Được “cầm tay, chỉ việc”, người dân sử dụng vốn vay hiệu quả
Từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng nghìn hộ đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Bố Trạch (Quảng Bình) có điều kiện đầu tư nuôi trâu bò, cho con cái ăn học đàng hoàng.
Gian nan “cõng” lên bản người A Rem
Trước đây, đường vào bản A Rem phương tiện đi lại rất khó khăn. Từ động Phong Nha lên bản A Rem chỉ khoảng 39km nhưng ô tô cũng phải “bò” mất nửa ngày. Người A Rem còn khá nhiều quan niệm lạc hậu. Dù ngày ấy nhiều lần đi về tay trắng, song cán bộ tín dụng không ngừng phối hợp cùng cấp ủy, chính quyền địa phương vận động bà con đổi mới nếp nghĩ, cách làm, vay vốn sản xuất.
Được vốn ưu tín dụng ưu đãi, gia đình anh Đinh Cất (người A Rem) đã đầu tư chăn nuôi bò hiệu quả. Ảnh: N.N
Ông Nguyễn Chí Sỹ – Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch cho biết: “Chúng tôi thường xuyên theo sát người dân để “cầm tay chỉ việc”, nói cho dân hiểu và làm theo. Từ đó, người dân sẽ tích lũy được vốn kiến thức để phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. So với thời điểm 2003, số hộ của bản đã tăng gần gấp đôi với 97 hộ, có 91 hộ đồng bào dân tộc. Nguồn vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đã đến với 62 hộ gia đình nơi đây.
Điển hình như gia anh Đinh Cất cũng từ nhờ vay 4,5 triệu đồng chương trình Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để chăn nuôi năm 2004, đến nay, đã có một gia tài với 7 bò, đàn dê 15 con. Hay hộ ông Đinh Rầu vay 5 triệu đồng chương trình Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn để chăn nuôi bò, lợn, nay đã thoát nghèo, trở thành hộ khá của bản… Hiện gia đình ông nuôi 10 con bò, 10 con lợn, ngoài ra ông còn nuôi thêm ngỗng…
Video đang HOT
Với 15 chương trình tín dụng đang triển khai, đến nay đã có trên 79.537 lượt hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch được vay vốn. Trong đó, có 41.029 lượt hộ lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được vay vốn, 10.970 học sinh, sinh viên có điều kiện theo học tại các trường đại học, cao đẳng trung học chuyên nghiệp…
Gần 80.000 lượt hộ được vay vốn ưu đãi
Nhìn lại hành trình 15 năm, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Trần Quang Vũ khẳng định Ngân hàng CSXH đã góp phần cùng huyện thực hiện chủ trương giảm nghèo, tạo việc làm, cải thiện cuộc sống cho tầng lớp nhân dân có thu nhập thấp, bộ phận dân cư ở các vùng miền khó khăn, vùng sâu, vùng 1vxa. Từ việc sử dụng hiệu quả vốn vay Ngân hàng CSXH đã góp phần đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện giảm từ 24,0% năm 2005 xuống còn 9,85% năm 2016 theo chuẩn mới và cơ bản không còn hộ đói, không còn hộ ở nhà tạm. Đến cuối năm 2016, thu nhập bình quân đầu người đạt 31,1 triệu đồng, tăng gấp 10 so với năm 2002.
Với phương châm tranh thủ tối đa nguồn vốn từ trung ương, tích cực huy động vốn từ ngân sách địa phương, huy động vốn từ Tổ tiết kiệm và vay vốn và tiết kiệm từ dân cư, sau 15 năm hoạt động, đến nay, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Bố Trạch đang quản lý tổng dư nợ: 431,341 tỷ đồng, tăng so với năm 2002 là 399,719 tỷ đồng, nợ quá hạn và nợ khoanh là 639 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,15%/ tổng dư nợ. Đến nay đã có trên 79.537 lượt hộ gia đình trên địa bàn huyện Bố Trạch được vay vốn.
Theo Danviet
Giấc mơ "vàng trắng"... trắng tay sau siêu bão!
Tích góp bao nhiêu năm cộng với tiền vay mượn ngân hàng để dồn toàn lực vào rẫy cao su với hy vọng sớm thoát nghèo, có tiền nuôi con cái ăn học, nhưng nào ngờ chỉ trong chốc lát, bão đã cuốn phăng đi tất cả. Bão đi qua, rất nhiều hộ dân trồng cây cao su ở Quảng Bình đang rơi vào tình cảnh trắng tay!
