Dụng ý đằng sau chiếc áo gió ưa thích của ông Tập Cận Bình
Chiếc áo gió màu xanh hải quân, có khóa kéo luôn đồng hành cùng ông Tập trong mọi chuyến đi, không khác nào vệ sĩ riêng.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình mặc chiếc áo gió quen thuộc khi đến thăm một vùng nông thôn. Người nông dân ngồi bên cạnh ông cũng mặc chiếc áo tương tự. Ảnh: Xinhua
Cố chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông thường xuất hiện với chiếc áo khoác kiểu nhà binh, cổ kín. Tiếp sau đó, ông Đặng Tiểu Bình cũng thường xuất hiện với chiếc áo khoác giống của ông Mao, trong khi các lãnh đạo Trung Quốc sau này lại chọn Âu phục.
Khi ông Tập lên lãnh đạo, chiếc áo gió là trang phục được ông ưa thích trong các chuyến công cán. Trong một chuyến công tác hồi tháng 4 tới vùng nông thôn, ông Tập đã mặc chiếc áo này trong lúc được dân làng chào đón. Một trong những người dân còn mặc chiếc áo giống của ông Tập.
Không chỉ có vậy, tại những sự kiện mang tính nghi thức hơn, ông Tập cũng xuất hiện với chiếc áo gió này, gần đây nhất vào giữa tháng trước, tại một buổi diễn thuyết ở Bắc Kinh về vai trò của triết học và khoa học xã hội.
Mặc dù ông Tập chưa khi nào công khai bàn luận về lựa chọn trang phục của mình, chiếc áo gió đã trở thành trang phục biểu tượng cho sự lãnh đạo của ông. Theo NYTimes, dáng vẻ “người của nhân dân” mà chiếc áo mang lại, cùng với một chiến dịch truyền thông gọi ông là “cha Tập”, đang giúp hình ảnh của ông Tập trở nên mềm mại hơn, làm dịu đi hình ảnh lãnh đạo cứng rắn của nhà lãnh đạo này.
Vẻ bình dị, không xa hoa của chiếc áo cũng phù hợp với một nhà lãnh đạo đang phát động chiến dịch chống tham nhũng và lãng phí trong quan chức. Và cũng giống như hầu hết những thứ gắn với ông Tập, như thói quen ăn uống, cách nói chuyện hay vị phu nhân nổi danh, chiếc áo gió của ông Tập được truyền thông Trung Quốc tung hô như bằng chứng về sự thông thái chính trị.
Xinhua đăng một bài báo nói rằng chiếc áo đã toát lên một phần khí chất của “Ngài Làm việc Hiệu quả”.
“Không cần là ủi, gọn gàng, chống bám bụi, và phổ dụng”, bài báo bình luận. “Chính điều đó đã khiến chiếc áo khoác trở thành trang phục không chính thức yêu thích của giới quan chức Trung Quốc”.
Quả thực, và có lẽ cũng không có gì đáng ngạc nhiên ở một chính phủ mà lãnh đạo luôn đòi hỏi sự đồng nhất từ trên xuống, nhiều cộng sự và cấp dưới của ông Tập cũng chọn loại áo này. Tại một sự kiện trồng cây hồi năm ngoái, hầu như toàn bộ quan chức cấp cao của Trung Quốc có mặt đều mặc cùng loại áo khoác.
Hồi tháng hai, khi ông Tập tới thăm các cơ quan tin tức của đảng và Nhà nước, ông Tập cùng các tùy tùng đã xuất hiện tại đài truyền hình trung ương Trung Quốc với cùng loại áo khoác. Những bức ảnh chính thức được đăng tải sau đó cho thấy ông Tập ngồi tại bàn của phát thanh viên với toàn bộ quan chức tháp tùng có chung diện mạo, ngoại trừ hai phát thanh viên ăn vận bảnh bao hơn.
Video đang HOT
Các quan chức tháp tùng ông Tập cũng mặc áo giống ông trong chuyến thăm đài truyền hình trung ương Trung Quốc. Ảnh: haiwainet.cn
Bình dị, thực dụng và cho thấy quyết tâm tránh xa sự kiểu cách, xa hoa, chiếc áo khoác chính là công dụ giúp nhà lãnh đạo Trung Quốc truyền đi thông điệp dân túy và con người của hành động.
