Dùng Windows 7, nên làm gì khi Microsoft dừng hỗ trợ?
Các chuyên gia an ninh mạng kêu gọi những người dùng Windows 7 nâng cấp hệ điều hành sau khi Microsoft quyết định không tiếp tục hỗ trợ phần mềm điều hành đã cũ này.
Microsoft đã ngừng hỗ trợ hệ điều hành Windows 7 bắt đầu từ 14/1. Tập đoàn công nghệ nổi tiếng của Mỹ đi đến quyết định này nhằm tập trung phát triển những công nghệ và hệ điều hành tân tiến hơn.
Theo đó, những người đang dùng Windows 7 sẽ không còn nhận được các bản cập nhật bảo mật và bản vá lỗi quan trọng giúp giữ an toàn cho máy tính của họ.
Windows 7 vẫn tồn tại nhưng không còn được Microsoft hỗ trợ.
Việc dừng cập nhật và hỗ trợ hệ điều hành Windows 7 là một nước đi có tính toán của Microsoft. Họ quyết định sẽ kết thúc trò chơi mèo vờn chuột với các tin tặc đã luôn tìm cách khai thác lỗi phần mềm trong hệ điều hành Windows 7. Nếu những hackers tiếp tục tìm thấy các lỗ hổng trong Windows 7, Microsoft sẽ không bỏ công sức sửa chữa chúng nữa.
Thay vào đó, Microsoft sẽ chú tâm và tập trung nhiều hơn vào các tính năng cũng như bảo mật của những hệ điều hành mới như Windows 10.
Quyết định ngưng hỗ trợ Windows 7 này của Microsoft có thể khiến khá nhiều người dùng trung thành với hệ điều hành này hoang mang và lạc lối. Theo trang web thống kê StatCorer, ước tính có khoảng 1/4 người dùng Windows vẫn đang sử dụng Windows 7.
Video đang HOT
Tuy vậy, nhiều chuyên gia an ninh mạng cũng như chính đại diện của Microsoft khuyên rằng người dùng Windows 7 cần chuyển sang một hệ điều hành mới được hỗ trợ càng sớm càng tốt.
Tiếp tục sử dụng một hệ điều hành không được hỗ trợ như Windows 7 có thể gây hại cho người dùng.
“Nếu không tiếp tục cập nhật phần mềm và bảo mật, các máy dùng hệ điều hành Windows 7 nhiều khả năng sẽ bị nhiễm virus và phần mềm độc hại”, Microsoft viết trên trang web của mình. Bên cạnh đó, sử dụng hệ điều hành không được hỗ trợ cũng tạo điều kiện cho các tin tặc xâm nhập, vô hiệu hóa máy tính hoặc đánh cắp thông tin, dữ liệu cá nhân bằng phần mềm độc hại.
Để phòng tránh những trường hợp thiếu an toàn này, cách tối ưu nhất cho người dùng phải là chuyển sang dùng một hệ điều hành mới và thích nghi với chúng. Microsoft đang kêu gọi các khách hàng từ bỏ Windows 7 và lựa chọn Windows 10 có giá 156 USD (khoảng 3.6 triệu đồng) làm hệ điều hành chính.
“Hướng tốt nhất để bạn sử dụng máy tính một cách an toàn là trên hệ điều hành Windows 10. Và lý tưởng nhất là cài đặt và trải nghiệm Windows 10 trên một chiếc máy tính mới.” Microsoft chia sẻ.
Người dùng được khuyên nên đổi máy tính cùng với sử dụng hệ điều hành Windows 10 mới.
Để chạy được Windows 10, máy tính phải có bộ xử lý 1GHz, dung lượng ổ cứng 16 GB và bộ nhớ RAM 1GB. Người dùng vẫn có thể cài đặt Windows 10 trên máy cũ nhưng Microsoft cảnh báo rằng hệ điều hành có khả năng không hoạt động trơn tru nếu làm vậy.
Bên cạnh người dùng cá nhân, các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng lớn từ quyết định ngưng hỗ trợ Windows 7 của Microsoft. Một số công ty phụ thuộc rất nhiều vào các ứng dụng chỉ hoạt động với hệ điều hành Windows 7.
