Dùng Xuyên tâm liên hỗ trợ điều trị Covid-19
Bộ Y tế quyết định dùng Xuyên tâm liên, một vị thuốc nam, hỗ trợ điều trị bệnh nhân Covid-19 ít triệu chứng.
Dự kiến một triệu viên thuốc này sẽ được chuyển vào TP HCM.
Trong tài liệu về việc tăng cường phòng, chống bệnh dịch bệnh Covid-19 bằng thuốc cổ truyền và sản phẩm từ dược liệu, ngày 24/7, Bộ Y tế đưa bài thuốc Xuyên tâm liên là một trong 12 bài thuốc cổ truyền giúp phòng, hỗ trợ điều trị Covid-19.
Tại hội nghị trực tuyến phòng chống Covid-19 tuần trước, Cục trưởng Khám chữa bệnh Lương Ngọc Khuê cũng cho biết đã giao Cục Y dược cổ truyền kết hợp Cục Khoa học đào tạo làm đề cương thử nghiệm lâm sàng.
“Vừa qua, một số nước đã đưa vào điều trị và cũng thấy hiệu quả nên chúng ta có thể đưa vào điều trị trên những bệnh nhân ít triệu chứng, thể nhẹ kết hợp cùng nâng cao thể trạng, dinh dưỡng”, ông Khuê nói. Ngoài ra, các trường hợp F1 cách ly tại nhà có dấu hiệu mệt mỏi cũng có thể xem xét sử dụng vị thuốc này theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trong đợt dịch tại Bắc Giang vừa qua, Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền đã đưa bài thuốc Ngọc bình phong tán, trong đó có Xuyên tâm liên, điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện dã chiến số 2, cho kết quả tương đối tốt.
Chia sẻ cụ thể về vị thuốc Xuyên tâm liên, bác sĩ Hoàng Văn Lý, Trưởng khoa Y học cổ truyền, Bệnh viện Hữu nghị, cho biết Xuyên tâm liên trong dân gian còn gọi là cây công cộng, hùng bút, nguyên cộng, lam khái liên, cây lá đắng, khô đảm thảo, nhất kiến kỷ, là một loài thảo dược thuộc họ Ô rô.
Xuyên tâm liên thuộc nhóm thuốc thanh nhiệt, giải độc, có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tiêu thũng, chỉ thống, có tác dụng kháng vi sinh vật (vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng), chống viêm, oxy hóa, giảm đau, diệt khuẩn. Tính kháng sinh tự nhiên của Xuyên tâm liên được đánh giá rất cao nhờ nó vừa có tính giảm đau, vừa tăng đề kháng mà không để lại tác dụng phụ như các loại kháng sinh thông thường.
Video đang HOT
Y học cổ truyền dùng Xuyên tâm liên để chữa rất có hiệu quả các bệnh thuộc hệ thống hô hấp như cảm sốt, cúm, ho, viêm họng, sưng amidan, viêm phế quản – phổi. Nhờ đặc tính kháng vi khuẩn, virus phổ rộng, Xuyên tâm liên cũng có hiệu quả tốt trong điều trị nhiều bệnh lý nhiễm trùng ở các cơ quan khác, như viêm đường tiết niệu, viêm âm đạo, khí hư, viêm nhiễm đường ruột. Ngoài ra, vị thuốc này còn được sử dụng trong điều trị các bệnh về gan, sốt, tiêu chảy cấp tính, tăng huyết áp, thủy đậu, bệnh phong, sốt rét, đắp ngoài hoặc làm nước tắm chữa mụn nhọt, ghẻ lở….
Covid-19 là một dạng bệnh đường viêm đường hô hấp do virus gây nên. Việc sử dụng Xuyên tâm liên phối hợp với một số thuốc cũng sẽ có tác dụng nhất định đối với việc hỗ trợ điều trị, cải thiện các triệu chứng đau họng, nhức đầu, ho hay sổ mũi, làm giảm tiết dịch, thông thoáng đường thở, đảm bảo thông khí ở các bệnh nhân bị Covid-19 nhẹ hoặc giai đoạn khởi phát.
