Dùng xe Hummer H3 cứu mạng 4 em nhỏ
Một tài xế nhanh trí ở Canada hôm 31/8 vừa qua đã liều mạng lái chiếc Hummer H3 của mình lao đến húc một chiếc “ xe điên” để cứu mạng sống của 4 em nhỏ.
Ông Darrell Krushelnicki, 46 tuổi, ở Taber, Alberta, đã trông thấy một chiếc Pontiac Pursuit màu bạc sắp qua giao lộ mà không có dấu hiệu giảm tốc độ, trong khi đang có 4 em nhỏ từ 3 đến 16 tuổi đi bộ qua đường, nên đã lập tức lái chiếc Hummer H3 to lớn của mình húc vào cạnh mũi “xe điên” trước khi nó đâm vào các em nhỏ.
“Khi đó thực sự chẳng có ai khác. Tôi chỉ làm việc cần phải làm. Đó chỉ là một phản xạ thôi,” ông Krushelnicki nói.
Theo thông tin ban đầu, tài xế xe Pontiac là một thanh niên 23 tuổi mải nói chuyện điện thoại khi đang lái xe ở tốc độ khoảng 80km/h ở khu vực chỉ cho phép các xe chạy tối đa 30 km/h. Nhờ hành động nhanh trí và dũng cảm của tài xế xe Hummer H3, không có ai bị thương.
Chiếc Hummer H3 phiên bản 2003 của ông Darrell Krushelnicki bị hư hỏng nặng sau cú đâm dũng cảm cứu sống 4 em nhỏ
Video đang HOT
“Xe điên” Pontiac Pursuit
4 em nhỏ may mắn
Nhật Minh
Theo CBC News
Tấm lòng nhân ái của người đàn ông tật nguyền
Tuy không lành lặn và cuộc sống của chính gia đình mình còn khó khăn nhưng anh Huỳnh Bửu (SN 1970) vẫn cưu mang hàng chục mảnh đời nghèo khổ và bất hạnh...
Kể về cuộc đời mình, anh Bửu cho biết, cái ăn vốn đã không đủ, cuộc sống gia đình càng trở nên quá khó khăn khi bố mẹ sinh được tất cả 12 anh chị em. Vì thế, dù mới học lớp 7 nhưng Huỳnh Bửu đã canh cánh trong mình những nỗi lo về miếng cơm, manh áo và cuộc sống.
Anh Huỳnh Bửu
Giành lấy sự sống
Lớn lên ở một vùng quê của tỉnh Phú Yên, nơi tàng trữ vũ khí của khu quân sự Mỹ. Cách đây 28 năm, vào một ngày định mệnh, khi cậu bé Huỳnh Bửu đang tiến hành phá lựu đạn để lấy ve chai kiếm tiền phụ giúp gia đình thì một tiếng nổ đã vang lên như sét đánh. Tai nạn đã cướp đi vĩnh viễn bàn tay trái của anh. Bàn tay phải chỉ còn lại hai ngón. Tai nạn ấy cũng đã khiến anh mất đi 20 cm ruột và đứt luôn cả đường tiểu. Hàng trăm mảnh đạn vỡ vụn lẫn đâu đó trên cơ thể cứ hành hạ anh mỗi khi trái gió trở trời. "Không ai có thể ngờ rằng tôi có thể sống đến bây giờ sau tai nạn kinh hoàng ấy. Ranh giới giữa sự sống và cái chết của tôi lúc đó thực sự chỉ còn trong gang tấc", anh Bửu cho biết.
Thế nhưng, dù đã đứng bên kia vực thẳm của cái chết nhưng lòng ham sống, niềm tin vào cuộc sống và sự động viên của gia đình đã giúp anh Bửu không ngừng chiến đấu với những tử thần. Anh nghĩ: "Cuộc sống dù khó khăn, bế tắc nhưng mình không thể cứ suy nghĩ mãi về những điều tiêu cực nhất. Không còn cách nào khác là mình phải tự cứu lấy mình...".
Sau tại nạn, cuộc sống của gia đình lại càng khó khăn, anh Bửu đã quyết định cùng với người vợ của mình vào Sài Gòn lập nghiệp. "Cuộc sống kiếm ăn từng bữa nơi phố thị vốn đã rất khó với những người lành lặn thì liệu sẽ như thế nào với một người khuyết tật, một thằng nhà quê khù khờ như tôi", anh Bửu chia sẻ.
Vì khuyết tật nên anh đã chọn nghề bán vé số để mưu sinh. Nếm trải biết bao sóng gió của cuộc sống lang thang trên đường phố, anh càng thấm thía và thấu hiểu được nỗi đau, khổ cực của những mảnh đời bất hạnh. Điều đó khiến anh luôn trăn trở để tìm cách giúp đỡ những mảnh đời cùng cảnh ngộ.
Hiệp sĩ của những người nghèo
Suốt 15 năm qua, anh Bửu đã thu nhận gần 20 hoàn cảnh khó khăn, lang thang. Đa phần họ đều là những người bị tật nguyền, người đồng hương có hoàn cảnh khổ sở, thậm chí có người bị tâm thần cũng được anh cưu mang, giúp đỡ. Anh đã dùng số vốn ít ỏi của mình đến đại lý vé số lấy vé rồi chia lại cho mọi người bán lấy lời.
Mỗi ngày, anh thường thức dậy rất sớm để lấy vé số cho đại gia đình đi bán. Số tiền lãi kiếm được họ được giữ lại tất cả và chỉ phải đưa lại số tiền vốn để anh tiếp tục đi lấy vé số vào ngày hôm sau. Cứ thế, anh đã đỡ đầu cho biết bao hoàn cảnh éo le...
Theo lời kể của anh Bửu, suốt ngày đi bán vé số, tối về họ cùng nhau quây quần trong ngôi nhà chỉ khoảng chục mét vuông mà anh thuê để mọi người cùng ở. Mỗi lần có ai bị bệnh tật mà thiếu tiền thì anh đều tận tình giúp đỡ bằng cách cho họ vay tiền chữa trị mà không hề lấy lãi. Anh tâm sự: "Mình không giàu có gì, cũng là một người tàn tật nên mình hiểu người tàn tật hơn ai hết".
Cũng đã gần 20 năm giúp đỡ người nghèo, anh Bửu chỉ buồn một lần duy nhất đó là chuyện một người bị khiếm thị, mượn tiền của anh để xây lại căn phòng cho người vợ mới sinh có chỗ ra vào. Sau đó nghèo quá không có tiền trả đã trốn về quê. Anh Bửu có liên lạc lại để người đó tiếp tục vào Sài Gòn lập nghiệp, nhưng họ vẫn kiên quyết không vào. Đó là lần duy nhất anh thấy lòng tốt của mình bất lực trước hoàn cảnh. Đó cũng là nỗi trăn trở của anh trước những mảnh đời cơ nhỡ...
Theo NDT
Giành mạng sống cho bệnh nhân ung thư bằng một mảnh da Hơn 3 năm nay, ông Nguyễn Thanh Bình (Hải Phòng) bị loét da ở cổ, lộ cả động mạch cảnh, tưởng sẽ chết. Nhờ phương pháp mổ vi phẫu ở Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác (Hà Đông, Hà Nội), ông đã được cứu sống. "Tôi đi bộ đội bị ảnh hưởng chất độc màu da cam. Năm 2004, tôi phải điều...