Được cấp vô tư tiểu liên AK, cả Đông Âu quay lại “chĩa súng” vào Nga
Không chỉ sử dụng, các quốc gia Đông Âu còn chế tạo trên cơ sở súng tiểu liên AK các biến thể cạnh tranh với các mẫu vũ khí của Liên Xô và Nga trên thị trường vũ khí cá nhân TG.
Vào thế kỷ XX, Liên Xô cung cấp một cách vô tư súng tiểu liên AK cho các đồng minh của mình và rất nhiều quốc gia thân thiện khác. Tuy nhiên, cả những quốc gia không phải bằng hữu của Liên Xô như Isarel và Nam Phi cũng sử dụng thoải mái súng tiểu liên Kalashnikov.
Và không chỉ sử dụng, mà họ còn chế tạo trên cơ sở súng AK các biến thể cạnh tranh với các mẫu vũ khí của Liên Xô (Nga ngày nay) trên thị trường vũ khí cá nhân thế giới.
Gần như tất cả các nước thành viên khối Liên Xô cũ đều có những biến thể súng tiểu liên AK của mình. Đông Đức, Hungari, Ba Lan, Rumani từng sản xuất súng AK khác so với nguyên mẫu bằng những thay đổi về thiết kế ngoại hình.
Chỉ riêng người Séc, tự hào về trường phái chế tạo vũ khí của mình và muốn gìn giữ nó, bởi vậy, vào năm 1958, doanh nghiệp nhà nước esk Zbrojovka đã chế tạo súng tiêu liên CZ Sa vz.58 (Samopal vzor 58) với ngoại hình giống AK, nhưng có một cấu trúc hoàn toàn khác (kế thừa từ súng CKC của Liên Xô).
Video đang HOT
Loại súng này được coi là mẫu thành công bởi chất lượng chế tạo cao và được quân đội sử dụng tới tận những năm đầu thế kỷ XXI – năm 2010 công tác chế tạo tiểu liên CZ 805 Bren bắt đầu được tiến hành để thay thể vz.58. Đến thời điểm gần đây, khẩu tiểu liên này vẫn có thể được tìm thấy ở các cửa hàng bán vũ khí tại Nga.
Các binh lính Nga từng đóng quân tại các nước thuộc khối Hiệp ước Warsaw, đặc biệt là Đông Đức, đã nhiều lần đánh giá cao những súng AK biến thể bản địa bởi chất lượng cao. Đặc biệt là độ chính xác, theo đánh giá, có thể vượt trội nhiều lần so với các chỉ số của nguyên mẫu.
Một phần là do những đặc tính của cách thức sản xuất vũ khí của các nước từng là đồng minh của Nga. Các nhà máy của họ không tập trung vào việc cho xuất xưởng hàng triệu sản phẩm vì thế họ chú trọng nhiều hơn tới chất lượng của từng sản phẩm. Yếu tố thứ hai – các loại đạn, cũng theo nguyên lý trên, có chất lượng tốt hơn.
Ngày nay, các nhà sản xuất súng AK của các nước thuộc khối Liên Xô cũ thậm chí còn áp dụng chiến dịch xâm nhập thị trường vũ khí dân sự của Nga.
Vào năm 2013, các loại súng cạc bin Archer bắt đầu được bán tại Nga. Đây là phiên bản dân sự của súng AK Radom do công ty Fabryka Broni của Ba Lan sản xuất. Loại súng này khá tiện lợi và có thiết kế hiện đại.
Nó có độ chính xác cao nhưng mức giá không hề rẻ. Tại cửa hàng, khẩu cạc bin Archer có giá 120 nghìn rúp trong khi khẩu cạc bin “Saiga” của Nga chỉ được bán với giá 21-22 nghìn rúp.
(Theo Soha News)
Mỹ chuyển hàng trăm xe tăng, thiết bị hạng nặng đến gần biên giới Nga.
Hàng trăm xe tăng, xe tải và thiết bị quân sự hạng nặng vừa cập cảng ở Đức trước khi tới Đông Âu, một phần trong sự hiện diện của NATO gần biên giới Nga.
Xe tăng và các thiết bị quân sự hạng nặng Mỹ được đưa tới châu Âu. Ảnh: RT
Tàu hàng Resolve đã cập cảng ở Đức hôm 4/1, trong khi hai tàu khác là Freedom và Endurance có thể tới nơi vào ngày mai, theo Deutsche Welle. Việc dỡ hàng từ tàu bắt đầu vào hôm qua và các thiết bị quân sự hạng nặng sẽ được chuyển đến Ba Lan bằng đường sắt và đường bộ.
Mỹ dự kiến chuyển tổng cộng 87 xe tăng Abrams M1A1, 20 pháo Paladin và 136 xe chiến đấu Bradley tới Đông Âu, theo Reuters. 4.000 lính Mỹ cũng được thông báo sẽ đóng quân luân phiên ở Ba Lan, các nước vùng Baltic, Bulgaria và Romania.
Binh lính Ba Lan và Mỹ sẽ tổ chức tập trận vào cuối tháng này mà theo NATO là nhằm trấn an các đồng minh châu Âu khi đối mặt với "hành vi xâm lược" của Nga.
Lữ đoàn Không quân chiến đấu số 10 với 50 trực thăng Black Hawk, 10 trực thăng CH-47 cùng 1.800 người và một tiểu đoàn không quân riêng biệt với 400 lính và 24 trực thăng Apache cũng được thiết lập để triển khai ở Đông Âu.
Ba Lan và các nước vùng Baltic đều có biên giới giáp với lãnh thổ Nga. Đồ họa: BBC
Nga đã phản ứng trước động thái trên của NATO bằng cách đưa các vũ khí hiện đại nhất tới biên giới phía tây, bao gồm vùng Kaliningrad và tổ chức tập trận quy mô lớn.
Mỹ tăng tốc triển khai binh lính ở Đông Âu sau khi Donald Trump thắng cử. Nhà tài phiệt New York, người sẽ nhậm chức tổng thống Mỹ hôm 20/1, kêu gọi cải thiện quan hệ với Nga và tỏ thái độ hoài nghi với NATO. Trump cho rằng các nước châu Âu cần đóng góp nhiều hơn nữa vào ngân sách của NATO nếu muốn tiếp tục dựa vào sự bảo vệ của Mỹ.
Văn Việt
Theo VNE
Nga đủ sức bắn rụng Tomahawk chỉ với hệ thống Pantsir-S1 Theo Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Soigu, Moskva đã vô hiệu hóa mối đe dọa từ các tên lửa hành trình Tomahawk Mỹ đặt tại Đông Âu. Thông tin này được người đứng đầu quân đội Nga Sergei Soigu nói với Tổng thống Vladimir Putin trong cuộc họp của Bộ Quốc phòng nước này hôm 22/12. Ông Soigu nhấn mạnh Tổng thống...