Hiện tại các nhà khoa học tại một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan đã có những nghiên cứu cho thấy trong thành phần chiết xuất của cây Xuyên tâm liên có nhiều hoạt chất, chủ yếu là flavonoid và glycoside có tác dụng ức chế men protease của virus corona, làm hạn chếsự phát triển, nhân lên của chúng qua đó làm giảm nhẹ các triệu chứng lâm sàng. Nhiều sản phẩm được bào chế từ Xuyên tâm liên đã được nghiên cứu và áp dụng trên lâm sàng điều trị Covid-19 đem lại hiệu quả rất khả quan.
Ông Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y Dược Cổ truyền, Bộ Y tế, cho biết Xuyên tâm liên trước đây rất phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn chiến tranh được coi như “thần dược” chữa bách bệnh. Tuy nhiên nhiều năm trở lại đây, khi kháng sinh ra đời, vị thuốc này dần bị quên lãng. Tại Việt Nam, không còn vùng nguyên liệu lớn trồng Xuyên tâm liên, hiện chỉ còn trồng nhỏ lẻ, thu hoạch vào tháng 9-10 hàng năm.
Trước đây có vài doanh nghiệp được cấp phép song do nhu cầu ít dần nên đều đã dừng sản xuất. Trong nước, một doanh nghiệp tại Thanh Hóa đang sản xuất Xuyên tâm liên dạng viên nhưng số lượng không nhiều. Nếu có nguyên liệu, doanh nghiệp này có thể sản xuất 800.000 viên/ngày.
“Trước mắt chúng tôi vận động doanh nghiệp này ủng hộ TP HCM 1 triệu viên Xuyên tâm liên và sẽ chuyển hàng vào cuối tháng 7″, ông Thịnh nói.
Bác sĩ Lý lưu ý Xuyên tâm liên là vị thuốc lạnh, sử dụng dài ngày có thể gây buồn nôn, tiêu chảy nên chú ý khi sử dụng cho người tỳ vị hư hàn; không dùng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú; những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng và những người phẫu thuật, chấn thương cũng không nên dùng vì có thể bị chảy máu do Xuyên tâm liên làm chậm quá trình đông máu. Người dân cũng không được tự ý sử dụng Xuyên tâm liên để điều trị, mà phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của thầy thuốc và bác sĩ chuyên ngành.
Bé 15 tuổi suýt chết vì ngộ độc do uống thuốc nam
Bé gái 15 tuổi ở huyện Yên Lập, Phú Thọ được đưa đến TTYT huyện Yên Lập trong tình trạng đau đầu chóng mặt nhiều, mệt mỏi, sốt cao 39,5C, ho khan, đau bụng quanh rốn.
Qua khai thác được biết ở nhà bệnh nhân đã tự ý điều trị bằng thuốc lá cây ngày thứ 10.
Trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh và không có yếu tố dịch tễ về bệnh truyền nhiễm.
Thầy thuốc nhanh chóng tiến hành cho người bệnh thở oxy, thiết lập đường truyền tĩnh mạch và đặt Monitor theo dõi các chỉ số sinh tồn.
Qua thăm khám ban đầu thấy người bệnh tỉnh, tiếp xúc được, vã mồ hôi, da niêm mạc nhợt, mạch nhanh: 125 lần/phút, huyết áp tụt: 80/50 mmHg, nhịp tim nhanh, phổi 2 bên có rale (*Ran).
Chẩn đoán ban đầu theo dõi sốc nhiễm khuẩn/viêm phổi, ngay sau đó bệnh nhi được truyền dịch bù điện giải, dùng thuốc hạ sốt, kháng sinh,... tuy nhiên huyết áp bệnh nhân vẫn không được cải thiện (huyết áp vẫn tụt), bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc vận mạch duy trì bằng bơm tiêm điện.
Bệnh nhi được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm Cận lâm sàng. Kết quả chụp XQ cho thấy phổi có tổn thương nặng. Kết quả xét nghiệm cho thấy công thức máu tế bào hạt giảm 3 dòng, chức năng gan suy giảm, men gan tăng gấp 3 lần bình thường.