“Chiếc áo đủ tạo ra sự khác biệt so với bộ áo khoác của Mao Trạch Đông nhưng vẫn toát lên tinh thần của bộ trang phục đó: thanh đạm, thực dụng, gần với nhân dân”, bà Louise Edwards, giáo sư Đại học New South Wales tại Australia nhận định. “Ông ấy mặc chiếc áo gió khi muốn chứng tỏ mình là con người của công việc”.
Theo nhà nghiên cứu về ý nghĩa biểu tượng chính trị trong các trang phục của Trung Quốc này, chiếc áo gió mang thông điệp: “Điều hành đất nước là công việc của tôi, tôi làm việc đó một cách chăm chỉ”.
Ông Tập không phải nhà lãnh đạo đầu tiên của Trung Quốc chọn áo gió làm trang phục cho những chuyến đi gặp gỡ người dân. Người tiền nhiệm của ông, cựu chủ tịch Hồ Cẩm Đào, cũng rất thường xuyên mặc loại áo này.
“Nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc thích loại áo khoác đó, bởi nó đa năng và tiện dụng”, Ta Kung Pao, một tờ báo Hong Kong thân đảng Cộng sản Trung Quốc viết trong một bài báo năm 2014. “Chiếc áo khoác trông toát lên sự mạnh mẽ”.
Dù nhiều người nỗ lực tìm kiếm, họ vẫn chưa thể tìm ra thương hiệu áo gió ông Tập mặc. Tại Bắc Kinh, những chiếc áo gió màu xanh hải quân có khóa kéo có mức giá rất đa dạng, từ 70 USD tới khoảng 700 USD.
“Ở quê tôi, giá của nó rẻ hơn nhiều”, Li Chuande, một người đã về hưu đến từ tỉnh Hồ Bắc cho biết. “Ông Tập Cận Bình đang cho thấy ông ấy cũng giống như những người dân thường chúng tôi. Bạn có thể mặc chiếc áo này ở bất kỳ đâu cũng ổn cả”, ông Li nói trong lúc đang mặc trên người chiếc áo gió có khóa kéo giống của ông Tập.
Ngay cả những đôi giày mà ông Tập đi cũng được thiết kế để cho thấy mình là con người của công việc, và không có thời gian cho sự xao lãng, Deborah M. Lehr, nhà nghiên cứu tại Viện Paulson, Chicago, Mỹ nhận xét.
“ Chủ tịch Tập Cận Bình trong các cuộc họp chính thức luôn mặc một chiếc áo khoác đen, nhìn chung không có gì đặc biệt, cùng áo sơ mi trắng, cà vạt sáng màu và ống quần thường được kéo lên cao hơn những người khác”, nhà nghiên cứu này cho biết. “Đó là những bộ đồ đẹp nhưng không quá bảnh, và thực dụng giống như những đôi giày có dây giả”.
Hoàng Nguyên
Theo VNE
Kinh tế lao dốc, ông Tập Cận Bình sẽ loại bỏ Thủ tướng Lý Khắc Cường?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình muốn thay Thủ tướng Lý Khắc Cường vì hai ông bất đồng về cuộc cải cách kinh tế, theo tờ Guardian ngày 26.5.
Có tin ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường đang "bằng mặt không bằng lòng" về cải cách kinh tế. REUTERS
Tờ báo Anh nêu có hai bài viết đăng trên Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - ngày 9 và 10.5 hàm ý ông Tập không hài lòng với các chủ trương cải cách kinh tế của ông Lý.
Bài viết 6.000 chữ đăng trang nhất sáng 9.5 có tựa: "Phân tích phương hướng kinh tế căn cứ tình hình quý đầu năm: người am hiểu trong cuộc nói về tình trạng kinh tế Trung Quốc", mang nội dung cảnh báo cuộc chạy đua ráo riết vì mục đích tăng trưởng kinh tế dẫn đến mắc nợ nặng, có thể đẩy Trung Quốc vào tình trạng bất ổn tài chính, thậm chí "nuốt" hết tiền gửi tiết kiệm của dân.
Như để nhấn mạnh sự cảnh báo, 24 giờ sau, bài viết thứ hai là xã luận của ông Tập Cận Bình, trong đó ông trình bày cái nhìn về nền kinh tế Trung Quốc cùng chương trình tái cơ cấu.
Các bài viết này càng làm tăng sự đồn đoán về một sự phân hóa chính trị ở cấp cao nhất giữa ông Tập với vị Thủ tướng phụ trách mảng kinh tế.