Bão số 10 và nỗi đau của người trồng cao su
Sau trận bão Doksuri, PV Dân trí đã có mặt tại thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, Quảng Bình nơi được mệnh danh là "thủ phủ vàng trắng" (cây cao su) và buốt lòng khi tận mắt chứng kiến khung cảnh tan hoang thật khủng khiếp.
Bão đã tàn phá hàng chục ngàn héc ta cây cao su gãy đổ ngổn ngang. Số cây cao su bị tàn phá hầu hết đang ở độ tuổi mới khai thác.
Bần thần giữa rẫy cao su đổ rạp, ông Nguyễn Phi Đài, xóm 5, tổ dân phố Quyết Tiến, thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, xót xa: "Rứa là mất hết rồi chú ơi! Bao nhiêu năm vất vả chăm bón, giờ đến tuổi thu hoạch thì bão vào tàn phá khiến cả vườn gãy đổ gần hết. Số cây bị gãy thì coi như vứt, còn số cây đổ rạp giờ mà thuê máy, người dựng lên cũng hết rất nhiều tiền của".
Khoảng 6.000ha cây cao su đã bị hư hỏng do bão số 10
Nói rồi ông Đài ôm cây cao su còn ứa nhựa thở dài: "Nuôi hai đứa con ăn học cũng nhờ vào vườn cao su ni cả, giờ nó gãy đổ hết rồi. Rồi đây, vợ chồng tui không biết kiếm tiền mô để nuôi con cái ăn học nữa, rồi còn cả tiền lo việc vàn cho chúng nó nữa".
Rời rẩy cao su của gia đình ông Đài, chúng tôi ngược theo đường Hồ Chí Minh nhanh Đông, và càng xót xa khi đi đến đâu, trước mắt chúng tôi đều là cảnh tượng những rẩy cao su bạt ngàn, nằm bật gốc chỏng chơ, gãy đổ ngổn ngang.
Đứng bên vườn cao su đổ rạp, tay cầm chiếc bát cạo mũ hàng ngày, chị Trần Thị Ánh Ngọc, tổ dân phố Quyết Tiến, thị trấn Nông trường Việt Trung cho biết, sự tàn phá khủng khiếp của bão số 10 đã khiến 90% trong tổng số hơn 1.400 cây cao su đang trong độ tuổi mới thu hoạch của gia đình chị bị gãy đổ.
Ông Nguyễn Phi Đài thẫn thờ bên những cây cao su đổ gãy. Bao vốn liếng, công sức của vợ chồng ông đã bị bão cướp đi
"Sau khi cưới nhau, hai vợ chồng gom góp được răng nấy, cộng thêm số tiền vay mượn ngân hàng rồi đổ dồn vào đầu tư trồng cao su. Cuộc sống của gia đình và việc học hành của hai đứa con mấy năm ni đều nhờ vô nó cả. Còn giờ thì coi như mất trắng rồi! Mong là Nhà nước, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành sớm có biện pháp giúp đỡ để những hộ dân trồng cao su như chúng tôi sớm vượt qua khó khăn sao bão", chị Ngọc bày tỏ mong muốn.
Sự tàn phá khủng khiếp của bão số 10 đã khiến 90% trong tổng số 1.400 cây cao su của gia đình chị Trần Thị Ánh Ngọc bị gãy đổ.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Quang Vũ, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch cho biết, thiệt hại mà bão số 10 gây ra cho huyện nhà là rất lớn, lên đến hàng ngàn tỷ đồng. Đặc biệt, có khoảng 70% cây cao su đang trong quá trình khai thác bị thiệt hại với diện tích khoảng hơn 6.000 ha.
Đặng Tài - Tiến Thành
Theo Dantri
Mùa giữ lúa trời của người A Rem Cây lúa rẫy trồng trên sườn đồi, không tưới tắm hay bón phân nhưng vẫn trĩu hạt, cung cấp nguồn lương thực chính cho người A Rem. Sau 25 năm từ giã núi rừng, sống tập trung, người A Rem đã biết lao động, trỉa lúa, trồng ngô. Ông Nguyễn Chí Sỹ, Bí thư Đảng ủy xã Tân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình)...