Được bạn tặng khỉ quý hiếm, người đàn ông giao nộp để bảo tồn
Được một người bạn tặng một cá thể Khỉ mặt đỏ quý hiếm, người đàn ông không để nuôi nhốt làm cảnh hay giết thịt mà tự nguyện giao nộp cho các cơ quan chức năng để bảo tồn.
Ngày 22-6, Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật VQG Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình) cho biết đơn vị này vừa tiếp nhận 1 cá thể khỉ mặt đỏ từ Công an Phường Nam Lý (TP Đồng Hới) để tiến hành chăm sóc, cứu hộ.
Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể Khỉ mặt đỏ có biểu hiện mất tập tính hoang dã – ảnh VQG Phong Nha – Kẻ Bàng cung cấp
Theo thông tin cung cấp, cá thể Khỉ mặt đỏ có trọng lượng 4kg được ông Lê Đức Phúc, trú tại Tổ dân phố 5 (phường Nam Lý, TP Đồng Hới) giao nộp cho Công an Phường Nam Lý.
Video đang HOT
Theo tường trình của ông Phúc , vào ngày 18-6, ông được một người bạn tặng cho cá thể khỉ này để nuôi làm cảnh. Tuy nhiên, được sự tuyên truyền, vận động của các cán bộ công an phường Nam Lý, ông Phúc đã tự nguyện giao nộp cá thể này để thả về môi trường tự nhiên. Tại thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ mặt đỏ có biểu hiện mất tập tính hoang dã.
Công an phường Nam Lý bàn giao Khỉ mặt đỏ cho các cơ quan chức năng để bảo tồn
Khỉ mặt đỏ có tên khoa học là Macaca arctoides là loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thuộc nhóm IIB theo quy định tại Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Chính phủ quy định về Quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Hiện tại các bác sĩ thú y của Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và Phát triển sinh vật đang chăm sóc, cứu hộ để thả về môi trường tự nhiên khi đủ điều kiện./.
Theo M. Tuấn (Người lao động)
Thả khỉ mặt đỏ quý hiếm về rừng
Ông Đào Xuân thủy - Phó Giám đốc Vườn quốc gia Chư Mom Ray (huyện Sa Thầy, Kon Tum) cho biết, đơn vị vừa thả thành công cá thể khỉ mặt đỏ quý hiếm về rừng.
Trước đó, vào khoảng cuối tháng 9, ông Nguyễn Văn Nam (TP Kon Tum) đã mang 1 cá thể khỉ mặt đỏ, thuộc nhóm IIB, là loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm đến Hạt Kiểm lâm TP Kon Tum giao nộp.
Đặc điểm nhận dạng của cá thể khỉ này là 2 má đỏ, nặng 9km. Vào thời điểm tiếp nhận, cá thể khỉ này không bị thương, nhưng sức khỏe chưa đảm bảo, do cách chăm sóc chưa tốt. Vì vậy, sau đó Hạt Kiểm lâm TP Kon Tum đã bàn giao cá thể khỉ cho Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
Cá thể khỉ được thả về rừng
Sau khi tiếp nhận cá thể khỉ mặt đỏ, Trung tâm đã cử cán bộ chuyên môn trực tiếp chăm sóc, theo dõi.
Đến chiều ngày 7/10, khi sức khỏe của khỉ mặt đã đã tiến triển rất nhiều, trung tâm đã phóng thích khỉ mặt đỏ về rừng.
Tuệ Mẫn
Theo Dantri
Hang Con Moong được công nhận di tích quốc gia đặc biệt Mang nhiều giá trị nổi bật về khảo cổ học và du lịch, di chỉ hang Con Moong (Thanh Hóa) được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Ngày 23/11, tỉnh Thanh Hóa tổ chức lễ đón Bằng di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong và các di tích phụ cận. Bên trong lòng hang Con Moong. Ảnh: Lê...