đề án của Bộ Tư pháp được phê duyệt, chúng tôi sẽ công khai.
Xin cảm ơn Bộ trưởng!
Theo Dantri
"Phiếu thuận" cho đề xuất siết điều kiện nhập cư Hà Nội
Người muốn nhập cư phải "có biên chế", tạm trú 3 năm, mua được nhà hoặc nhà thuê diện tích tối thiểu 5m2/người... Những điều kiện thắt chặt nhận được sự ủng hộ của cơ quan thẩm tra dự án luật Thủ đô, dù xác định đó chưa phải biện pháp tối ưu.
"Siết" toàn diện để giãn bớt dân nội thành
Bản dự thảo mới nhất của Luật Thủ đô do Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày trước Quốc hội sáng nay (26/10) thể hiện 2 loại ý kiến về vấn đề quản lý dân cư tại Hà Nội.
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường trình Quốc hội luật Thủ đô (ảnh: Việt Hưng).
Loại ý kiến thứ nhất cho rằng để góp phần hạn chế tình trạng quá tải, tăng dân số cơ học ở nội thành, cần áp dụng một số biện pháp hành chính về đăng ký thường trú tại nội thành Hà Nội chặt chẽ hơn so với Luật cư trú hiện hành. Loại ý kiến thứ hai đề nghị không quy định hạn chế nhập cư này vì có thể ảnh hưởng đến quyền tự do cư trú của công dân.
Phân giải việc này, Chính phủ nêu nhận định, để kiểm soát dân cư trong nội thành Hà Nội một cách phù hợp, cần phải áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp, đặc biệt là các giải pháp về kinh tế - xã hội, quy hoạch. Kiểm soát dân cư ở nội thành bằng biện pháp hành chính tuy chưa phải giải pháp tối ưu, nhưng cần thiết để bảo đảm quy mô, mật độ dân cư theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường phân tích, trong những năm gần đây, Hà Nội đang phải chịu áp lực ngày một lớn do tình trạng tăng dân cư quá nhanh, đặc biệt là ở nội thành. Theo số liệu do Công an thành phố Hà Nội cung cấp, kể từ khi Luật cư trú có hiệu lực, mỗi năm trung bình có khoảng 50.000 người đăng ký thường trú vào nội thành (tăng hơn gấp 3 lần so với mức 15.000 người/năm trước đây).
Trên thực tế, điều kiện về cơ sở hạ tầng và khả năng cung ứng dịch vụ công của thành phố như giáo dục, &lrmy tế, giao thông ... không thể đáp ứng kịp với số lượng người nhập cư ngày càng tăng vào nội thành Thủ đô. Trong khi đó, thành phố cũng không có đủ kinh phí để cải thiện cơ sở hạ tầng cũng như tăng khả năng cung ứng dịch vụ công để đáp ứng yêu cầu về biến động dân cư hàng năm lớn như vậy.
Theo đó, cơ quan soạn thảo luật Thủ đô đưa ra 2 phương án quy định việc "siết" điều kiện nhập cư. Phương án 1, người lao động "có biên chế" hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn được đăng ký thường trú ở nội thành với điều kiện kèm theo: có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở. Ngoài ra, thời hạn tạm trú tại chỗ ở đó phải đảm bảo từ đủ 3 năm trở lên.
Phương án 2 "thắt" hơn nữa với điều kiện nhà thuê thì phải bảo đảm diện tích mặt sàn tối thiểu là 5m2/người.
Hà Nội ngày càng đông đúc, chật chội khi mỗi năm có trung bình 50.000 người đăng ký vào nội thành (Ảnh: Việt Hưng)
Theo tính toán của Bộ Tư pháp, nếu áp dụng quy định theo phương án 1, mỗi năm số người đăng ký thường trú vào nội thành Hà Nội sẽ giảm khoảng 28% (tương đương 14.000 người) so với mức hiện nay. Còn theo phương án 2 thì giảm khoảng 38% (tương đương 19.100 người).
Như vậy, so với hiện hành, quy định mới đã loại trừ khả năng cho đăng ký thường trú với người có chỗ ở do mượn hoặc ở nhờ của cá nhân chỗ ở do thuê thì phải thuê của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở tăng thời gian tạm trú từ 1 năm lên 3 năm và bổ sung quy định nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú.
Nêu quan điểm nhận định về vấn đề này, Chủ nhiệm UB Pháp luật Phan Trung Lý cho biết, cơ quan thẩm tra thiên về phương án 1. Việc "siết" điều kiện nhập cư là giải pháp cần thiết nhằm giãn bớt số lượng dân cư thường trú trong nội thành Hà Nội.
Tuy nhiên, ông Lý lưu ý, về lâu dài, cần phải có các giải pháp tổng thể, đồng bộ về kinh tế - xã hội, quy hoạch, như chuyển một số cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, cơ quan, tổ chức ra khỏi nội thành hạn chế việc xây dựng các chung cư cao tầng trong nội thành, xây dựng tuyến đường giao thông thuận lợi kết nối nội thành với ngoại thành và các vùng phụ cận... thì mới có thể giải quyết được tận gốc vấn đề quá tải dân cư của Hà Nội.
