Đừng yêu môi trường kiểu phong trào
Phong trào yêu cá, yêu biển xanh lên cao “ngút ngàn” khi hàng loạt các “anh hùng bàn phím” kêu gào đòi biển xanh, cá sạch. Thế nhưng thực tế thật đáng buồn.
Những ngày nay, hình ảnh buồn nhất ở các bờ biển Việt Nam là rác thải – sản phẩm của những du khách thiếu ý thức. Những bờ biển như Đồ Sơn (Hải Phòng), Quất Lâm (Nam Định), Vũng Tàu, Ngư Lộc (Thanh Hóa) đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách đến du lịch và tận hưởng những ngày nghỉ cùng gia đình và bè bạn.
Điều đáng buồn là sau những cuộc vui ấy, hình ảnh biển xanh, cát trắng thanh bình bị thay thể bởi rác, ngập rác. Trên bờ, rác thải phủ kín cả bãi cát, dưới nước hàng nghìn người vẫn ngụp lặn trong dòng nước đục ngầu với vô vàn chai lọ, bèo già và cả tá vật dụng không tên dập dềnh theo con sóng.
Câu chuyện phố phường hay bờ biển ngập rác không còn mới. Cũng đã có nhiều nhóm bạn trẻ tổ chức những câu lạc bộ (CLB) tình nguyện để làm những việc rất nhỏ là dọn rác. Những CLB này đã tác động phần nào đến ý thức của người dân. Thế nhưng, chuyện xả rác vẫn cứ tiếp diễn hết lễ hội này đến kỳ nghỉ khác.
Tưởng chừng như ý thức cộng đồng sẽ được nâng cao sau vụ cá chết ở Miền Trung. Phong trào yêu cá, yêu biển xanh thanh bình lên cao “ngút ngàn” khi hàng loạt các “anh hùng bàn phím” kêu gào đòi biển xanh, cá sạch. Những logo, áp phích, những trò tự phát, bài hát về chọn cá được rất nhiều cá nhân kêu gọi hành động. Thế nhưng sau những phong trào ấy, rác bờ biển vẫn ùn ùn tỉ lệ thuận với số du khách và tỉ lệ nghịch với ý thức của những người xả rác.
Cũng là câu chuyện cá chết nhưng cá chết ở hồ Tây, một trong số ít những hồ tự nhiên có diện tích lớn nhất cả nước có chức năng làm hồ điều hòa cho người dân thủ đô. Hàng tháng vẫn có những người thiện tâm phóng sinh xuống đây nhưng cũng có từng ấy, thậm chí nhiều hơn những người vô tư xả rác. Khi cá chết trắng dạt vào ven hồ, người ta vẫn vô tư xả rác và coi đó như không phải chuyện của mình.
Video đang HOT
Yêu nhau như thế bằng mười hại nhau. Ảnh minh họa: Internet.
Ai cũng muốn có một môi trường sạch, không có rác, thế nhưng hành động nhỏ của họ là thu gom rác, để đúng nơi quy định sao không mấy người làm được. Ai cũng biết rằng vứt rác bừa bãi là hành vi thiếu lịch sự, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và cần được loại bỏ. Thế nhưng, không phải ai cũng kịp nghĩ đến những điều “cỏn con” ấy mỗi khi tiện tay vứt rác ra đường. Lúc đó họ chỉ nghĩ đến việc làm sao thoát khỏi thứ hết tác dụng mà họ đang cầm trên tay. Còn việc sau đó là không cần biết.
Hành động này cứ thế kéo dài nhiều năm liền và ngày nay nó đã thành vấn nạn. Pháp luật có những khung hình phạt để tạo sự răn đe và những câu lạc bộ tình nguyện cũng có những tác động nhất định khi dư luận lên tiếng. Vậy mà việc xả rác vẫn cứ diễn ra một cách vô cùng… tự nhiên.
Vứt rác là thói quen rất xấu, nó là một tệ nạn. Thế nhưng để dẹp bỏ e vẫn là một câu chuyện dài khi vấn đề này thuộc về trình độ văn hóa, ý thức của người dân. Nếu toàn xã hội chung tay bảo vệ môi trường, chỉ cần ai đó tiện tay vứt rác là bị mọi người kì thị, ghét bỏ thì khi ấy đường phố, bờ biển mới trở nên sạch sẽ trong mắt du khách và bạn bè quốc tế. Yêu môi trường không chỉ là kêu gào những thứ trên trời, chọn cá, yêu biển xanh là tốt nhưng nên yêu từ cái nhỏ thôi. Hãy để rác đúng nơi quy định, việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn.
Trần Phương
Theo_Người Đưa Tin
Du lịch Hà Nội chia sẻ khó khăn với miền Trung
Sáng 4-5, Sở Du lịch Hà Nội cùng đại diện hiệp hội, doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực du lịch đã tổ chức hội thảo để đưa ra giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn cho thị trường miền Trung sau sự cố môi trường xảy ra trong thời gian vừa qua.