Bệnh nhi được chẩn đoán xác định là sốc nhiễm khuẩn đường vào hô hấp/suy gan cấp do ngộ độc thuốc nam, bác sỹ tiến hành đặt catheter tĩnh mạch trung tâm, tiếp tục sử dụng thuốc vận mạch, bù nước điện giải, kháng sinh, corticoid,.. và theo theo dõi sát toàn trạng người bệnh.
Theo các bác sĩ, đây là một trường hợp được tiên lượng rất nặng, có nguy cơ tử vong rất cao.
Bác sỹ tiến hành giải thích tình trạng người bệnh cho gia đình người bệnh cần phải chuyển tuyến trên điều trị.
Do điều kiện gia đình người bệnh khó khăn không có điều kiện chuyển tuyến gia đình xin tiếp tục ở khoa điều trị.
May mắn, nhờ nỗ lực của y bác sĩ TTYT Yên Lập tình trạng bệnh nhân đã được cải thiện, huyết động ổn định, được dừng các thuốc vận mạch. Điều trị tích cực sau 5 ngày, bằng các biện điều trị tích cực, chăm sóc toàn diện, sức khỏe người bệnh ổn định hơn, đã cắt sốt và tự thở.
Sau 12 ngày điều trị toàn trạng bệnh nhân ổn định, ăn ngủ bình thường, kết quả chụp XQ phổi bình thường, xét nghiệm máu bình thường, bệnh nhân được chỉ định ra viện.
Bệnh nhi đã hồi phục sức khoẻ và được cho xuất viện (ảnh BVCC)
BSCKI Đinh Xuân Hạnh Trưởng Khoa CC, HSTC & CĐ cho biết khi không sử dụng đúng cách thuốc nam có thể gây dị ứng hoặc ngộ độc gây suy gan thận cấp ngay từ ngày đầu tiên sử dụng hoặc ngấm dần vào cơ thể, sau 10 - 20 ngày hoặc lâu hơn mới biểu hiện tình trạng ngộ độc.
Do trong thành phần thuốc có thể chứa nhiều chất độc hại dễ tạo phản ứng, ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến các bộ phận trong cơ thể. Ở mức độ nhẹ, thuốc gây các rối loạn đường tiêu hóa như nôn, đau bụng, chán ăn... Nặng hơn nữa, dẫn đến các biểu hiện nhiễm độc như tan máu, suy thận, viêm gan nhiễm độc, hoặc nhiễm độc thần kinh dẫn đến rối loạn ý thức hôn mê hay liệt tứ chi.
Trong khi rất khó để phân tích thành phần dược chất có trong thang thuốc nam để tìm ra đích danh "thủ phạm" gây dị ứng và ngộ độc. Trên thực tế đã có rất nhiều trường hợp bị suy thận nặng tới mức phải chạy thận nhân tạo. Ở trẻ em, ngộ độc thuốc nam gây kém phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi, liệt, co cứng, giảm thị lực,... ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai nghề nghiệp.
Theo khuyến cáo người bệnh không nên chủ quan, tự ý mua hoặc tự lấy thuốc nam hay còn gọi là thuốc đông y để sử dụng.
Cách tốt nhất bệnh nhân nên đến bệnh viện, Trung tâm Y tế, Trạm y tế, cơ sở thuốc gia truyền được cấp phép về hoạt động,.. sử dụng y học dân tộc có uy tín của Nhà nước để khám, chữa bệnh và dùng thuốc theo sự hướng dẫn của thầy thuốc. Đừng bao giờ tin vào các "thần dược" hoặc những thầy lang hành nghề không có giấy phép, kẻo "tiền mất, tật mang", có khi còn mất mạng.
Chữa tiêu chảy bằng thuốc nam, bác sĩ bất lực để gia đình xin con về Bệnh nhi 5 tháng tuổi nhập viện sau 2 ngày sử dụng thuốc nam. Dù đã được điều trị tích cực nhưng do tiên lượng nặng, gia đình đã xin về. Mới đây, các bác sĩ khoa Nhi, bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng đã tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 5 tháng ở huyện Hà Quảng - Cao Bằng đến viện...