Tăng phí để hạn chế phương tiện cá nhân
Đối với đề xuất mức thu phí trong lĩnh vực giao thông vận tải ở nội thành cao hơn nhưng không quá 2 lần quy định để hạn chế phương tiện cá nhân cũng có quan điểm phản bác. Lý do đưa ra là tăng phí chưa phải là giải pháp tối ưu để hạn chế việc sử dụng phương tiện giao thông cá nhân.
UB Pháp luật tán thành với quy định của dự thảo Luật về Biểu tượng của Thủ đô là hình ảnh Khuê Văn Các tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.
Dự thảo luật Thủ đô lần này cũng bổ sung thêm 2 khu vực cần tập trung bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa ở Hà Nội so với dự luật trình khóa trước là khu vực Hồ Hoàn Kiếm và Hồ Trúc Bạch. Ngoài 2 địa điểm này, các khu vực khác được duy trì gồm: Khu vực Ba Đình Di tích Phủ Chủ tịch, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Bảo tàng Hồ Chí Minh Di tích Hoàng Thành Thăng Long Văn Miếu - Quốc Tử Giám các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô Phố cổ, làng cổ, biệt thự cũ.
Bộ trưởng Tư pháp nhận định, quan điểm "chống" hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, trước mắt, khi chưa có đường sắt trên cao, tàu điện ngầm, thì cần tiếp tục có giải pháp để giải quyết vấn nạn ùn tắc. Hơn nữa, việc thu phí cao hơn không vì mục đích thu, mà để giảm ùn tắc trước hết là vào giờ cao điểm.
UB Pháp luật cũng xác định, so với các địa phương khác, Hà Nội có tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh, mật độ dân cư, lưu lượng người tham gia giao thông tăng nhanh trong khi hệ thống kết cấu hạ tầng còn nhiều bất cập. Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra ách tắc, mất trật tự trong giao thông, sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng, cảnh quan đô thị, ô nhiễm môi trường ...
Trong bối cảnh như vậy, cần cho phép Hà Nội quy định mức phí cao hơn trong lĩnh vực giao thông vận tải nhằm góp phần hạn chế số lượng phương tiện tham gia giao thông, đồng thời huy động thêm nguồn lực để đầu tư cho hạ tầng giao thông trên địa bàn Thủ đô, phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng nhằm ngày càng phục vụ tốt hơn cho người tham gia giao thông.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, sự quá tải về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải không chỉ là vấn đề bức xúc của riêng Hà Nội. Các loại phí thuộc thẩm quyền HĐND thành phố quyết định không nhiều, số thu cũng sẽ không lớn so với tổng vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng giao thông. Hơn nữa, mục đích của việc thu phí là để trả cho tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ chứ không phải nhằm mục đích khác. Vì vậy, ý kiến này cũng đề nghị cân nhắc quy định nêu trên.
Về đề xuất cho phép Hà Nội nâng mức phạt tiền do vi phạm hành chính cap gấp 2 lần quy định chung trong 3 lĩnh vực là văn hóa, đất đai, xây dựng, Chính phủ cho là phù hợp.
Cơ quan thẩm tra một lần nữa đồng tình với lập luận, tuy việc áp dụng mức tiền phạt vi phạm hành chính cao hơn chưa phải là biện pháp hữu hiệu nhất để Hà Nội giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay, nhưng xét về vị trí, vai trò và tình hình thực tiễn của Hà Nội thì phải có chế tài xử phạt nghiêm khắc hơn trong 3 lĩnh vực này mới đủ sức răn đe, ngăn ngừa các hành vi vi phạm, bảo đảm trật tự quản lý hành chính ở Thủ đô.
Theo số liệu thống kê, trong lĩnh vực môi trường, trung bình mỗi ngày khu vực nội thành Hà Nội phải "nhận" khoảng 5.000 tấn rác thải sinh hoạt và trên 100.000 m3 rác từ các bệnh viện, nhà máy và làng nghề, trong khi đó mới xử lý được khoảng 70% nước thải sinh hoạt khu vực nội thành chỉ mới xử lý được khoảng 20-30% chỉ có 8/48 bệnh viện có hệ thống xử lý nước thải (chiếm khoảng 16%).
Trong lĩnh vực giao thông, hiện ở Hà Nội có khoảng hơn 300.000 ôtô và gần 4 triệu xe máy, trong khi đó diện tích đường của Hà Nội hiện chỉ đáp ứng được khoảng 40% lượng phương tiện giao thông đăng ký của thành phố, chưa kể lượng ôtô, xe máy từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông hàng ngày tại Thủ đô.
Trong lĩnh vực quản lý dân cư, tính từ thời điểm Nghị quyết của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội và các tỉnh có hiệu lực đến nay, dân số toàn thành phố có khoảng 1.720.400 hộ với 6.489.170 nhân khẩu thường trú. Mật độ trung bình 2.129 người/1km2, gấp 8 lần bình quân cả nước, đồng thời phân bố rất không đồng đều, có sự chênh lệch lớn giữa ngoại thành và nội thành, dân số chủ yếu tập trung và tăng nhanh ở khu vực nội thành.
Theo Dantri
Siết nhập cư vào nội thành Hà Nội Sáng 26.10, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường trình bày tờ trình dự án luật Thủ đô và báo cáo thẩm tra về dự luật này của Ủy ban Pháp luật của QH. Báo cáo thẩm tra của UB Pháp luật tán thành với sự cần thiết ban hành luật Thủ đô đồng tình với quy định...