Các bãi biển miền Trung luôn là điểm đến hấp dẫn với du khách
Kịp thời tư vấn cho khách hàng
Sự cố về môi trường xảy ra tại các tỉnh miền Trung vào cuối tháng 4 vừa qua đã tác động không nhỏ đến hoạt động du lịch tại đây. Để chia sẻ khó khăn với các tỉnh miền Trung, sáng 4-5, Sở Du lịch Hà Nội cùng đại diện Hiệp hội Du lịch Hà Nội, các doanh nghiệp lữ hành, vận tải trên địa bàn đã tổ chức gặp gỡ để tìm giải pháp khắc phục thiệt hại du lịch do môi trường gây ra.
Tại hội thảo, nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ thực trạng cũng như kinh nghiệm trong việc ứng phó và giải quyết những thắc mắc, nghi vấn của du khách đối với sự cố về môi trường xảy ra tại một số tỉnh Bắc Trung bộ như Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình... Bà Dương Thanh Hằng, Giám đốc Sun Smile Travel, một trong những doanh nghiệp du lịch chuyên tổ chức tour cho khách Nga cho biết: "Ngay khi xảy ra vụ việc cá chết ở bờ biển miền Trung, doanh nghiệp đã chủ động gọi cho những đoàn khách có lịch trình tại khu vực bị ảnh hưởng để nắm bắt được suy nghĩ của họ chứ không đợi để khách liên lạc với chúng tôi. Lo lắng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, sau khi được thông tin tình hình, nhiều du khách đã gửi lời cảm ơn và an tâm tiếp tục hành trình".
Ông Nguyễn Tuấn Anh, Giám đốc Công ty TNHH Lữ hành và Dịch vụ quốc tế Ánh Dương chia sẻ: "Trong bất cứ trường hợp nào, trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo an toàn cho du khách luôn thuộc về đơn vị tổ chức tour". Đại diện của Công ty Ánh Dương cũng khẳng định, ngay khi xảy ra vụ việc, công ty cũng đã kịp thời thông tin, đồng thời tư vấn cho khách hàng trong việc lựa chọn địa điểm khi đi du lịch. Bởi vậy, số trường hợp hủy tour không lớn.
Tổ chức tour kích cầu miền Trung
Sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung đã làm gián đoạn hoạt động của các công ty du lịch, cũng như tâm lý của du khách. Với vị trí là những người làm du lịch có kinh nghiệm, đại diện các công ty lữ hành đã có những kiến nghị, góp ý và giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn trước mắt.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Transviet Travel nhận định: "Khách Việt Nam khá thận trọng với những thông tin "nhạy cảm", không chỉ đối với tình hình trong nước mà ở cả nước ngoài. Chẳng hạn một số vụ việc như khủng bố ở Thái Lan, bom nổ ở Bỉ hay Pháp... đã xảy ra trước đây. Tôi cho rằng chúng ta nên học tập Hàn Quốc trong việc xử lý khủng hoảng. Khi bùng nổ dịch Mers, Hàn Quốc đã kịp thời đưa các đoàn khảo sát, báo chí quốc tế đến các địa điểm du lịch của nước họ, thường xuyên cập nhật lên mạng Internet và khẳng định điểm đến này là an toàn. Nhờ đó du lịch Hàn Quốc đã phục hồi nhanh chóng".
Cũng tại cuộc họp, nhiều doanh nghiệp du lịch đã đề nghị, các cơ quan chức năng nên tổ chức kiểm tra và cấp chứng nhận cho các khách sạn, nhà hàng kinh doanh hải sản đạt chuẩn để du khách có thể thoải mái và yên tâm ăn uống, nghỉ ngơi khi đi du lịch.
Đánh giá cao sự ứng xử của các doanh nghiệp du lịch tại Hà Nội, ông Đỗ Đình Hồng, Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội khẳng định, Hà Nội với vị thế là Thủ đô cả nước, luôn ủng hộ, sát cánh và chia sẻ khó khăn với các tỉnh miền Trung sau sự cố môi trường vừa qua. Sở Du lịch Hà Nội cũng sẽ tiếp thu ý kiến của doanh nghiệp để hoàn chỉnh báo cáo gửi lên Tổng cục Du lịch, đồng thời có kiến nghị gửi cho Sở VH-TT&DL các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế vào cuộc nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch miền Trung, tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại.
Ông Đỗ Đình Hồng cũng đề nghị các doanh nghiệp đưa ra những gói du lịch kích cầu tới thị trường miền Trung, đồng thời cho biết sẽ sớm tổ chức các đoàn khảo sát đến khu vực miền Trung để nắm bắt thông tin cũng như thúc đẩy, xây dựng các tour du lịch đến khu vực này.
Theo_An ninh thủ đô
Cắm trại, xả rác ngập công viên lớn nhất Hà Nội Vài năm nay, Công viên Yên Sở (Hoàng Mai - Hà Nội) trở thành điểm đến vui chơi của người dân Thủ đô vào dịp cuối tuần, kỳ nghỉ lễ. Không ít người sau khi cắm trại, nghỉ xả hơi đồng thời cũng xả rác bừa bãi khắp công viên. Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 4 ngày, không...