Nhà bình luận Harada Issaku của Nikkei nói với báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP, Hồng Kông): "Cuộc phỏng vấn của Nhân dân nhật báo... không chỉ phơi bày rạn nứt sâu sắc giữa ông Tập với ông Lý mà còn cho thấy cuộc đấu đá quyền lực đang gay gắt hơn, đến độ vị chủ tịch phải nhờ đến giới truyền thông để thúc đẩy chủ trương của ông. Sự phân hóa rõ rệt đã nổi lên ở cấp lãnh đạo Trung Quốc".
Issaku còn nêu hai ông Tập và Lý "khóa sừng" nhau trong việc ưu tiên ổn định kinh tế hay là tái cơ cấu kinh tế.
Nhà báo chính trị Vương Hướng Vỹ viết trên SCMP: "Nói chung, hai bài báo cho thấy ông Tập quyết ngồi sau tay lái để lèo lái nền kinh tế Trung Quốc vào lúc đang có sự tranh cãi quyết liệt trong giới lãnh đạo về phương hướng tổng thể của nền kinh tế".
Họ Vương mô tả cuộc phỏng vấn đăng trang nhất Nhân dân nhật báo ngày 9.5 là "một sự bác bỏ" những nỗ lực của Thủ tướng Lý Khắc Cường nhằm vực dậy sức tăng trưởng kinh tế bằng cách quay qua vay nợ ngân hàng.
Nhờ vay được số tiền kỷ lục 4,6 ngàn tỉ nhân dân tệ (477, 3 tỉ bảng Anh), nền kinh tế Trung Quốc ổn định trong quý 1.2016. Nhưng nó dẫn đến thắc mắc về quyết tâm tái cơ cấu của Bắc Kinh.
Theo Guardian, các nhà quan sát Trung Quốc "cảm thấy bị lừa" về sự bí mật trong cuộc tranh luận về việc hoạch định chính sách ở cấp cao nhất, lại được phơi bày trên các trang báo của Nhân dân nhật báo.
Một số nhà quan sát cho rằng các bài báo trên là dấu hiệu tan vỡ trong quan hệ giữa ông Tập với ông Lý, đồng thời dự báo có thể qua năm 2017, ông Vương Kỳ Sơn - người phụ trách cuộc chống tham nhũng "đả hổ diệt ruồi" - sẽ thay ông Lý làm Thủ tướng.
Để dẫn chứng, họ nêu rõ sự nghi ngờ rằng bài viết thứ nhất trên Nhân dân nhật báo là của Lưu Hạc, một nhà kinh tế từng học Harvard và là bạn học của ông Tập vào những năm 1960. Hiện Lưu Hạc là một trong những cố vấn thân cận nhất của ông Tập.
Công nhân trong một nhà máy thép cán cuộn ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. AFP
Bill Bishop của trang tin Sinocism (chuyên về kinh tế - chính trị Trung Quốc) nói thêm rằng kịch bản có thể xảy ra là Thủ tướng Lý sẽ thôi phụ trách mảng kinh tế, nhân Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19 trong năm tới. Người thay ông Lý là ông Vương, vì ông Tập đang nỗ lực tiến hành cấp bách cuộc cải tổ kinh tế vốn đau đớn nhưng cần thiết.
Bishop nói: "Từ quan điểm cải tổ, ông Vương có uy tín lớn, có thể hành động hiệu quả hơn trong giới cầm quyền. Một số người đang sợ ông ấy".
Các nhà quan sát khác cho rằng những bài báo gợi ý rõ rằng đang có những thay đổi lớn về chủ trương, hoặc chúng được viết nhằm nhắc nhở các quan chức cấp tỉnh rằng sẽ không có một chương trình kích cầu "khủng"mới, tương tự chủ trương kích cầu từng được ban hành khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009.
Chuyên gia thị trường tài chính Fraser Howie thì ví von cuộc đấu đá về chính sách kinh tế không phải một trận quyền Anh với hai võ sĩ mà là một đám cháy rừng dữ dội, nơi cảnh sát và lính chữa cháy dùng các kỹ thuật khác nhau để dập đám cháy của một nền kinh tế đang lao dốc quá nhanh.
Anh Thái
Theo Thanhnien
Báo Trung Quốc phá vỡ 50 năm im lặng về Cách mạng Văn hóa Bài viết trên báo nhà nước Trung Quốc lần đầu tiên nói về sai lầm trong Cách mạng Văn hóa và cảnh báo điều này sẽ không được phép lặp lại. Lực lượng Hồng vệ binh trong Cách mạng Văn hóa Trung Quốc. Ảnh: baidu Tờ Nhân dân Nhật báo (People's Daily) hôm qua khẳng định Trung Quốc phải học hỏi từ những...