Nhưng khác với người dùng thông thường, các doanh nghiệp có thể trả tiền cho Microsoft nếu họ muốn tiếp tục nhận các bản cập nhật cho Windows 7 Professional hoặc Windows 7 Enterprise.
Bản vá bảo mật mở rộng của Windows 7 vẫn sẽ được mở bán đến năm 2023 dành cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Chi phí dao động 25-200 USD mỗi thiết bị và gia tăng mỗi năm.
Theo Zing
Chính phủ Úc chi hàng triệu USD chỉ để... tiếp tục sử dụng Windows 7 an toàn
Có vẻ như nước Úc vẫn rất trung thành với hệ điều hành có tuổi đời trên 10 năm này.
Theo Softpedia, chính phủ Úc sẽ chi trả gần 9 triệu USD để mua bản cập nhật mở rộng cho Windows 7 không lâu sau khi hệ điều hành này kết thúc hỗ trợ từ hôm 14/1 vừa qua.
Cụ thể, Bộ quốc phòng và Cục thuế Úc sẽ chi lần lượt khoảng 6 triệu USD và 979 ngàn USD để tiếp tục duy trì các bản cập nhật trên máy tính chạy Windows 7 ít nhất đến tháng 1/2021. Trước đó vào tháng 12/2019, Cục thuế Úc cũng đã trả khoảng 1,5 triệu USD để mua bản cập nhật mở rộng cho Windows Server 2008, phiên bản Windows cũng đã hết hạn vào hôm 14/1 vừa qua.
Hai tổ chức trên đặt mục tiêu sẽ sớm chuyển sang Windows 10 trong vài tháng tới, mặc dù hiện tại họ chưa có kế hoạch gia hạn thêm thỏa thuận với Microsoft.
Nói cách khác, nếu các tổ chức chính phủ Úc chưa có kế hoạch chuyển sang Windows 10 ngay trong tháng 1/2020, họ sẽ tiếp tục gia hạn thỏa thuận với Microsoft trong năm sau.
Giá cho các bản cập nhật bảo mật Windows đã tăng gấp đôi mỗi năm sau khi Windows XP dừng hỗ trợ. Vì vậy việc duy trì cập nhật bảo mật cho các thiết bị chạy Windows cũ sẽ ngày càng đắt đỏ hơn.
Trong năm 2019 vừa qua, Bộ quốc phòng Úc đã hoàn thành việc chuyển 100 ngàn máy tính của cơ quan này từ Windows XP sang Windows 10. Tuy rằng đây là một động thái có phần chậm trễ vì Windows XP đã bị khai tử vào tháng 4/2014 nhưng muộn còn hơn không.
Theo dữ liệu của chuyên trang NetMarketShare tính tới tháng 12/2019, Windows 7 hiện chiếm 32,74% thị phần trong hệ điều hành trên desktop chỉ xếp sau Windows 10 với 47,6%. Điều này tương đương cứ 10 máy tính thì có tới 3 máy đang chạy Windows 7. Tuy nhiên nhiều khả năng thị phần của Windows 7 sẽ còn giảm tiếp trong vài tháng tới khi thị phần Windows 10 dự kiến sẽ tăng mạnh.
Mặc dù vậy giống như Windows XP, chắc chắn sẽ vẫn còn một lượng đáng kể người dùng trung thành với Windows 7 bất chấp cảnh báo rủi ro bảo mật từ Microsoft.
Theo VN Review
Thời vàng son của Windows 7: Thế giới sẽ còn nhớ hệ điều hành 11 năm tuổi của Microsoft rất nhiều! H ơ n một thập niên trôi qua kể từ khi chính thức trình làng, Windows 7 đã chính thức bị Microsoft ngừng hỗ trợ vào ngày 14/1/2020 vừa qua. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi điểm lại những nguyên nhân chính khiến Windows 7 được yêu thích đến vậy, và tại sao đây vẫn sẽ là hệ điều hành được...